Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhìn lại một năm nhiều thành tựu của ngành Ghép tạng

Thứ bảy, 07:00 22/12/2018 | Y tế

GiadinhNet - Năm 2018 được coi là năm ghi dấu sự gia tăng đột biến về số lượng người đăng ký hiến mô, tạng. Số người mắc bệnh trọng mòn mỏi chờ sự sống, may mắn được ghép tạng cũng gia tăng. Cũng trong năm nay, lần đầu tiên Việt Nam đã thực hiện được ca ghép phổi đầu tiên, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành Ghép tạng nước nhà.


Một kíp phẫu thuật lấy tạng từ người cho chết não tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: TL

Một kíp phẫu thuật lấy tạng từ người cho chết não tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: TL

Từ 200 người đến gần 20.000 người đăng ký hiến tạng

Tại nước ta, số lượng người hiến tặng mô, tạng còn rất ít do quan niệm phải đảm bảo toàn thây khi qua đời của người phương Đông nói chung.

Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia (đặt tại Bệnh viện Việt Đức) bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2013, chỉ có 5 người, trong bối cảnh nền y học nước nhà đã đạt được nhiều thành tựu về ghép tạng. GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm cho biết, trước đây, quan niệm về hiến tặng mô, tạng tại Việt Nam còn rất hạn chế. Khi nhắc tới chuyện cho một phần thân thể sau khi qua đời, nhiều người còn hồ nghi và sợ hãi. Năm 2014, sau một năm hoạt động, Trung tâm chỉ vận động được hơn 200 người đăng ký hiến tặng mô, tạng. Những người này chủ yếu là lãnh đạo, cán bộ của chính Trung tâm và một số y bác sĩ.

Sự kiện bé Hải An (7 tuổi, ở Hà Nội) hiến giác mạc hồi đầu năm nay đã gây xúc động cho toàn xã hội, truyền đi niềm cảm hứng sống tốt, tự nguyện hiến mô tạng trên cả nước. Hiệu ứng từ câu chuyện của mẹ con bé đã thôi thúc nhiều gia đình, người thân của Thiếu tá Lê Hải Ninh (quê ở Ninh Bình), bé Vân Nhi (12 tuổi, Hà Nội), anh Nguyễn Ngọc Khiêm (29 tuổi, Thái Bình)… và rất nhiều người nữa, đồng ý trao tặng lại một phần thân thể của họ cho những bệnh nhân đang mắc bệnh hiểm nghèo có sức lan truyền mạnh mẽ.

Từ sau “sự kiện bé Hải An”, hơn 7.300 người đã tự nguyện đến Trung tâm để ghi tên vào danh sách sẵn sàng hiến tặng mô/tạng khi chết hoặc chết não. Chỉ riêng năm 2018, số người đăng ký hiến tạng đã bằng 1/3 tổng số người đăng ký trong cả 5 năm qua. Tính đến cuối tháng 11, cả nước có 19.300 người đăng ký hiến tạng sau khi chết hoặc chết não. Họ được hướng dẫn, tiếp nhận bởi Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia.

2018 cũng ghi nhận là năm nhiều bệnh nhân nghèo, hoàn cảnh khó khăn, không đủ kinh phí để trải qua ca ghép tạng trị giá 300-500 triệu đồng. Bệnh viện đã vận động Mạnh thường quân hỗ trợ chi phí mổ ghép, giúp bệnh nhân hồi sinh sau những tháng năm sống với bệnh tật, như trường hợp của bé Phạm Văn Cơ (15 tuổi ở Đà Nẵng).

Năm đánh dấu những sự kiện “lần đầu tiên”

Năm 2018, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đã chính thức hợp tác với Tổng công ty Hàng không Việt Nam phối hợp vận chuyển tạng miễn phí, tạo điều kiện để các y bác sĩ sử dụng các chuyến bay kịp thời, đưa mô, tạng đến với người bệnh cần được cứu. Không phải tới sự kiện này, Hàng không Việt Nam mới hỗ trợ các bác sĩ ghép tạng, mà trước đó Tổng công ty này đã hỗ trợ tối đa cho các nhân viên, bác sĩ trong việc vận chuyển tạng “xuyên Việt”, cứu rất nhiều sinh mạng đang đếm sự sống bằng giờ.

