Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều tỉnh thành đẩy mạnh xã hội hóa phương tiện tránh thai

Thứ hai, 11:42 24/12/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Theo thống kê của Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế, từ tháng 6/2016 tới nay đã có 46 tỉnh, thành phố được phê duyệt tham gia phân phối hàng hóa theo Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị, nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020 (Đề án 818).

Đề án 818 được Bộ Y tế phê duyệt tháng 3-2015, được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 2015 - 2017, ban hành các văn bản nhằm hoàn thiện chính sách, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển thị trường; thực hiện các khảo sát, nghiên cứu, xây dựng thử nghiệm mô hình; đẩy mạnh hoạt động truyền thông thay đổi hành vi của cộng đồng trong việc tự chi trả các dịch vụ KHHGĐ và vận động sự tham gia của các nhà tài trợ; triển khai mở rộng dịch vụ thông qua các loại hình hiện có và củng cố mạng lưới các cơ sở xã hội hóa. Giai đoạn 2018 - 2020, điều chỉnh chính sách phù hợp, triển khai toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công những mục tiêu đề ra đến năm 2020.

Nhằm thúc đẩy phân phối PTTT, hàng hóa SKSS xã hội hóa, Ban quản lý Đề án 818 đã tích cực triển khai mô hình “Thử nghiệm lồng ghép cung cấp một số PTTT, hàng hóa SKSS liên quan đến cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS (gói dịch vụ)” tại 02 tỉnh Lạng Sơn và Hải Dương.

Ban quản lý Đề án 818 phối hợp với 02 tỉnh Lạng Sơn và Hải Dương triển khai thử nghiệm phân phối sản phẩm xã hội hóa tại 04 huyện (02 huyện/tỉnh) thông qua mạng lưới nhân viên bán hàng tự nguyện tham gia và được tập huấn kỹ năng bán hàng, được trang bị sản phẩm xúc tiến, tài liệu truyền thông về mặt hàng phân phối. Hoạt động thử nghiệm tập trung vào cơ chế khuyến khích bán hàng, tăng tính cạnh tranh thông qua chế độ khen thưởng, tặng thưởng dựa trên doanh số bán hàng.

Cho đến nay, Lạng Sơn và Hải Dương đều là những tỉnh thành đi đầu trong công tác phân phối sản phẩm PTTT, hàng hóa SKSS/KHHGĐ đến với người dân. Sau 02 năm triển khai Đề án, nguồn kinh phí tỉnh/thành phố thu về lần lượt là: Lạng Sơn trên 2,01 tỷ đồng và Hải Dương trên 1,23 tỷ đồng. Đây là những số liệu cho thấy, đã có sự chuyển biến trong nhận thức của lãnh đạo địa phương về sự cần thiết về XHH trong công tác Dân số, chăm sóc SKSS cho người dân.

Cán bộ dân số đang tuyên truyền cho người dân. Ảnh TL

Cán bộ dân số đang tuyên truyền cho người dân. Ảnh TL

Nhiều tỉnh thành đã đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa phương tiện tránh thai. Đề án được triển khai đã từng bước thay đổi nhận thức của người dân. Họ không chỉ chủ động tìm cho mình biện pháp tránh thai hiệu quả mà còn thay đổi nhận thức từ nhận miễn phí sang tự chi trả theo hình thức tiếp thị xã hội. Trong tổng số người sử dụng PTTT, tỷ lệ khánh hàng mua theo hình thức tiếp thị xã hội ngày càng tăng lên.

Theo thống kê của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Cao Bằng, tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của tỉnh là 72,5%, tương ứng hằng năm có 27.000 - 28.000 cặp vợ chồng có nhu cầu sử dụng các BPTT hiện đại theo hướng xã hội hóa.

Triển khai Đề án 818, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quy định về xã hội hóa PTTT, hàng hóa SKSS và dịch vụ KHHGĐ... trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020. Sở Y tế, cụ thể là Ban quản lý xã hội hóa đã xây dựng kế hoạch cụ thể hóa các chương trình, nhiệm vụ của Đề án 818 để chỉ đạo, triển khai đề án trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian tới, từ thành phố đến cơ sở sẽ tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới các hoạt động truyền thông, trong đó đặc biệt quan tâm truyền thông để nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân về công tác xã hội hóa PTTT trong lĩnh vực dân số, huy động mọi nguồn lực, cộng đồng xã hội cùng chung tay với ngành y tế - dân số tích cực tham gia hưởng ứng để công tác DS – KHHGĐ,...

Hay như Chi cục DS-KHHGĐ Phú Yên mở rộng công tác xã hội hóa các PTTT và hàng hóa phục vụ dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho các đơn vị y tế, dân số tuyến huyện, thị xã, thành phố. Mục tiêu đến năm 2020, 100% xã, phường, thị trấn có cơ sở y tế thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS.

Theo dự báo, từ nay đến năm 2020 sẽ cần 106.025 dụng cụ tử cung, 3.100 liều thuốc cấy, 5.957.900 vỉ viên thuốc tránh thai và 55,9 triệu chiếc bao cao su theo diện xã hội hóa. Như vậy, ngoài chính sách kêu gọi đầu tư, đưa ra chuẩn chất lượng từ phía cơ quan chức năng, các địa phương cũng cần chủ động vào cuộc.

Việc thiếu hụt các phương tiện tránh thai trong chương trình DS-KHHGĐ, theo các chuyên gia, có thể dẫn tới việc gia tăng số phụ nữ mang thai, sinh con ngoài ý muốn, tăng số ca phá thai, hoặc tăng dân số, đặc biệt ở vùng có mức sinh cao, chưa ổn định. Từ đó, sẽ gây ra gánh nặng về kinh tế cho cá nhân, gia đình, xã hội.

Hiện tại, Đề án đang đưa vào phân phối 9 sản phẩm: Viên uống tránh thai Anna; Bao cao su Hello, Hello Plus, Young Lovers; Viên bổ sung sắt acid folic và vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Prenatal; Canxi từ Nhật Bản; Dung dịch vệ sinh đa năng Gyno Pro; Dung dịch vệ sinh phụ nữ Vagis; Gel bôi trơn Sensilove.

Gia Minh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Top