Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều góc nhìn mới từ cẩm nang phòng chống ung thư cổ tử cung của các bác sỹ chuyên khoa

Thứ sáu, 09:00 25/10/2019 | Sống khỏe

‘Có bệnh vái tứ phương’, nhiều chị em phụ nữ tin rằng ăn gạo lứt, kiêng dầu, muối… là có thể phòng tránh được ung thư cổ tử cung (UTCTC). Các phương pháp trên có thể bảo vệ sức khoẻ, nhưng thăm khám, điều trị khoa học là không thể bỏ qua", TS. BS Lê Văn Hiền, Tổng Thư ký Hội Sản Phụ Khoa TP.HCM cho biết.

Theo báo cáo của WHO, Việt Nam đang có tỷ lệ người mắc UTCTC đứng thứ 19 Châu Á và đứng thứ 5 Đông Nam Á, cứ 100.000 người thì có hơn 150 người mắc bệnh. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến UTCTC là nhiễm dai dẳng HPV, đặc biệt, HPV chủng 16 và 18 được tìm thấy trong 70% trong tổng số các trường hợp mắc UTCTC. Nghe đến "ung thư", bất kỳ ai cũng cảm thấy sợ hãi, bởi đều đó tương đương với việc lãnh "bản án tử hình" trong quan niệm của đa số người dân.

Nhưng thực tế, theo những chia sẻ mới đây của TS. BS. Lê Văn Hiền, Tổng Thư ký Hội Sản Phụ Khoa TP.HCM tại buổi livestream "Phát hiện sớm nguy cơ UTCTC - Lựa chọn nhỏ, thay đổi lớn", UTCTC là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh và chữa trị nếu phát hiện sớm. BS. Hiền cho biết: "Trong các loại ung thư, UTCTC là căn bệnh có thể dễ dàng phát hiện sớm thông qua các phương pháp xét nghiệm. Nếu phát hiện bệnh sớm, ngay từ giai đoạn nhiễm HPV - chưa phát triển thành ung thư, hay khi mới chỉ là những tổn thương tiền ung thư, UTCTC giai đoạn sớm có thể được điều trị một cách đơn giản và dễ dàng. Phụ nữ không chỉ kéo dài được sự sống mà còn có thể trị khỏi bệnh, và bảo tồn khả năng sinh sản."

Nhiều góc nhìn mới từ cẩm nang phòng chống ung thư cổ tử cung của các bác sỹ chuyên khoa - Ảnh 1.

Sớm phát hiện UTCTC giúp phụ nữ không chỉ kéo dài được sự sống mà còn có thể trị khỏi bệnh, duy trì khả năng sinh sản.

Ngoài ra, theo các bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ muốn phòng ngừa và sớm phát hiện UTCTC cần nắm vững và thực hiện những điều sau:

Tiêm vắc xin phòng bệnh

Theo TS. BS. Lê Văn Hiền, tiêm vắc xin là hình thức phòng bệnh cơ bản và hiệu quả, giúp cơ thể chống lại các HPV gây ung thư, tiền ung thư và mụn cóc sinh dục phổ biến nhất. Gần đây, có nhiều tin đồn về trường hợp báo cáo tác dụng phụ, thậm chí là tử vong do tiêm phòng vắc xin UTCTC, tuy nhiên thực tế, tiêm phòng đã được chứng thực là một phương pháp an toàn và hầu như không gây tác dụng phụ nếu người dân làm đúng các quy trình và yêu cầu của bác sĩ. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin chỉ giúp phòng ngừa 2 loại HPV là 16 & 18, 70% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung chứ không đảm bảo phòng tránh 100% mắc UTCTC.

Khám phụ khoa và xét nghiệm để tầm soát bệnh

Bên cạnh tiêm vắc xin, PGS. TS. Vũ Thị Nhung - Chủ tịch Hội Sản Phụ Khoa Tp. HCM cho biết cần thường xuyên thăm khám để kịp thời phát hiện việc nhiễm HPV là một phương pháp hiệu quả hàng đầu để phòng tránh và chữa trị UTCTC. Hiện nay, có hai phương pháp xét nghiệm sàng lọc HPV là PAP và xét nghiệm HPV DNA. Trong đó, xét nghiệm HPV DNA đã được Bộ Y Tế Việt Nam và thế giới có khuyến cáo sử dụng, vì xét nghiệm này có độ nhạy cao, lên đến 92%, chuẩn xác hơn xét nghiệm PAP với độ nhạy dao động chỉ từ 51-75%.

Xét nghiệm sàng lọc là một phương pháp đơn giản, nhanh chóng và không gây đau đớn. Theo phác đồ tầm soát của chương trình sàng lọc quốc gia về UTCTC, phụ nữ từ 21 - 24 tuổi chỉ nên áp dụng xét nghiệm PAP, từ 25 - 29 tuổi, phụ nữ có thể lựa chọn giữa hai phương pháp, tuy nhiên HPV DNA được khuyến cáo có thể sử dụng riêng lẻ đầu tay thay cho PAP. Trên 29 tuổi, phụ nữ có thể kết hợp cả hai phương pháp, xét nghiệm HPV DNA đầu tay đề sàng lọc khả năng nhiễm HPV, nếu có kết quả dương tính, phụ nữ làm thêm các xét nghiệm khác như PAP, soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Nhiều góc nhìn mới từ cẩm nang phòng chống ung thư cổ tử cung của các bác sỹ chuyên khoa - Ảnh 2.

Xét nghiệm HPV DNA có độ nhạy lên đến 92%.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho biết, chế độ ăn uống cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và khả năng phòng bệnh UTCTC. Nếu khoẻ mạnh, HPV có thể tự đào thải sau một năm ở trong cơ thể. Do đó, song song với việc thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh như ăn nhiều rau xanh, ít mỡ động vật, hạn chế bia rượu..v.v chị em nên tăng cường tập thể dục, vận động rèn luyện thân thể để giúp tăng sức đề kháng của cơ thể với HPV.

Dù rằng "có bệnh vái tứ phương" là tâm lý chung, các chị em cũng nên hết sức tỉnh táo và cẩn thận, đồng thời khám định kỳ và xét nghiệm sàng lọc HPV ngay hôm nay để bảo vệ tính mạng và thiên chức làm mẹ của chính mình.

Tìm hiểu thêm về UTCTC và xét nghiệm HPV DNA tại: http://bit.ly/UngThuCTC

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 13 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 13 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 17 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Top