Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhà sử học Dương Trung Quốc: Không nên phát ấn “Sắc mệnh chi bảo”

Thứ sáu, 07:17 04/03/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về việc thử nghiệm chuyện phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). Xung quanh vấn đề này, PV Báo GĐ&XH có cuộc trao đổi với nhà sử học Dương Trung Quốc.

Nhà sử học Dương Trung Quốc. Ảnh: T.G
Nhà sử học Dương Trung Quốc. Ảnh: T.G

Không nên phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long

Theo quan điểm cá nhân của ông, có nên phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long không? Vì sao?

- Theo tôi thì không nên phát ấn “Sắc mệnh chi bảo” vì hai lý do. Thứ nhất là, trong lịch sử không có chuyện phát ấn cho thiên hạ. Thứ hai là, trong bối cảnh hiện nay xảy ra một số chuyện trong địa phương không quản lý được thì càng không nên. Hơn nữa, việc phát ấn “Sắc mệnh chi bảo” sẽ khiến nhiều người nghĩ cạnh tranh với đền Trần. Việc này sẽ thêm một điểm trừ nữa.

Điều ông quan ngại nhất khi chuyện phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long nếu diễn ra là gì?

- Nếu phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long như khai ấn, phát ấn như đền Trần thì không đúng mà cũng không nên. Ấn đền Trần không phải “Sắc mệnh chi bảo” mà là “Trần miếu tự điển” - ấn thờ ở các đền. Lễ phát ấn mang ý nghĩa giữa các đền với nhau, như bây giờ phát rộng rãi là điều không hay. Còn ở đây “Sắc mệnh chi bảo” là ấn của nhà vua. Nó thể hiện quyền lực của nhà vua tại thời điểm đó trên một sắc lệnh ở văn bản, hay ở thông điệp gì đó mới có giá trị. Bây giờ không còn chế độ vương triều, chiếc ấn đó nên để trong viện bảo tàng, không thể biến thành chuyện xin - cho may mắn. Nó không có giá trị gì cả nếu không gắn với sắc lệnh của nhà vua. Không nên khai thác mặt không chính đáng, cả về khoa học lẫn xã hội đều không nên làm.

Ấn “Sắc mệnh chi bảo” mới phát hiện ở Hoàng thành Thăng long có giá trị thế nào, thưa ông?

- Ấn phát hiện trong khu Hoàng thành vẫn đang có nhiều giả thiết, nhưng nó có một chi tiết ứng với lịch sử. Đó là trong thời kỳ chiến tranh chống giặc Nguyên Mông, để đảm bảo cho việc bảo toàn ấn chính bằng vàng hay bằng đá quý của vua có khắc thêm ấn bằng đồng để sử dụng trong hoàn cảnh đặc thù như thế. Nếu ấn tìm thấy phù hợp với ấn trong lịch sử thì càng quý giá. Ấn ở đền Trần là ấn của ngôi đền. Còn ấn ở Hoàng thành Thăng Long nếu là ấn thật thì có giá trị hơn vì nó của nhà vua có “sắc mệnh chi bảo”. Ấn của nhà vua thì không nên tùy tiện mang đi ban phát. Vương triều không còn tồn tại thì nên cho vào bảo tàng.

Khởi thủy nghĩa của ấn đền Trần có phải để cầu may?

Theo ông, ý nghĩa khởi thủy của việc phát ấn đền Trần có phải để mang lại may mắn?

- Lễ phát ấn có nhiều cách giải thích khác nhau. Đó là mở đầu (khởi động) cho công việc nhưng nó chuyển nhiều sang tài lộc, tôi cho là bình thường. Tuy nhiên, ý nghĩa khởi thủy trước đây chỉ làm không giản nhỏ, hiện nay có nhiều khai thác khác nhau. Cũng có giả thuyết cho rằng, đền Trần từng là quê hương của nhà Trần. Ấn đền Trần là ấn giữa các đền với nhau. Ngày phát ấn là ngày kết thúc ngày nghỉ, chuyển sang năm mới, là dấu ấn mang tính biểu trưng cho ngày làm việc đầu năm mới. Nhưng bây giờ, người ta đến là để xin tài lộc.

Ngày xưa chiến tranh, đến đền Trần là đến với địa danh hào hùng của dân tộc. Trong thời bình, họ đến để cầu may. Chuyện đó vẫn duy trì được nếu chúng ta không làm biến tướng nó đi. Đó là biến tướng của sự thương mại hóa, không phải vấn đề dịch vụ nó làm sự sai lệch đi giá trị của nó.

Mới đây, ở Hoàng thành Thăng Long tuy mới là thử nghiệm đóng ấn (một con ấn mới được khai quật) nhưng cũng cần cẩn thận, nếu không sẽ thành biến tướng. Chuyện những nhà khoa học, khảo cổ, sử học làm những thử nghiệm tôi rất hoan ngênh nhưng cũng cần thận trọng. Trong bối cảnh này, có những cái ta phải hạn chế để điều chỉnh mặt tiêu cực. Đó là nghệ thuật gia giảm của nhà quản lý.

Không nên nhìn lễ hội một cách cực đoan

Theo ông, việc tổ chức lễ hội xưa và nay khác nhau như thế nào?

- Ta hay dùng lễ hội truyền thống nhưng ta không phân biệt cái truyền thống và cái hiện đại có sợi dây liên hệ, đồng thời cũng có bước chuyển đổi rất căn bản. Giống như việc chúng ta hay nhắc đến con số 8.000 lễ hội. Lễ hội xưa kia chủ yếu gắn với các làng xã, đời sống tinh thần của làng xã ở không gian tương đối hẹp. Vài xã với nhau hoặc chung không gian, chung giá trị tâm linh. Trong bối cảnh xã hội đó, ít bối cảnh lễ hội quốc gia.