Đến nay, cả nước đã có 82 ca người chết não hiến tạng, góp phần cứu sống được nhiều người suy gan giai đoạn cuối và gần 30 trường hợp suy tim đang sống khỏe mạnh. Riêng tại Bệnh viện Việt Đức, chỉ trong 1 tháng (từ 20/5-20/6), viện này đã có 4 bệnh nhân chết não hiến tạng. Từ nguồn tạng quý báu được hiến này, Bệnh viện Việt Đức đã ghép cho 16 bệnh nhân (gồm: 8 quả thận, 4 lá gan, 4 quả tim), trong đó có 2 quả tim được vận chuyển từ Hà Nội vào Bệnh viện Trung ương Huế để ghép cho 2 bệnh nhân.

Cũng đầu năm 2018, lần đầu tiên các bác sĩ Bệnh viện Quân đội 108 đã thực hiện thành công ca ghép phổi từ người cho chết não, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành Ghép tạng nước nhà. Bệnh viện này cũng vừa khánh thành cụm toà nhà trung tâm hiện đại bậc nhất Việt Nam, với 5 phòng mổ ghép tạng được đầu tư tối tân nhất.

Theo GS.TS Phạm Gia Khánh, Chủ tịch Hội Ghép tạng Việt Nam, ghép tạng là biện pháp duy nhất để cứu sống những người bệnh giai đoạn cuối. Năm 2017 là năm có số lượng ghép nhiều nhất, cả nước đã ghép được 673 ca. Tính đến 31/8, cả nước có 3.378 ca ghép tạng. Trong đó có 3.223 ca ghép thận, 125 ca ghép gan, 26 ca ghép tim, 1 ca ghép khối thận - tụy, 1 ca ghép khối tim - phổi và 2 ca ghép phổi. Đặc biệt, trong các ca ghép này có đến 6 ca là điều phối tạng xuyên Việt.

Tuy nhiên, với hàng chục nghìn người bệnh trong danh sách chờ được ghép tạng hiện nay thì số lượng ca chết não hiến, tặng mô, tạng trên cả nước còn quá ít. Mặc dù Luật Hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người có từ năm 2006, nhưng đến nay mới có 82 người chết hiến tạng. Trung bình mỗi năm chỉ có 10 người.

Theo vị giáo sư này, bệnh tật hành hạ người bệnh giai đoạn cuối một cách tàn nhẫn vì sự mệt mỏi và đau đớn. Nhưng có lẽ đau đớn hơn là nỗi đau về tinh thần vì họ sống một cách tuyệt vọng chờ đến ngày chết. “Thiếu tạng ghép cũng là một cản trở lớn cho sự phát triển của ghép tạng ở Việt Nam. Thiếu tạng ghép còn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp của xã hội như nạn mua bán tạng, bán người...”, GS.TS Phạm Gia Khánh chia sẻ.

GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia cũng cho biết, Bệnh viện Việt Đức đã thành lập Ngân hàng mô để lưu trữ các bộ phận ghép cho người bệnh. Với Ngân hàng mô này, khi có người chết não hiến tạng thì ngoài những tạng cần ghép ngay, Ngân hàng sẽ lưu trữ những bộ phận khác như gân, van tim, xương, ruột… Mô hình này sẽ góp phần cứu sống nhiều người bệnh.

GS.TS Trịnh Hồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia cho biết, chỉ tính riêng tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội, có khoảng 6.000 người bị suy thận mạn cần được ghép thận, trên 1.500 người có chỉ định ghép gan, khoảng 300.000 người mù do các bệnh lý giác mạc, trên 6.000 người đang chờ được ghép giác mạc và hàng trăm người chờ được ghép tim, phổi...

Hàng trăm bác sĩ xuyên đêm ghép tạng cho 16 ca trong 1 tháng Hàng trăm bác sĩ xuyên đêm ghép tạng cho 16 ca trong 1 tháng

GiadinhNet - Một ca ghép tạng thông thường ở Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức (Bệnh viện Việt Đức) phải huy động tới 100 y bác sĩ, làm việc xuyên đêm, cùng một lúc, 5 bàn mổ cùng hoạt động hết công suất. Chỉ trong 1 tháng, viện này đã ghép tạng tới 16 trường hợp từ 4 người cho chết não. Đây được coi là kỷ lục mới của ngành ghép tạng ở Việt Nam. Điều đáng mừng hơn là nó cho thấy người dân ta đã có cái nhìn cởi mở hơn về hiến tạng…

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 12 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top