Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhân chứng của dịch SARS sau 10 năm: Sự sống kỳ lạ của một y tá

Thứ tư, 10:13 10/04/2013 | Y tế

GiadinhNet - Bệnh SARS được phát hiện tại Việt Nam đầu tiên vào tháng 3/2003, khi BV Việt - Pháp (Hà Nội) tiếp nhận một bệnh nhân nước ngoài mắc bệnh lạ. Trong 45 ngày, dịch gây nhiễm 65 người, làm 5 người Việt Nam tử vong. Y tá Nguyễn Thị Mến – BV Việt - Pháp bị nhiễm SARS, hôn mê sâu hơn 2 tuần nhưng qua khỏi là một điều kỳ diệu đối với giới chuyên môn…

Nhân chứng của dịch SARS sau 10 năm: Sự sống kỳ lạ của một y tá 1

Ngày Rằm, mùng một hằng tháng chị Mến đều ra miếu thắp hương tưởng nhớ những đồng nghiệp đã mất trong dịch SARS 10 năm trước.

Nửa nhân viên bệnh viện mắc bệnh

Tại Bệnh viện Việt - Pháp có ngôi miếu thờ các y bác sĩ đã chết trong cuộc chiến chống dịch SARS. Cách đây tròn 10 năm, nơi đây tiếp nhận ca bệnh đầu tiên mắc SARS và cũng là nơi chịu tổn thất nặng nề nhất về người với 6 y bác sĩ đã ra đi mãi mãi. Trên bia tưởng niệm ghi tên 6 người đã mất trong cuộc chiến chống dịch SARS năm 2003, theo thứ tự thời gian họ ra đi: Y tá Nguyễn Thị Lượng - 15/3/2003; bác sĩ Jean - Paul Dirosier - 19/3/2003; y tá Phạm Thị Uyên - 24/3/2003; bác sĩ Nguyễn Thế Phương - 24/3/2003; bác sĩ Nguyễn Hữu Bội - 12/4/2003; bác sĩ Jacque - 7/2003 (chết sau khi về Pháp).

Gặp y tá trưởng Nguyễn Thị Mến – bệnh nhân nặng nhất qua khỏi trong đợt dịch SARS 2003 tại BV Việt - Pháp thấy ký ức in đậm trong từng lời kể của chị.

Vài ngày sau khi tiếp xúc với bệnh nhân Hong Kong, quốc tịch Mỹ tên Chong Cheng, chị Mến thấy người ớn lạnh, sốt, cơ bắp đau nhức. Gọi điện đến BV xin nghỉ thì được biết vài đồng nghiệp khác cũng có triệu chứng tương tự. Dù được kiểm tra, uống thuốc, xông hơi... nhưng bệnh chị càng lúc càng nặng hơn. “Cùng lúc một loạt nhân viên xin nghỉ ốm đến nỗi sếp còn tưởng bọn mình đình công”, chị nói.

Vừa nói vừa xoa đôi bàn chân tê mỏi do di chứng để lại, y tá Mến tiếp tục câu chuyện của mình: “Trước ngày tôi hôn mê có nhiều đồng nghiệp cũng mắc bệnh cùng nhập viện. Nằm bên cạnh tôi lúc đó là bạn Uyên – đồng nghiệp thân thiết của tôi ho rũ rượi. Tôi thì sốt cao, rét từng cơn, nhiệt độ lên tới 42 độ. Tôi vẫn nhớ có ai đưa mình đi đo huyết áp, chuyển phòng. Sau này mới nghe kể lúc đó chuyển phòng để đặt nội khí quản cho Uyên để thở máy. Ngày Uyên mất thì ngày đó tôi cũng rất nặng, BV gọi về nhà bảo người nhà chuẩn bị bộ quần áo sẵn phòng lúc mất.

Từng người, từng người ra đi, BV lúc đó rối ren vì gần một nửa nhân viên mắc bệnh, vậy là bác sĩ phải làm công việc của hộ lý, giám đốc đi đổ rác, hộ lý đi đo huyết áp… Một số bác sĩ bỏ việc không quay lại làm nữa. Tôi còn nghe kể có người đi vào thang máy bấm lên bấm xuống bao lần mới quyết định đi hay không đi”.

Những ngày y tá Mến hôn mê ở BV, chồng chị nhận hơn 10 cú điện thoại gọi đến nhà chia buồn là vợ chết. Cả gia đình sốc ghê gớm, khi BV nói không chết thì gia đình cũng không tin nữa. “Cũng may là dịch SARS chỉ hoành hành trong hơn một tháng rồi tắt. Và trong vòng hơn một tháng đấy thì độc lực của virus này cũng giảm dần. Những bệnh nhân mắc SARS hôn mê, phải đặt nội khí quản chỉ có tôi là người duy nhất còn sống”, chị Mến kể.