Tôi nói như lễ hội đền Hùng, ngày xưa vẫn là lễ hội của những làng quanh vùng đất Tổ. Tuy nhiên, chỉ có những ngày lễ trọng, mấy năm một lần thì nhà vua có tham gia mang tính chất biểu trưng của ngày giỗ Tổ dân tộc. Cho nên những lễ hội thu hút đông đảo nhiều tín đồ là công cuộc hành hương đến cổ tích, hoặc đến các đền chùa có giá trị tâm linh cao như: Chùa Hương, Yên Tử, đền Hùng, đền Trần…

Phần lớn sinh hoạt lễ hội nằm trong làng xã nên bên cạnh những quy tắc về tâm linh, tôn giáo là những quy tắc của hương ước. Khi xã hội đã phát triển hình thành những đô thị, những cư dân của đô thị đấy vẫn gắn với gốc gác quê hương của mình có hiện tượng mở rộng không gian. Đền chùa, miếu mạo… ngoài giá trị tâm linh, giá trị dòng tộc, giá trị quê hương còn có nhu cầu du lịch. Nên đi chùa Hương không nhất thiết phải phật tử, lễ Giáng sinh đến nhà thờ ngày Noel không nhất thiết phải là con chiên.

Dù vậy, tôi cho rằng không nên nhìn nhận xã hội một cách cực đoan về lễ hội mà nhìn nó một cách biện chứng, khoa học, đừng chỉ dùng biện pháp hành chính mà quan trọng hơn là biện pháp giáo dục. Trong giáo dục có tính gương mẫu của những người có vị trí xã hội, hiểu biết xã hội, quyền chức trong xã hội.

Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

“Theo tôi, không nên cứ trông mong vào chuyện cầu xin mà bản thân không nỗ lực, phấn đấu. Việc sùng tín thường xuất phát từ chuyện con người gặp quá nhiều thất vọng và rủi ro trong xã hội. Những vấn đề về tâm linh, mê tín dị đoan nguyên nhân chủ yếu là do con người không làm chủ được mình, vẫn phải dựa vào sự may rủi, ngay cả vấn đề cờ bạc cũng thế hậu quả của nó rất tai hại nhưng mong muốn của họ là muốn cầu may. Đây là tâm lý xã hội không thể thay đổi được, vậy nên chúng ta phải tổ chức xã hội như thế nào để nhu cầu mang tính chất bản năng ấy có cơ chế phát triển lành mạnh”.

Nhà sử học Dương Trung Quốc

Đông An/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Pháp luật - 40 phút trước

GĐXH - Ông Vinh là người trực tiếp ký vào các hóa đơn thu tiền từ người đấu giá, giấy tờ thanh toán công trình do Nguyễn Thị Loan lập khống, dẫn đến ngân sách Nhà nước bị chiếm đoạt.

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Đời sống - 43 phút trước

GĐXH - Cầu Đống Cao nối liền giữa huyện Ý Yên - Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sau hơn 1 năm thi công, các trụ cầu đã nhô khỏi mặt nước, nhiều nhịp cầu đã lắp dầm kết nối.

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Thời sự - 53 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết ngày mai, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ bắt đầu có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ. Dự báo mùa hè năm nay, nắng nóng gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Xã hội - 55 phút trước

GĐXH - Xe đầu kéo chờ hàng siêu trường xuất phát từ TP Đà Nẵng đến Huế để phục vụ thi công dự án. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng kiểm tra, tài xế không cung cấp được giấy tờ liên quan.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Giáo dục - 57 phút trước

GĐXH - Chính sách học phí đã được HĐND TP Hà Nội thông qua. Theo đó, mức thu học phí năm học 2023-2024 ở Hà Nội là 24.000-217.000 đồng một tháng, giảm gần một nửa so với mức cũ.

Xác minh vụ nhóm người nghi là cán bộ xã say rượu, gây gổ với người dân sau va chạm giao thông

Xác minh vụ nhóm người nghi là cán bộ xã say rượu, gây gổ với người dân sau va chạm giao thông

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Đoạn video ghi lại hình ảnh nhóm người nghi là cán bộ xã có biểu hiện say rượu, đánh người sau va chạm giao thông tại huyện Tân Sơn (Phú Thọ) được lan truyền trên mạng xã hội, khiến nhiều người không khỏi bất bình.

Độc lạ con ngách ở Hà Nội với hàng chục căn nhà 'mặc đồng phục'

Độc lạ con ngách ở Hà Nội với hàng chục căn nhà 'mặc đồng phục'

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Con ngách nhỏ tại quận Tây Hồ, Hà Nội dài chưa đến 100m, thế nhưng lại có hàng chục căn nhà với phần cổng được thiết kế, màu sắc giống nhau, tạo nên sự nổi bật, lạ mắt, thu hút nhiều bạn trẻ tới check in, chụp ảnh.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 29/3/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Nữ công nhân bị hiếp dâm, cướp tài sản tại bãi đất trống

Nữ công nhân bị hiếp dâm, cướp tài sản tại bãi đất trống

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Phát hiện chị A. ngồi một mình gần bãi đất trống, Thái đã dùng dao khống chế rồi thực hiện hành vi hiếp dâm, cướp tài sản.

Đề nghị không cấp đổi giấy phép lái xe nếu chưa nộp phạt xong

Đề nghị không cấp đổi giấy phép lái xe nếu chưa nộp phạt xong

Thời sự - 3 giờ trước

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT các tỉnh, thành phố, Phòng CSGT Công an các tỉnh, thành phố yêu cầu giải quyết vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Top