Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những bà mẹ "hổ dữ" ở Ấn Độ

Thứ ba, 07:28 15/05/2012 | Bốn phương

GiadinhNet - Trong bối cảnh hàng triệu người Ấn Độ di cư từ các ngôi làng ra thành phố, nhiều bậc phụ huynh đã ngày càng xem sự thành công trong học tập của con em mình là một mục tiêu to lớn cần phải đạt được.

Cơn sốt học tập để đổi đời

Mặc dù mẫu phụ huynh đặt áp lực lớn và kỳ vọng nhiều vào con, được coi là hổ mẹ (tiger mom) vốn xuất hiện nhiều hơn ở Trung Quốc, nhưng hiện tượng này đang tăng dần lên tại Ấn Độ. Thực tế, hình ảnh ông bố, bà mẹ gây áp lực học tập với con đã xuất hiện nhiều dần trên các chương trình truyền hình, show truyền hình thực tế, sách và tạp chí ở một xã hội, nơi người ta sẵn sàng làm mọi thứ cho tương lai của con cái, dù ngay cả khi đứa trẻ chưa chào đời. "Tìm kiếm người hiến tinh trùng ở Chennai" - một đoạn quảng cáo đăng gần đây viết - "Yêu cầu duy nhất là người hiến tinh trùng phải tốt nghiệp một trường kỹ thuật hàng đầu".

Khi hàng triệu người Ấn Độ di cư từ các ngôi làng ra thành phố, người ta cũng dần coi giáo dục như chiếc chìa khóa tốt nhất để mở cánh cửa đi vào đẳng cấp xã hội cao hơn, phương tiện để làm giàu tốt hơn. Trong một cuộc khảo sát gần đây do báo giới Ấn Độ tiến hành, các bậc phụ huynh nói rằng họ sẵn sàng chi tới nửa thu nhập hàng tháng để con cái được học hành tử tế. Phụ huynh cũng sẵn sàng hy sinh, tập trung tiền bạc để con họ không phải làm việc ngoài đồng, mà chỉ tập trung học những thứ như tiếng Anh.

Tuy nhiên việc này đã dẫn tới một vấn đề khác: Đó là phụ huynh sẽ đòi hỏi con cái họ phải tiến bộ nhanh, tương xứng với công sức họ bỏ ra. Họ quan niệm đơn giản: Ta đã làm hết sức để con được học hành, sao con không thể ghi điểm cao?.
 
Chị Swati Rastogi và cô con gái Krisha.

Khát vọng của hổ mẹ

Rastogi là một ví dụ điển hình về mẫu "hổ mẹ". Người phụ nữ tự nhận mình chỉ là một bà mẹ bình thường như nhiều người khác ở Ấn Độ, đã bỏ việc tại một công ty phần mềm để tiện nuôi dạy con cái. Chị cho cả 2 đứa con theo học các trường tiền mẫu giáo từ năm 2 tuổi, bên cạnh việc thuê gia sư tới dạy tại nhà. Khi con gái đầu Dhruva lên 3 tuổi, Rastogi và chồng mình Aakash, đã nộp đơn vào 15 trường mẫu giáo khác nhau, trong đó có một ngôi trường mà chị rất mong con được vào học.

Họ còn nhờ bạn bè, người thân có quan hệ tìm cách tiếp cận với một người là thành viên ban lãnh đạo Trường công Delhi và thuyết phục ông viết cho lá thư tay giới thiệu. Để chắc ăn, họ còn cầu nguyện linh hồn đạo sư Sai Baba nổi tiếng ở Ấn Độ phù hộ cho đứa trẻ...

Xong đứa đầu, chị lại quay sang đứa con thứ 2, bé Krisha. Mỗi ngày, chị đều xuất hiện tại trường của Krisha để các thầy cô và ban quản trị trường không quên mặt. Chị còn giúp làm các công việc vặt như làm cây mô hình diễn kịch ở trường và nhờ thế, bé Krisha cũng được nhận vào.

Tuy nhiên, học trường điểm chưa chắc đã đảm bảo đứa trẻ sẽ trở thành học sinh giỏi. Bất chấp việc được học trước chương trình giáo dục lớp 1, Krisha hiện vẫn đánh vật với tiếng Hindi và tiếng Anh. Vì thế cô bé và mẹ vẫn phải học thêm ở nhà.

Gần đây, Rastogi đã phải từ bỏ việc tự dạy Krisha và phải gửi bé đi học thêm 3 lần mỗi tuần. Chị làm việc này sau khi nhận ra mình quá nóng giận, thường xuyên tát con. Một nghiên cứu của chính phủ Ấn Độ công bố hồi đầu tháng 3 cho thấy 99% trẻ em nước này từng bị tát vào mặt, hoặc bị đánh bằng gậy ở trường, 81% cũng bị mắng nhiếc rằng chúng không có khả năng học tập.

Liệu có hiệu quả?

Trong nỗ lực tìm kiếm thế hệ hậu duệ hoàn hảo, một số bậc phụ huynh đã thi hành các chính sách giáo dục hà khắc, bó chặt theo các khung thời gian. Một số đứa trẻ ở Ấn Độ có lúc đã phải học thêm tới 10 giờ mỗi ngày bên ngoài lớp học chính. Các em cũng bị hủy bỏ mọi hoạt động giải trí như xem phim, tụ tập bạn bè.

"Mẹ tôi gần như phát điên. Bà thường nhốt tôi trong phòng, mang cơm tới tận phòng, để tôi không thể trốn đi chơi" - Kavita Mukherji, một sinh viên mới tốt nghiệp và giờ đang làm trong ngành báo chí kể lại. Cô kể có lần mẹ đưa mình tới một ngôi đền và bắt đi cả trăm vòng quanh một biểu tượng thiêng để lấy may.

