Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những bệnh nền khiến trẻ em dễ trở nặng khi mắc COVID-19

GiadinhNet - Ngoài đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính hay ung thư, béo phì, thừa cân... (như người lớn) trẻ em khi mắc một số bệnh này có thể trở nặng nếu nhiễm COVID-19.


Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khẳng định trẻ em vẫn có thể mắc và lây bệnh COVID-19 cho người khác. Bên cạnh đó, theo TS Rochelle Walensky, Giám đốc CDC Mỹ, dù trẻ em có nguy cơ tử vong do COVID-19 thấp hơn nhiều so với người lớn, thì COVID-19 vẫn là căn bệnh gây tử vong cho trẻ em cao hơn các bệnh truyền nhiễm khác, như bệnh bại liệt, sởi, bạch hầu, những căn bệnh mà trẻ vốn đã được được tiêm vaccine từ bé. Thông tấn xã Việt Nam hôm 16/10 phát đi thông tin này. 

Một báo cáo của Bộ Y tế đầu tháng 10 nêu rõ, trong các ca COVID-19 ghi nhận được ở nước ta, tỷ lệ mắc của nhóm tuổi từ 0-18 là khoảng 16%, tỷ lệ tử vong trong nhóm tuổi này (trong tổng số ca tử vong) là hơn 0,3%. 

TS.BS Phan Hữu Phúc, Khoa Điều trị tích cực nội khoa – Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, tuy hầu hết trẻ em nhiễm COVID-19 chỉ ở thể nhẹ, một số trẻ vẫn có thể bị diễn biến nặng, đặc biệt với những trẻ có các bệnh nền hoặc trẻ nhỏ, do sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch ở trẻ cũng chưa phát triển đầy đủ.

Những bệnh nền khiến trẻ em dễ trở nặng khi mắc COVID-19 - Ảnh 1.

Tiêm vaccine là biện pháp quan trọng để kiểm soát đại dịch COVID-19.

Trong Quyết định hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà Bộ Y tế ban hành hồi tháng 8/2021, có 19 bệnh nền có nguy cơ làm gia tăng mức độ nặng khi mắc COVID-19. 

Ngoài đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính hay ung thư, bệnh mãn tính, béo phì, thừa cân... (như người lớn) trẻ em khi mắc các bệnh: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh hoặc mắc phải, cũng có thể tăng nặng nếu bị COVID-19.   

PGS.TS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc thuộc Bệnh viện Nhi Đồng 1, nơi từng điều trị thành công cho nhiều trẻ béo phì mắc COVID-19, cho hay theo thống kê trẻ em mắc COVID-19 hầu hết là không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, có thể theo dõi và điều trị tại nhà. Chỉ có khoảng dưới 2% có triệu chứng nặng và thường là ở trẻ có bệnh lý nền nặng hoặc trẻ dư cân, béo phì. Đặc biệt trẻ dư cân, béo phì khi mắc COVID-19 thường dễ diễn tiến nặng với suy hô hấp và tổn thương các cơ quan.

Cũng theo PGS Quang, các nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy dư cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của bệnh COVID-19 nặng. Nó tăng nguy cơ nhập viện, suy hô hấp nặng, thở máy và tử vong. Nguyên nhân có thể do tăng phản ứng đáp ứng viêm, phản ứng tăng đông quá mức ở bệnh nhân dư cân béo phì đối với SARS-CoV-2 và tình trạng béo phì cũng gây hạn chế chức năng hô hấp làm trẻ dễ suy hô hấp hơn. 

CDC Hoa Kỳ, WHO khuyến cáo gì về tiêm vaccine cho trẻ?

Hiện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa cấp phép cho bất kỳ vaccine COVID-19 nào để tiêm cho người dưới 18 tuổi. Nhóm Chuyên gia cố vấn chiến lược về tiêm chủng (SAGE) của WHO đã xác nhận vaccine của Pfizer phù hợp để sử dụng cho những người từ 12 tuổi trở lên. Trẻ em từ 12-15 tuổi có nguy cơ cao có thể tiêm vaccine này cùng với các nhóm ưu tiên khác.

Các thử nghiệm vaccine cho trẻ em đang được tiến hành và WHO sẽ cập nhật khuyến nghị của mình khi có bằng chứng hoặc tình hình dịch tễ cho thấy có sự thay đổi trong chính sách.

CDC Hoa Kỳ khuyến cáo tiêm vaccine cho nhóm từ 12 tuổi trở lên để giúp trẻ giảm nguy cơ mắc COVD-19, ngăn ngừa bệnh lây lan, không trở nặng.

Thực tế tại nhiều nước đã chứng minh việc tiêm phòng cho trẻ em có tác dụng giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh và ngăn các biến thể phát triển. 

Kết quả nghiên cứu với 2.200 trẻ em Mỹ ở nhóm tuổi 12-15, trong đó một nửa được tiêm vaccine của Pfizer, cho thấy không có ai trong nhóm này mắc COVID-19 sau khi tiêm; trong khi có 16 trẻ em trong nhóm không tiêm vaccine ghi nhận mắc bệnh sau đó. Kết quả thử nghiệm vaccine của Moderna ở 3.732 trẻ em nhóm tuổi này cũng cho thấy khả năng đáp ứng miễn dịch ở trẻ từ 12-17 là tương tự như khi tiêm ở người trưởng thành. 

Đưa trẻ đi tiêm chủng các loại vaccine khác để tăng cường hệ miễn dịch

Chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo: Các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc trẻ tại nhà, tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho trẻ như: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý để tăng cường sức đề kháng; Tuân thủ 5K, hạn chế tiếp xúc.

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, nhà cửa thông thoáng, lau chùi thường xuyên các vật dụng trong nhà và đồ chơi của trẻ, vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên.

Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế, tiêm vaccine là biện pháp quan trọng để kiểm soát đại dịch. Ngoài vaccine COVID-19 sẽ được tiêm khi có quyết định cụ thể của Bộ Y tế (về thời gian tiêm, loại vaccine sẽ tiêm), các chuyên gia khuyến cáo cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine khác theo đúng lịch để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Về việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi tại kỳ họp thứ ba, HĐND TPHCM khóa X vào sáng 19/10, khẳng định lãnh đạo TP thống nhất thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế nhưng giữ nguyên "nguyên tắc tự nguyện", tôn trọng quyết định của phụ huynh. Thành phố sẽ tập trung tiêm vaccine cho các cháu có nguy cơ như béo phì, bệnh nền để giảm rủi ro khi mở cửa trường học.

Con sắp đi tiêm vaccine COVID-19, cha mẹ có cần cho uống lá tía tô dự phòng sốt?Con sắp đi tiêm vaccine COVID-19, cha mẹ có cần cho uống lá tía tô dự phòng sốt?

GiadinhNet - Sắp tới tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ dưới 18 tuổi, nhiều phụ huynh băn khoăn trước khi tiêm có nên cho trẻ uống lá tía tô để giảm sốt hay tác dụng phụ của tiêm vaccine.


Hoà An
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 5 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 tuần trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Top