Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều lần điều chỉnh để phù hợp thực tế

GiadinhNet - Đề án 1816 đã có một chặng đường dài không ngừng nỗ lực để chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên xuống tuyến dưới trong nhiều năm qua (từ năm 2008). Từ đó đến nay Đề án không ngừng được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân…Báo GĐ&XH có cuộc phỏng vấn ông Cao Hưng Thái - Cục Phó Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) về vấn đề này.

 

Ông Cao Hưng Thái - Cục Phó Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế).
Ông Cao Hưng Thái - Cục Phó Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế).

 

Xin ông cho biết một số kết quả mà Đề án 1816 đã đạt được trong thời gian qua?

- Chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai Đề án 1816, tuy nhiên đã có những điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Ngày 21/12/ 2012, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5068/QĐ-BYT về việc quy định một số nội dung triển khai thực hiện đào tạo, chuyển giao kỹ thuật theo gói dịch vụ y tế theo Đề án 1816 từ năm 2013. Tại Quyết định này, Bộ trưởng Bộ Y tế đã quy định việc hỗ trợ tuyến dưới chủ yếu theo hình thức đào tạo, chuyển giao kỹ thuật.

Từ năm 2012 đến hết tháng 6/2014 đã có 35 bệnh viện thuộc Bộ Y tế cử 2.049 lượt cán bộ đi luân phiên hỗ trợ 578 lượt bệnh viện tuyến tỉnh; chuyển giao 1.652 kỹ thuật; tổ chức 1.176 lớp tập huấn; đào tạo nâng cao năng lực cho 36.291 cán bộ y tế tuyến dưới.

Theo báo cáo, đã có 57 tỉnh, thành tổ chức luân phiên trong nội bộ địa phương. Các bệnh viện tuyến tỉnh đã cử 4.661 cán bộ đi luân phiên hỗ trợ bệnh viện huyện, chuyển giao 3.299 lượt kỹ thuật, tổ chức 2.799 lớp tập huấn; đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho 57.937 lượt cán bộ y tế tuyến huyện.

Các bệnh viện huyện đã cử 11.261 lượt cán bộ y tế hỗ trợ khám, chữa bệnh cho nhân dân tại trạm y tế xã đồng thời tổ chức chuyển giao 8.073 lượt kỹ thuật, thủ thuật; 3.589 lớp tập huấn cho 64.724 lượt cán bộ y tế tuyến xã…

 

Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Đồng Nai có sự hỗ trợ của bác sỹ tuyến trên. 	ảnh: P. V
Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Đồng Nai có sự hỗ trợ của bác sỹ tuyến trên. ảnh: P. V

 

Những thay đổi mà Đề án 1816 đã điều chỉnh trong thời gian qua là gì, thưa ông?

- Thời gian gần đây, hoạt động chủ yếu của Đề án là đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, chỉ luân phiên hỗ trợ nhân lực cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn theo đúng chỉ đạo của Bộ Y tế.

Từ năm 2013, các bệnh viện tuyến dưới đã chủ động xác định nhu cầu hỗ trợ chuyên môn đề xuất bệnh viện tuyến trên hỗ trợ. Các bệnh viện Trung ương tích cực đề xuất kế hoạch để tổ chức thực hiện Đề án, không còn phụ thuộc vào chỉ tiêu định mức của Bộ.

Kết quả thực hiện đi vào chiều sâu, tập trung chủ yếu vào đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện. Đối với tuyến xã chủ yếu là hỗ trợ khám, chữa bệnh trực tiếp cho người dân.

Xin ông cho biết lĩnh vực nào được phát huy hiệu quả nhất của Đề án cũng như những đơn vị thực hiện tốt Đề án này?

- Hiện nay chúng tôi chưa có số liệu thống kê đầy đủ, tuy nhiên một số chuyên ngành như ngoại, sản, nhi, tim mạch… là những chuyên ngành được chuyển giao nhiều nhất do nhu cầu của các địa phương.

Đó là các nhu cầu thực tế cho nên tuyến trên đã nỗ lực chuyển giao những kỹ thuật này cho các địa phương khi địa phương đó đã có đầy đủ nhân lực, trang thiết bị thực hiện. Các bệnh viện tuyến trên vẫn thường xuyên chuyển giao các gói kỹ thuật cho tuyến dưới như: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương,  Bệnh viện Nhi Trung ương… Tại miền Nam có các bệnh viện như: Chợ Rẫy, Từ Dũ và nhiều đơn vị  khác.

Trong năm nay, chúng tôi cũng đã có những chuyến kiểm tra các bệnh viện tuyến dưới. Thực tế cho thấy, đa số các địa phương đã phát huy được hiệu quả của Đề án 1816. Nhiều bệnh viện đã làm tốt các kỹ thuật của ngoại khoa như tán sỏi bằng phương pháp hiện đại nhất, mổ thay khớp háng, khớp gối như Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh…

Các bệnh viện ở các tỉnh miền núi phía Bắc cũng đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật nhờ chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên. Đội ngũ bác sỹ tuyến dưới đã tự thực hiện được rất nhiều kỹ thuật khó mà trước đây chỉ tuyến trên mới làm được. Nhờ đó mà tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến giảm rõ rệt.

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy có một số bệnh viện thuộc Bộ khảo sát không kỹ nên phải điều chỉnh, thay đổi kế hoạch nhiều lần. Tuyến dưới thiếu cán bộ tiếp nhận, không đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tiếp nhận nên ảnh hưởng việc thực hiện kế hoạch đào tạo, chuyển giao kỹ thuật.

 Trân trọng cảm ơn ông!

 

Đề án có cơ sở khoa học và thực tiễn cao

Ngày 26/5/2008, Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án: “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” (Đề án 1816).

Đây là một Đề án có cơ sở khoa học và thực tiễn cao, nên đã được các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Y tế hưởng ứng và thi đua thực hiện. Đề án 1816 của Bộ Y tế còn có ý nghĩa lớn là đón đầu thực hiện 3 nghị quyết quan trọng của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đội ngũ trí thức; về công tác thanh niên; và về nông dân, nông nghiệp và nông thôn.

 

Thiện Ân (thực hiện)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 20 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 4 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 4 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Top