Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhận định mới về cách cứu mạng phi công người Anh - bệnh nhân COVID-19 được quan tâm nhất hiện nay

GiadinhNet - Dù tỷ lệ vùng phổi hoạt động được của bệnh nhân 91 đã tăng nhưng nam phi công vẫn còn tình trạng nhiễm trùng phổi.

Nhận định mới về cách duy nhất cứu mạng bệnh nhân COVID-19 được quan tâm nhất hiện nay  - Ảnh 1.

Chiều 19/5, cuộc hội chẩn trực tuyến giữa Tiểu ban Điều trị (Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19), Hội đồng Chuyên môn điều trị COVID-19 của Bộ Y tế cùng các chuyên gia hồi sức, tim mạch lồng ngực, ghép tạng, truyền nhiễm, hô hấp... với các điểm cầu tại 7 bệnh viện thuộc 3 miền Bắc - Trung - Nam đã diễn ra. Nội dung chủ yếu bàn về tình hình sức khoẻ bệnh nhân 91.

11 ngày liên tiếp âm tính SARS-CoV-2, vẫn nhiễm trùng phổi nên chưa thể ghép phổi

Thông tin tại cuộc họp cho thấy, bệnh nhân đã ngừng dẫn lưu màng phổi. Nam phi công Vietnam Airlines đã có 11 ngày liên tiếp âm tính với virus gây COVID-19 (5 lần xét nghiệm).

"Kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 của bệnh nhân hiện nay tất cả đều âm tính. Xét nghiệm lại tại Viện Pasteur TP HCM cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang đợi kết quả nuôi cấy virus bất hoạt của bệnh nhân" - báo cáo của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM - nơi đang điều trị bệnh nhân này - nêu rõ.

Nhận định mới về cách duy nhất cứu mạng bệnh nhân COVID-19 được quan tâm nhất hiện nay  - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Cách đây 5 ngày, thông tin từ Bộ Y tế cho thấy bệnh nhân 91 có biểu hiện nhiễm trùng đa tạng. Đến nay, tình trạng này tương đối khống chế được bằng kháng sinh. Hiện tại phổi của bệnh nhân tương đối cải thiện, phổi đã giảm đông đặc, tỷ lệ còn gần 80% so với trước đó là 90% (nghĩa là tỷ lệ phổi còn hoạt động được đã tăng từ 10% lên 20%).

Hiện bệnh nhân 91 vẫn còn tình trạng nhiễm trùng màng phổi nên chưa thể ghép phổi và cần tiếp tục điều trị nội khoa để hạn chế tình trạng nhiễm trùng của người bệnh.

Chiều qua, 18/5, bệnh nhân được chụp CT-Scanner để đánh giá lại toàn trạng sức khỏe. Kết quả cho thấy tình trạng tràn dịch màng phổi của bệnh nhân hiện vẫn còn, so với các lần trước không thay đổi nhiều. Kết quả chụp CT não không thấy tổn thương nghi ngờ nhồi máu, xuất huyết não.

Cũng tại cuộc họp tại Bệnh viện Chợ Rẫy chiều qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định nếu kết quả nuôi cấy virus của bệnh nhân âm tính hoàn toàn, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM sẽ chuyển nam phi công 43 tuổi này sang Bệnh viện Chợ Rẫy theo dõi, điều trị để có thể tiến hành ghép phổi khi đủ điều kiện.

Mới nhất, thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay hiện cơ sở y tế này đang sửa lại khu điều trị cho đảm bảo an toàn khi bệnh nhân chuyển sang.

"Còn nước còn tát", Việt Nam quyết tâm dốc hết sức cứu bệnh nhân người Anh

Các chuyên gia đều cho rằng việc ghép phổi cho bệnh nhân chỉ có thể thực hiện khi đảm bảo các yêu cầu về cả sức khoẻ và các điều kiện liên quan.

Tại cuộc hội chẩn chiều nay, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (thuộc Bộ Y tế) khẳng định, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế và các chuyên gia sẽ tiếp tục hội chẩn về bệnh nhân này khi cần thiết.

"Với tinh thần "còn nước còn tát" và sự tiến bộ của y học Việt Nam hiện nay, chúng ta nỗ lực hết sức có thể để điều trị cứu chữa bệnh nhân này" - PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, sau điều trị tích cực nội khoa, phương án đặt ra là nếu các tạng của bệnh nhân không có khả năng phục hồi, nếu có chỉ định chuyên môn, ngành y tế sẽ tiến hành ghép phổi và/hoặc các tạng khác cho bệnh nhân này theo đúng các quy định của luật pháp Việt Nam.

Lúc đó thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế thì Cục Quản lý Khám chữa bệnh sẽ xây dựng nhóm/ hội đồng để cùng nhau tiếp tục xây dựng phương án, kế hoạch điều trị cho bệnh nhân này theo các bước phục hồi nội khoa và ngoại khoa.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết: Việc ghép tạng cho bệnh nhân phải tuân theo Luật Hiến ghép mô tạng của Việt Nam. Trường hợp người bệnh muốn ghép tạng thì phải có đơn đề nghị được ghép tạng, trong trường hợp bệnh nhân 91 thì người nhà và Đại sứ quán Anh phải có ý kiến. Nguồn ghép cũng phải đáp ứng các điều kiện về hiến tạng. Sau khi bệnh nhân được ghép tạng xong, các điều kiện về chăm sóc, điều kiện về điều trị, hồi sức... thì cũng phải có người bảo hộ, giám hộ...

Về vấn đề kinh phí, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, Hội Doanh nhân trẻ và nhiều nhà tài trợ sẵn sàng ủng hộ kinh phí điều trị và ghép phổi cho bệnh nhân này.

Bệnh nhân 91 là ca bệnh đầu tiên có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 tại ổ dịch bar Buddha (TP.HCM), kết quả được thông báo hôm 18/3. Bệnh nhân sốt cao liên tục từ khi nhập viện, suy hô hấp tăng dần, diễn tiến ngày càng xấu dù còn trẻ (43 tuổi).

Đây là bệnh nhân COVID-19 nặng nhất hiện nay, quá trình điều trị từ ngày nhập viện rất phức tạp, thất thường. Sáng 6/4, bệnh nhân được ê-kíp đặc nhiệm của Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo) ngay tại phòng cách ly áp lực âm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM.

Đến nay, bệnh nhân trải qua hơn 60 ngày điều trị, với 44 ngày chạy ECMO, hơn 20 ngày mở nội khí quản.

V.Thu


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 11 giờ trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 17 giờ trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 3 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 tuần trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Top