Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những “áp lực không tên” khi sinh con gái

Chủ nhật, 08:30 13/09/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Tâm lý ưa thích, khát khao con trai, những “áp lực không tên” khi sinh con gái, “bắt nhịp” cùng điều kiện công nghệ kỹ thuật (siêu âm, phá thai lựa chọn giới tính...) đã khiến “cơn sốt” mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh tại Việt Nam chưa có dấu hiệu ngừng lại”, TS Đặng Hoàng Giang - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng đã từng chia sẻ như vậy dưới góc độ một nhà nghiên cứu kinh tế - xã hội.

 

Cán bộ dân số cơ sở huyện Bình Đại, Bến Tre truyền thông các biện pháp tránh thai an toàn cho người dân.	 
Ảnh: Dương Ngọc
Cán bộ dân số cơ sở huyện Bình Đại, Bến Tre truyền thông các biện pháp tránh thai an toàn cho người dân. Ảnh: Dương Ngọc

 

“Cái lý” ngàn đời chưa dễ xóa bỏ

Bảy năm sau khi lấy chồng, chị Hoàng Thị Q (ở Thanh Hà, Hải Dương) đã “kịp” sinh 4 cô con gái. Tính ra, trung bình 3 năm chị sinh 2 cháu. Tuy nhiên, vợ chồng chị chưa có “dấu hiệu” ngừng ý định sinh thêm con, chỉ để tìm kiếm một cậu con trai. Chồng chị - anh Trần Tiến T – có “cái lý” của anh, rằng anh là con trai duy nhất của cả dòng họ, bằng cách này hay cách khác, miễn là dòng máu của anh, phải kiếm bằng được một “thằng đít nhôm”, sau này còn lo hương hỏa cho tổ tiên, vợ chồng anh. Còn chị, từ ngày sinh cô con gái thứ 2, chị đã sống trong nỗi chì chiết, đay nghiến của cả họ nhà chồng rằng “không biết đẻ”. Nên dù đã quá mệt mỏi với việc sinh đẻ, chị vẫn phải cố “hoàn thành nghĩa vụ với nhà chồng”, sinh cố thêm lần thứ 5, còn hơn để chồng chị “ra ngoài”. Lần này, khi sinh được cậu con trai gần 3kg, chị được hưởng “chế độ” chăm sóc đặc biệt của nhà chồng, khác hẳn với 4 cô con gái trước.

Khỏi phải nói, cả họ mạc, làng tổng nhà chồng chị vui như hội. Vui đến mức, bố chồng chị, dù rất nghèo, còn bán hết của nả trong nhà, gom được 10 triệu đồng tất tả lên mừng đứa cháu đích tôn. Tất nhiên, chị Q từ nay thoát khỏi cái gông chì chiết “không biết đẻ”.

Đằng sau niềm vui đón bé trai đích tôn của dòng họ nhà anh T đó, phải chăng là niềm khát khao, ưa thích con trai, coi nhẹ giá trị nữ giới của bao nhiêu thế hệ người Việt. Vậy tại sao áp lực phải sinh bằng được con trai đó lại ghê gớm đến vậy?

Còn nhớ, cách đây không lâu, tại Chương trình “Người đương thời” (kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam), một cuộc phỏng vấn nhanh giành cho khán giả được tiến hành. Họ là những người dân, bao gồm cả những người sinh con một bề là gái và những gia đình có ít nhất một người con trai. Câu hỏi được đặt ra là họ sợ điều gì khi phải đối mặt với việc nếu không sinh được con trai? Kết quả cho thấy, 30% số người cho rằng họ sợ gia đình tan vỡ, 30% sợ dòng họ sẽ tuyệt tự, tỷ lệ người sợ không có người thờ cúng sau này cũng chiếm tỷ lệ cao...

Đây là những con số đáng lo ngại: Đến giữa năm 2015, tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam là 112,6 bé trai/100 bé gái, trong khi năm 2014 là 112,2 bé trai/100 bé gái. Con số này đã giảm so với năm 2013 (113,8/100), nhưng đang “neo” ở mức rất cao so với mức “an toàn” 104 -106/100.

Nỗ lực truyền thông thay đổi nhận thức cho người dân

Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ, ông Nguyễn Văn Tân từng chia sẻ: “Nếu chúng ta không khắc phục được tình trạng này, đến khoảng năm 2050, sẽ có khoảng 2,3 - 4,3 triệu nam giới Việt Nam không lấy được vợ. Điều đó cũng có nghĩa là có chừng đó phụ nữ ở tuổi đó (là những bé gái hiện nay) không được sinh ra. Trong khi, việc nối tiếp các thế hệ, thông qua việc sinh sản thì phải có nam, có nữ”. Như vậy, nếu chúng ta chỉ lo việc trước mắt là thờ cúng, hương hỏa tổ tiên ông bà, mà không nghĩ đến việc nếu không có phụ nữ thì việc sinh con đẻ cái để nối tiếp thế hệ cũng khó… thực hiện.

Giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng này, theo quan điểm của GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế là phải tác động làm thay đổi được tư tưởng muốn có con trai của bộ phận xã hội, chứ không chỉ là việc lựa chọn giới tính thai nhi.

Về vấn đề này, dưới góc độ một chuyên gia về giới, BS Phan Thu Hiền, cán bộ Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) nhấn mạnh: Đó không còn là vấn đề tâm lý xã hội, mà là bất bình đẳng giới, là hạ thấp vị thế của người phụ nữ. “Tình trạng trọng nam khinh nữ cũng bắt nguồn từ những kỳ vọng, những sự “trao quyền” gần như là “mặc định” đối với nam giới. Khi một bé trai được sinh ra, đã được nuôi dạy và kỳ vọng sẽ trở thành trụ cột gia đình, chịu trách nhiệm hương hỏa dòng họ, tổ tiên... Các em được cho ăn học, tạo điều kiện, môi trường để thỏa lòng kỳ vọng đó. Chính nó vô tình đã mặc định vai trò của người phụ nữ, bé gái trong gia đình là thứ yếu”, BS Phan Thu Hiền nói.

Ở một góc độ khác, TS Đặng Hoàng Giang lại cho rằng, khát khao, mong muốn có con trai là điều dễ hiểu. Điều đáng nói là chúng ta làm gì với khát khao đó, không để nó chuyển nó thành hành động cản trở bước tiến của cộng đồng, xã hội và làm hại chính tương lai con em chúng ta. “Tôi tin khi xã hội nhìn thấy hệ lụy là khoảng 20 - 30 năm nữa, những cậu con trai được khát khao sinh ra hôm nay sẽ không có cơ hội lấy được vợ như thảm cảnh Trung Quốc bây giờ, tức là chỉ có con trai nhà giàu mới có thể có đủ tiền để lấy vợ thì người dân sẽ có ý thức sinh con trai cũng như con gái ngay!”, TS Đặng Hoàng Giang chia sẻ.

 

“Khi người dân chỉ mới nghĩ đến niềm vui trước mắt là có người nối dõi tông đường, quá mải mê, suy tư làm sao để có được một cậu bé, chúng ta lại bỏ quên luôn cả số phận của những bé trai đó. Sau này liệu các em có lấy được vợ hay không? Hay phải cạnh tranh với các cậu con trai của những gia đình khá giả hơn, hoặc thậm chí là đàn ông nước khác, có điều kiện kinh tế hơn? Đây là lúc chúng ta phải nghĩ lại một cách nghiêm túc!”

(TS Đặng Hoàng Giang - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng)

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Top