Cả gia đình bị kỳ thị, xa lánh

Thoát khỏi tử thần nhưng chị Mến không biết rằng người nhà mình bị cách ly từ khi biết chị mắc SARS. Ra viện một tháng các con chị vẫn chưa được đi học. Vợ nằm một chỗ, chồng phải đi chợ hoặc ra ngoài ăn cũng phải chọn một cái quán nào thật xa không ai biết mình. Con thì không có bạn chơi. Lúc đó chị sốc về bệnh thì ít mà sốc về tâm lý thì nhiều!

Chị còn nhớ mình gọi điện cho nhà trường để con được đi học thì nhà trường cho biết  phải có xét nghiệm máu nhưng nhiều BV lại không dám làm xét nghiệm cho cháu. Họ bảo cháu đi học thì phụ huynh sẽ phản đối, cho con nghỉ hàng loạt. Lúc nằm viện chị không ngờ mọi việc lại náo loạn đến như thế. Về nhà tìm một chiếc áo lành lặn để mặc cũng không có vì người ta phun thuốc khử trùng vào ố vàng hết. Hàng xóm thì sơ tán, bố chồng ở tận Bắc Ninh lên thăm con dâu về cũng bị mọi người xa lánh. “Đến gia đình em bé mình chăm sóc ở viện trước khi bị SARS cũng gặp cảnh tương tự. Gia đình này mở cửa hàng điện tử, gas.. chẳng có ai mua, đi chợ mua thức ăn người ta cũng không chịu bán”, chị kể.

Sau khi xuất viện, chân phải chị Mến bị liệt, những tổn thương thần kinh, phổi khá nặng. Cả thời gian dài chị không tìm thấy một giấc ngủ bình thường. Chị phải điều trị vật lý trị liệu, châm cứu trong vòng nhiều tháng mới gượng đứng dậy được. Sau 3 tháng 3 ngón chân mới động đậy, sau 5 năm châm cứu bấm huyệt phục hồi chức năng giờ đôi chân vẫn đi lại khập khiễng.

“Mất ngủ triền miên, tôi phải có người massage, gội đầu mới có được giấc ngủ. Chồng tôi tình nguyện đêm nào cũng bóp chân cho vợ, hai người nằm trở đầu nhau như thế suốt mấy năm. Quen đến nỗi sau này cứ phải bóp chân cho vợ chồng mới ngủ được”, kể đến đây chị Mến bật cười hạnh phúc.

“Khi trải qua cuộc “thập tử nhất sinh” liền kề cái chết thì cuộc sống có nhiều đổi khác. Qua đó người ta sống bình tĩnh hơn, nhân ái hơn, quý trọng tất cả những gì cuộc sống đã ban tặng cho mình. Nhiều khi đau đớn muốn nghỉ để có nhiều thời gian tập luyện nhưng nghĩ lại thấy phí quá, mình phải làm thêm phần của cả những người đã mất. Cuộc sống luôn đòi hỏi con người ta phải cố gắng và mọi cố gắng đúng đắn đều có hương vị ngọt ngào”, y tá Mến chia sẻ.

Tháng 3, tháng 4 hằng năm là một dịp đáng nhớ của BV Việt - Pháp cũng như cá nhân chị Mến. Rằm, mùng một hằng tháng chị đều ra ngôi miếu nhỏ thờ 6 y bác sĩ Việt Nam và nước ngoài đã ngã xuống trong trận dịch SARS 10 năm trước để thắp nhang tưởng nhớ họ.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên khống chế được SARS

Giống như nhiều quốc gia khác, SARS tràn qua Việt Nam như một cơn bão, không chỉ để lại những thiệt hại to lớn về kinh tế, xã hội mà còn tạo ra những khoảnh khắc đầy bi hùng. Ngày 26/2/2003, người bệnh SARS đầu tiên (một thương nhân người Mỹ gốc Hoa) mắc bệnh ở Hong Kong, vào Bệnh viện Việt - Pháp - Hà Nội vì sốt, ho và khó thở. Rất nhanh, chỉ sau 5 ngày SARS đã lây sang các thầy thuốc và người bệnh đang nằm viện, đồng thời gây dịch ra cộng đồng (Hà Nội và Ninh Bình).

Bộ Y tế khẩn trương vào cuộc với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. Ủy ban phòng chống SARS được thành lập, trực tiếp điều hành cả nước phòng chống dịch. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới là những đơn vị được giao nhiệm vụ sớm nhất, trực tiếp cùng Bệnh viện Việt - Pháp, Sở Y tế Hà Nội, Ninh Bình... bao vây khống chế dịch, thực hiện 2 mục tiêu cơ bản là không để dịch SARS tiếp tục lan rộng và hạn chế tử vong cho những người bệnh SARS đang nằm viện.

Trải qua 45 ngày (26/2 - 8/4/2003), bằng tấm lòng quả cảm, sự lao động sáng tạo, với sự giúp đỡ và hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế (WHO, JICA, Tổ chức Thầy thuốc không biên giới...), chúng ta đã chống SARS thành công. Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên được WHO xác nhận đã khống chế thành công dịch SARS (ngày 28/4/2003).

Hoài Nam

thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 3 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 6 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Top