Sức ép đã mang tới những hậu quả tiêu cực. Hồi năm 2010, thống kê cho thấy có 2.479 vụ tự tử ở Ấn Độ do học sinh thực hiện, khi các em thi trượt ở trường. Con số này hồi năm 2001 chỉ là 1.571 trường hợp. Đường dây nóng Sneha tại Chennai, một trong những chương trình tư vấn đầu tiên được lập ra ở Ấn Độ để ngăn chặn tình trạng học sinh tự sát, thường nhận được tới 450 cuộc gọi mỗi ngày từ các học sinh quá căng thẳng.

Nhưng điều đáng nói là phần lớn các bà mẹ Ấn Độ vẫn tin mình còn dễ dãi hơn nhiều các "hổ mẹ" Trung Quốc, bởi họ lớn lên trong một nền văn hóa vị tha hơn. "Tôi không phải là hổ mẹ. Tôi chỉ làm tròn bổn phận của mình" - Rastogi giải thích - "Sẽ là ích kỷ nếu tôi cứ việc đi làm và đẩy hết gánh nặng nuôi dạy con cho cha mẹ mình".

Hương Giang (Tổng hợp)

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ ảnh Phương Tây và Phương Đông cực kỳ thú vị: Sự khác biệt văn hóa thể hiện trong từng chi tiết nhỏ nhất

Bộ ảnh Phương Tây và Phương Đông cực kỳ thú vị: Sự khác biệt văn hóa thể hiện trong từng chi tiết nhỏ nhất

Chuyện đó đây - 1 giờ trước

Người phương Đông và phương Tây có lối sống khác biệt đến thế nào? Bộ ảnh minh họa này có thể cho chúng ta một góc nhìn thú vị.

Bán hàng trực tuyến một năm, 'tiên nữ' livestream Trung Quốc gây sốc khi đóng thuế gần 320 tỷ

Bán hàng trực tuyến một năm, 'tiên nữ' livestream Trung Quốc gây sốc khi đóng thuế gần 320 tỷ

Chuyện đó đây - 12 giờ trước

Sở hữu 7.7 triệu người theo dõi, người được biết đến với nghệ danh "tiểu tiên nữ" thu về số tiền khủng từ những phiên livestream bán hàng.

Đàn ông ở 'Làng độc thân' nổi tiếng Trung Quốc 56 tuổi chưa một lần nắm tay

Đàn ông ở 'Làng độc thân' nổi tiếng Trung Quốc 56 tuổi chưa một lần nắm tay

Tiêu điểm - 20 giờ trước

Đàn ông trong "Làng độc thân" nổi tiếng ở Trung Quốc sống hơn nửa đời người chưa thể cưới vợ vì hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống trong làng và nhiều lý do khác.

Người phụ nữ mang thai không đi làm vẫn có 1,3 tỷ tiêu xài, cảnh sát ập đến nhà thì chứng kiến hiện trường gây sốc: Đường dây tội phạm hơn 52 nghìn tỷ bị triệt phá

Người phụ nữ mang thai không đi làm vẫn có 1,3 tỷ tiêu xài, cảnh sát ập đến nhà thì chứng kiến hiện trường gây sốc: Đường dây tội phạm hơn 52 nghìn tỷ bị triệt phá

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Tại nhà riêng của người phụ nữ mang thai, cảnh sát phát hiện số lượng tiền mặt khổng lồ và nhiều thẻ ngân hàng khác.

Số thương vong ở lễ hội té nước tăng: 243 người chết, 85% vì tai nạn xe máy

Số thương vong ở lễ hội té nước tăng: 243 người chết, 85% vì tai nạn xe máy

Bốn phương - 1 ngày trước

Theo con số thống kê mới nhất, 243 người thiệt mạng tại lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan. Nguyên nhân chính gây ra thương vong do va chạm giao thông.

Người đàn ông đứng chặn giữa đường ray để ngăn tàu chở dầu đi qua, tưởng bị phạt nào ngờ còn được trọng thưởng hơn 1 tỷ đồng

Người đàn ông đứng chặn giữa đường ray để ngăn tàu chở dầu đi qua, tưởng bị phạt nào ngờ còn được trọng thưởng hơn 1 tỷ đồng

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Sự việc này dù đã xảy ra khá lâu nhưng nhiều năm gần đây được chia sẻ lại, thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc.

Sếp cho nhân viên nghỉ phép nếu đi làm cảm thấy không vui

Sếp cho nhân viên nghỉ phép nếu đi làm cảm thấy không vui

Bốn phương - 1 ngày trước

Để đạt được sự cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống, người sếp ở Trung Quốc cho phép nhân viên nghỉ nếu có tâm trạng không tốt.

Đôi vợ chồng trúng số 31 tỷ đồng: Sống giản dị, mang tiền đi từ thiện

Đôi vợ chồng trúng số 31 tỷ đồng: Sống giản dị, mang tiền đi từ thiện

Bốn phương - 1 ngày trước

Tại Anh, câu chuyện vợ chồng trúng giải xổ số trị giá 1 triệu bảng Anh đã khiến nhiều người nể phục vì lối sống giản dị.

Một phụ nữ suýt mất mạng vì 20 cục máu đông ở chân sau khi sinh

Một phụ nữ suýt mất mạng vì 20 cục máu đông ở chân sau khi sinh

Bốn phương - 1 ngày trước

Một bà mẹ đã chia sẻ hình ảnh đáng sợ về 20 cục máu đông chết người được tìm thấy ở chân cô sau khi sinh con.

Top