Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhọc nhằn cô đỡ thôn bản: Vượt suối đi đỡ đẻ giữa đêm

Thứ hai, 11:49 23/11/2015 | Y tế

GiadinhNet - Vừa qua, trong chuyến công tác dài ngày cùng đoàn của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) tại các tỉnh miền Trung, PV Báo GĐ&XH đã được trò chuyện, tiếp xúc với các cô đỡ thôn bản – những người làm công tác y tế thầm lặng và là người bạn “tâm tình” của bà con đồng bào dân tộc tại những bản làng còn gặp nhiều khó khăn của đất nước.

Vượt qua rào cản về kinh tế, hủ tục lạc hậu, thậm chí sự “bất hợp tác” của không ít gia đình, những cô đỡ thôn bản vẫn bền bỉ cống hiến, góp sức vào sự phát triển chung của ngành Y tế địa phương…

Em Giàng Thị Chứ đang được đào tạo cô đỡ thôn bản tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thanh Hóa. Ảnh N.Mai
Em Giàng Thị Chứ đang được đào tạo cô đỡ thôn bản tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thanh Hóa. Ảnh N.Mai

 

Học làm cô đỡ từ khi… 17 tuổi

Tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi được chứng kiến một lớp học của những cô đỡ thôn bản. Mỗi lớp học có khoảng 15 học viên, thành phần cũng rất đa dạng. Đặc biệt có những học viên còn rất trẻ, chưa lập gia đình. Em Giàng Thị Chứ (bản Muống 1, xã Mường Lý, huyện Mường Lát) năm nay vừa tròn 17 tuổi, là học viên trẻ tuổi nhất lớp. Cô gái khá xinh xắn, đáng yêu và vẫn mang nét ngây thơ của tuổi mới lớn.  Chứ là người dân tộc Mông, đã theo học lớp cô đỡ được gần 6 tháng và sắp tốt nghiệp. Chỉ vài tháng nữa thôi, em sẽ trở thành một cô đỡ về  phục vụ bà con tại bản làng mình. Nói về lý do tại sao lại chọn nghề cô đỡ, Chứ cho hay: “Em đi học cô đỡ để giúp bà con trong bản. Bản em nghèo lắm. Các cô, các bác toàn tự sinh con ở nhà chứ ít khi đến trạm xá. Như thế rất nguy hiểm, không tốt cho cả mẹ và con”.

Chính vì lý do đó, Chứ  đã vượt quãng đường hơn 300km từ nhà đến Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thanh Hóa để được đào tạo các kiến thức và kỹ năng cơ bản để làm cô đỡ. Chứ tâm sự: “Thời gian đầu xa nhà, em nhớ bố mẹ lắm. Đã có lúc ngồi khóc một mình và muốn “trốn” về. Nhưng sau khi nghe các cô nói về vai trò của những cô đỡ thôn bản trong việc giảm tỷ lệ bà mẹ và trẻ em bị tử vong sau sinh cũng như nâng cao sức khỏe cho bà con, em quyết tâm học đến cùng”.

Gần 6 tháng được đào tạo, Chứ đã nắm cơ bản vai trò và nhiệm vụ của một cô đỡ thôn bản. Em kể “vanh vách” quy trình đỡ đẻ ra sao, cách xử lý kịp thời khi có sự cố cũng như việc vận động bà con thực hiện các chính sách về chăm sóc SKSS/KHHGĐ… Đặc biệt, Chứ và các học viên khác đã có 2 tháng được thực tập tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa. Tại đây, em được chứng kiến nhiều ca sinh ngay tại phòng đẻ, được tập huấn theo hình thức "cầm tay chỉ việc".

“Lần đầu nhìn thấy cảnh các chị đau đớn khi  sinh, em cũng thấy sợ lắm. Ở bệnh viện còn có sự hỗ trợ của các bác sĩ với công nghệ hiện đại, chẳng may có sự cố sẽ xử lý ngay được. Còn đẻ tại nhà mà không có ai giúp thì rất nguy hiểm. Lúc ấy em thấy thương mẹ và bà con ở bản vô cùng. Vì thế, nhất định sau khi tốt nghiệp em sẽ trở thành một cô đỡ tận tâm với công việc”, cô gái 17 tuổi quả quyết.

Chống lại hủ tục

 

Niềm vui của hai mẹ con chị Hồ Thị Loan khi được gặp “ân nhân” – cô đỡ thôn bản Hồ Thị Hạnh.
Niềm vui của hai mẹ con chị Hồ Thị Loan khi được gặp “ân nhân” – cô đỡ thôn bản Hồ Thị Hạnh.

