Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều trường hợp tái nhiễm Covid-19 sau 1-2 tháng khỏi bệnh: BS chỉ rõ lý do, nhắc nhở điều quan trọng nhất cần nhớ trong mùa dịch

Chủ nhật, 19:27 27/02/2022 | Sống khỏe

BS Lê Tiến Huy khẳng định, từng nhiễm bệnh rồi nhưng nếu chủ quan không làm điều này thì rất dễ tái nhiễm.

Dịch Covid-19 đang có những diễn biến vô cùng phức tạp tại nước ta khi số ca F0 mỗi ngày ghi nhận tăng cao. Trước tình hình dịch bệnh, nhiều người nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh lại đặt ra băn khoăn liệu mình có nguy cơ tái nhiễm không hay có thể tự do hơn những người chưa từng mắc bệnh. Sự thật là có nhiều người đang đem trong mình suy nghĩ này.

Trước vấn đề này, chuyên gia khẳng định nhiều trường hợp tái nhiễm Covid-19 sau 1-2 tháng khỏi bệnh cùng lý do, khuyên bất cứ ai đã từng bị hay chưa bị cũng không được chủ quan.

Hỏi: Em trở thành F0 cách đây 2 tuần. Sau một tuần “chiến đấu” ròng rã thế là cũng khỏi rồi bác sĩ ơi! Em mừng quá! Liệu đã từng nhiễm và khỏi bệnh rồi thì có nguy cơ mắc lại không ạ? Có phải ít nhiều thì nguy cơ cũng giảm so với những người chưa từng bị phải không bác sĩ? Vậy là từ giờ em có thể yên tâm ra ngoài mà không sợ mình bị Covid-19 nữa đúng không ạ?

BS Lê Tiến Huy (Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Y dược) trả lời qua video dưới đây:

 Từng bị Covid-19 và khỏi bệnh, tôi có nguy cơ tái nhiễm không?

Chào bạn!

Đầu tiên xin chúc mừng bạn vì đã khỏi bệnh. Tuy nhiên bạn cũng như bất cứ ai đừng có tư tưởng mình "bất tử", không bao giờ bị bệnh nữa sau khi đã khỏi Covid-19. Nhiều người khỏi rồi là chủ quan, nghĩ rằng không bao giờ mình bị tái nhiễm lần nữa. Nhưng hiện nay, không ít các trường hợp đã ghi nhận tái nhiễm sau 1-2 tháng khỏi bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đầu tiên là do miễn dịch của chúng ta. Nồng độ kháng thể sẽ suy giảm theo thời gian nên có khả năng tái nhiễm là chuyện bình thường.

Hai là, chúng ta tái nhiễm Covid-19 nhưng tái nhiễm các biến chủng khác nhau. Sự khác biệt giữa các protein gai càng lớn của các biến chủng thì chúng ta lại càng ít có miễn dịch chéo. Tức là miễn dịch của cơ thể tạo ra để chống lại biến chủng này không đủ để ngăn cản biến chủng phía sau. Ví dụ lần đầu bạn nhiễm chủng Delta thì lần sau bạn vẫn có nguy cơ nhiễm chủng Omicron. Thế nên, bạn cũng như bất cứ ai tuyệt đối không được chủ quan nhé!

Khỏi bệnh rồi thì chúng ta vẫn thực hiện tốt 5K (bao gồm đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn, không tụ tập đông người, giữ khoảng cách và khai báo y tế đầy đủ) để tránh nguy cơ tái nhiễm tốt nhất có thể!

Chúc bạn vui khỏe!

Sống cùng nhà với F0, làm thế nào để không bị lây nhiễm chéo?Sống cùng nhà với F0, làm thế nào để không bị lây nhiễm chéo?

GiadinhNet - Việc bạn có bị lây nhiễm COVID-19 khi sống cùng nhà với F0 sẽ phụ thuộc vào tình trạng tiêm chủng, khả năng giãn cách xã hội, việc đang dùng chung đồ, cách thức dọn dẹp không gian chung…

Vụ chìm cano Hội An 15 người tử vong, vẫn còn 2 người mất tích

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 5 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát và điều trị được nếu như bạn thực hiện đúng phương pháp.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 13 giờ trước

Nhồi máu cơ tim cấp là trường hợp cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được xử lý điều trị ở phòng cấp cứu...

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Cùng với việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng khoa học thì tập luyện thể dục thể thao có vai trò hết sức quan trọng trong phòng và điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Tiết lập hạ, khởi đầu của mùa hạ năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 5/5 dương lịch và theo dự báo sẽ có nắng nóng bất thường xảy ra trong mùa hè. Vậy, mỗi người cần chú ý gì trong dưỡng sinh để dự phòng bệnh tật?

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

Top