Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều người lo vắc-xin Covid-19 ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của trẻ, bác sĩ nói gì?

Thứ bảy, 19:18 16/04/2022 | Sống khỏe

Theo TS.BS. Lê Kiến Ngãi, thành phần của các vắc xin Covid-19 Việt Nam tiêm cho trẻ 5-11 tuổi sẽ không làm biến đổi cấu trúc di truyền của cơ thể.

Bộ Y tế hôm 13/4 cho biết, dự kiến tuần tới có thể triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ em 5-11 tuổi trên quy mô toàn quốc. Vắc xin sẽ tiêm trước cho nhóm trẻ học lớp 6, sau đó mới triển khai tới nhóm nhỏ hơn.

Thực tế, một số tỉnh thành đã có kế hoạch tiêm chủng ngay trong tuần này. Ngày 14/4, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ học lớp 6 trên địa bàn. Hà Nội cũng dự kiến ngay ngày 16/4 sẽ bắt đầu tiêm cho trẻ 11 tuổi tại một số địa điểm.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều phụ huynh vẫn băn khoăn về vấn đề có nên đăng ký tiêm cho con hay không. Lý do bởi vắc xin Covid-19 mới được nghiên cứu sản xuất, trong khi đó trẻ 5-11 tuổi còn nhỏ, chưa bước vào lứa tuổi dậy thì nên có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé sau này.

Thông tin về vấn đề trên, TS.BS. Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, lo lắng của nhiều phụ huynh là điều dễ hiểu bởi vắc xin phát triển trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, về mặt khoa học, quá trình từ nghiên cứu, phát triển đến đưa ra sử dụng vắc xin là quá trình rất nghiêm ngặt và chặt chẽ. Bởi vậy, vắc xin Covid-19 khi tiêm cho người dân đã được kiểm chứng về tính an toàn, tính hiệu quả dù sẽ còn cần tiếp tục theo dõi, đánh giá.

TS Ngãi phân tích, 2 loại vắc xin mRNA được đồng ý tiêm cho trẻ 5-11 tuổi tại Việt Nam (Pfizer và Moderna) bản chất là mRNA thông tin, có chức năng khi xâm nhập vào tế bào sẽ gắn với một thành phần của tế bào gọi là riboxome để tổng hợp protein. Chính nhờ chức năng này mà tế bào tổng hợp được protein gai của SARS-CoV-2 có thành phần kháng nguyên để kích hoạt hệ thống miễn dịch.

“Chức năng của mRNA sẽ gắn với riboxome, tổng hợp xong protein là hết chức năng và nó sẽ được các enzyme của tế bào tiêu hủy, không xâm nhập vào nhân tế bào. Như vậy, về mặt cơ chế khoa học, vắc xin này không tác động, không ảnh hưởng đến nhân, tức không làm biến đổi cấu trúc di truyền của cơ thể”, TS Ngãi nhấn mạnh. Do đó, người dân không cần quá lo lắng về vấn đề ảnh hưởng của vắc xin đên khả năng sinh sản sau này.

Nhiều người lo vắc-xin Covid-19 ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của trẻ, bác sĩ nói gì? - Ảnh 1.

TS.BS. Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương - Ảnh: Minh Tú

Theo TS Ngãi, đến nay, thế giới đã sử dụng 3 loại vắc xin Covid-19 để tiêm cho trẻ em, gồm: vắc xin mRNA, vắc xin virus bất hoạt và vắc xin tái tổ hợp.

Đối với vắc xin mRNA mà Việt Nam sẽ tiêm cho trẻ 5-11 tuổi, hiện có hơn 50 quốc gia trên thế giới đã tiêm hoặc có kế hoạch tiêm, phần lớn ở các nước phát triển, khu vực Châu Âu, Mỹ. Riêng khu vực Tây Thái Bình Dương cũng có gần 20 quốc gia. Như vậy, Việt Nam sẽ sử dụng loại vắc xin giống với lựa chọn của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Với vắc xin virus bất hoạt, theo cập nhật của Tổ chức Y tế thế giới, đến nay cũng có một số quốc gia, vùng lãnh thổ đã tiêm gồm: Trung Quốc, Hồng Kông, Macao, Campuchia, Chile, UAE,.. Vắc xin tái tổ hợp hiện có Cuba, Venezuela đã sử dụng.

GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhấn mạnh, tại các nước phát triển, luật pháp, quy trình phê duyệt vắc xin được tổ chức triển khai rất nghiêm ngặt, từ vấn đề chất lượng đến an toàn, hiệu quả. Vắc xin được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, sau đó thử nghiệm trên động vật rồi trải qua 3 giai đọan thử nghiệm lâm sàng mới bắt đầu đưa vào sử dụng. Sau đó, người ta vẫn tiếp tục theo dõi về hiệu quả, an toàn của vắc xin.

Đến nay, riêng 2 loại vắc Morderna và Pfizer đã tiêm hàng tỷ liều trên toàn thế giới. Mỗi quốc gia đều có sự theo dõi và bất kể nơi nào có trường hợp phản ứng bất thường sau tiêm chủng đều được thông tin cho các tổ chức quốc tế.

Kinh nghiệm từ nhiều nước đã triển khai tiêm chủng cho thấy, người đã mắc Covid-19 vẫn nên tiêm chủng. “Vì trong các đánh giá, người ta thấy rằng so sánh giữa nhóm F0 chưa tiêm chủng và F0 đã tiêm chủng thì với nhóm đã tiêm, hiệu quả mang đến tốt hơn nhiều, sinh kháng thể cao hơn, phòng lây nhiễm và giảm nặng, tử vong đều tốt hơn”, GS Lân cho hay.

Điều cần biết khi đưa trẻ 5-11 tuổi ở TP.HCM đi tiêm vaccine Covid-19Điều cần biết khi đưa trẻ 5-11 tuổi ở TP.HCM đi tiêm vaccine Covid-19

Phụ huynh cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh nhân thân và cung cấp đầy đủ thông tin của trẻ tại điểm tiêm vaccine.

Nguyễn Liên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 12/5, tại Hà Nội diễn ra lễ ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Loại quả khiến người đàn ông bị hoại tử, phải cắt bỏ hơn một nửa ruột non đó là quả ổi.

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

Sống khỏe - 8 giờ trước

Uống nước là việc chúng ta làm hàng ngày rất nhiều lần, và chỉ cần để ý một chút khi làm, bạn có thể biết được sức khỏe của thận.

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Sống khỏe - 8 giờ trước

Tăng tốc độ đi bộ có thể giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp việc đi bộ hiệu quả hơn, nhưng làm thế nào để tăng tốc độ đi bộ đúng cách?

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

Sống khỏe - 10 giờ trước

Số người thiệt mạng do sốc nhiệt ở Thái Lan hiện gần gấp đôi so với con số 37 người cả năm 2023.

Người đàn ông 53 tuổi liệt nửa người, đột quỵ não giữa đêm: BS chỉ ra ngay 2 thói quen làm tăng nguy cơ

Người đàn ông 53 tuổi liệt nửa người, đột quỵ não giữa đêm: BS chỉ ra ngay 2 thói quen làm tăng nguy cơ

Sống khỏe - 10 giờ trước

Việc duy trì các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ nhồi máu não.

Loại thực phẩm đầy nguy cơ bệnh tật người Việt đang ăn nhiều

Loại thực phẩm đầy nguy cơ bệnh tật người Việt đang ăn nhiều

Sống khỏe - 10 giờ trước

Với nhiều ưu điểm, thức ăn nhanh đang dần trở thành lựa chọn tối ưu của không ít người trẻ Việt. Tuy nhiên, thói quen này lại làm tiêu hao sức khỏe của rất nhiều người.

Những bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ

Những bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ

Sống khỏe - 12 giờ trước

Tự kỷ là một rối loạn về sự phát triển gây ra bởi sự bất thường trong não. Người bệnh tự kỷ thường gặp phải những vấn đề trong giao tiếp, tương tác xã hội, có những hành vi lặp lại hoặc có những sở thích hạn chế...

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Mặc dù ăn phải giòi không gây nguy hiểm chết người nhưng ăn thức ăn có giòi cũng có thể kéo theo những tác hại đáng kể.

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Cô gái hồi sinh sau biến chứng bệnh tiểu đường thú nhận, để đối phó với áp lực công việc, cô thường xuyên uống trà sữa, có ngày cô uống tới 2 - 3 cốc...

Top