 

Khó khăn lớn nhất đối với các cô đỡ thôn bản tại các vùng miền núi là việc thay đổi tư tưởng, quan niệm lạc hậu của đại đa số bà con. Với người dân những nơi này, việc sinh con cũng tuân theo “bản năng” tự nhiên, tức là không cần đến sự can thiệp của bất cứ phương tiện hay công cụ nào cả. Do vậy, dù được đào tạo bài bản, nhiệt tình giúp đỡ bà con nhưng không ít trường hợp các cô đỡ phải ra về trong lặng lẽ vì sự “bất hợp tác”, thậm chí là xua đuổi từ nhiều gia đình.

Xã Trọng Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) là một trong những địa phương nghèo nhất huyện. Ở đây, chủ yếu là bà con dân tộc thiểu số sinh sống. Nhiều phong tục tập quán lạc hậu vẫn chưa được xóa bỏ như việc cúng bái ma chay thay vì đến bệnh viện lúc ốm đau. Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại nhà vẫn còn cao. Cùng với đó, đường núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn phần nào ảnh hưởng đến việc tuyên truyền, vận động bà con thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ và chăm sóc SKSS.

Tại đây, chúng tôi gặp chị Hồ Thị Hạnh (dân tộc Khùa), người có gần 2 năm gắn bó với nghề cô đỡ. Từ ngày làm cô đỡ, chị Hạnh đã tích cực vận động bà con đi kiểm tra sức khỏe và đăng ký sinh tại các cơ sở y tế. Kể về khoảng thời gian bắt đầu công việc, chị Hạnh nhớ lại: “Mới đầu bà con không hiểu công việc của mình nên cũng gặp nhiều khó khăn, vất vả lắm. Đi vận động bà con, bị mắng là chuyện thường gặp. Có người nghe mình nói nhưng lại không thực hiện theo. Cũng có người lý sự: “Từ trước đến giờ đẻ ở nhà có sao đâu? Con cái vẫn khỏe mạnh cả mà”. Những lúc ấy cũng thấy tủi thân lắm”.

Lâu dần, nhờ sự kiên trì, bền bỉ, cô đỡ Hồ Thị Hạnh đã tạo được lòng tin của nhiều người. Chị Hạnh kể lại cảm giác lần đầu tiên bế em bé vẫn còn đỏ hỏn trên tay: “Tôi nhớ hôm ấy khoảng 2h sáng một ngày cuối tháng 4/2013, có giọng người đàn ông gọi thất thanh ngoài cửa. Anh ấy nhờ tôi đến đỡ đẻ cho vợ với sự lo lắng trên gương mặt. Tôi tức tốc chuẩn bị dụng cụ, theo anh ngay trong đêm. Trên đường đi, tôi phải vượt qua một con suối khá sâu, rất trơn. Lúc đó tôi chỉ mong có thể chạy thật nhanh đến với thai phụ để giúp đỡ chị ấy trong cơn nguy kịch. Rất may là ca đẻ thành công, mẹ tròn con vuông... ”.

Theo chân chị Hồ Thị Hạnh, chúng tôi đến thăm gia đình chị Hồ Thị Loan (26 tuổi, ở bản Rôông). Chị Loan chính là sản phụ đầu tiên được chị Hạnh vượt suối đi đỡ đẻ giữa đêm tối. Trong căn nhà sàn đơn sơ, anh Hồ Thao (chồng chị Loan) nói: “ Nếu không có chị Hạnh đến giúp, không biết vợ con tôi giờ này thế nào. Chị Hạnh chính là ân nhân của cả gia đình tôi”.

 

Những quan niệm “đáng sợ”

Ông Đinh Xuân Thái – Trạm trưởng Trạm Y tế xã Trọng Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Người dân ở nhiều bản làng tại xã Trọng Hóa và nhiều xã miền núi vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm rất “lạ lùng” về việc sinh đẻ. Ví dụ, phụ nữ dân tộc Mày ở bản Lòm hay bản Tavờng không bao giờ sử dụng các biện pháp tránh thai. Đây là một điều kiêng kỵ đối với họ. Bà bầu sắp đến ngày sinh, phải chuyển ra ngoài chòi để ở, không được sinh con trong nhà chính.Từ ngày chuyển dạ đến khi đứa con được tròn 1 tháng mới đón lên nhà chính. Họ cũng không thích người đỡ đẻ đến giúp vì coi đó là việc không may mắn. Trước đây, trường hợp phụ nữ bị tử vong sau sinh thì đứa con cũng sẽ bị chôn sống theo mẹ. Đây được coi là hủ tục lạc hậu và vô nhân đạo nhất. Rất may nó đã được xóa bỏ”.

(Còn nữa)

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top