Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người Việt đối mặt nhiều rủi ro về sức khỏe vì... ăn mặn

Thứ ba, 13:59 26/12/2017 | Y tế

GiadinhNet – Năm 2017 cả nước có trên 541.000 trường hợp tử vong, thì tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 76% (411.600 ca) - đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam.

Bệnh không lây nhiễm (BKLN) đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam. Cứ 10 người thì có 7 người chết do các bệnh không lây nhiễm.

Một trong những nguy cơ mắc bệnh có yếu tố từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý, trong đó ăn quá nhiều muối - các chuyên gia đã đưa ra thông tin tại hội thảo "Tăng cường truyền thông phòng chống bệnh không lây nhiễm" do Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) vừa tổ chức.

PGS.TS Trương Tuyết Mai – Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, hiện các bệnh không lây nhiễm như: đái tháo đường, ung thư, tăng huyết áp, bệnh tim mạch… đang có chiều hướng gia tăng. Thống kê tại các bệnh viện, trong khi tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm giảm từ 55,5% (năm 1976) xuống còn 19,8% (năm 2010) thì tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm tăng nhanh từ 42,6% (năm 1976) lên tới 71,6% (năm 2010).

Theo Tổ chức Y tế thế giới ước tính tại Việt Nam năm 2012 cả nước có 520.000 trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó tử vong do các BKLN chiếm tới 73%. Đến năm 2017 cả nước có trên 541.000 trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó tử vong do các BKLN chiếm tới 76% (411.600 ca).

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh không lây nhiễm, trong đó có yếu tố nguy cơ từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý như thừa cân, ăn ít rau/trái cây, ăn nhiều muối và thiếu hoạt động thể lực có xu hướng tăng nhanh. Kết quả điều tra quốc gia về các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015 cho thấy: 57,2% số người ăn ít hơn 5 suất rau/trái cây trung bình trong 1 ngày; 43,8% số người đang uống rượu bia; 22,5% số người trên 15 tuổi hiện có hút thuốc; 28,12% số người thiếu hoạt động thể lực dưới 150 phút hoạt động cường độ trung bình/tuần hoặc tương đương...

Đặc biệt, tỷ lệ người thường xuyên và luôn luôn ăn thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối của nước ta cao. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 9,4 g muối mỗi ngày, gấp hai lần so khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Ăn nhiều muối dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, ung thư dạ dày, sỏi thận...

Theo TS Lại Hữu Trường – Đại diện WHO, lượng Natri ăn vào tối thiểu cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể ước tính chỉ khoảng 200-500 mg một ngày (tương đương 0,5-1,25 g muối, chưa bằng một thìa nhỏ). Thiếu Natri rất hiếm gặp ở người khỏe mạnh bình thường. Trong khi đó, dư thừa Natri so với nhu cầu khuyến nghị có liên quan tới tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, nhất là đột quỵ và bệnh mạch vành tim.

Trong các thực phẩm chế biến sẵn, mì ăn liền là thực phẩm có lượng muối lớn (7,5%). Dưa muối cũng đóng góp 1,4% lượng muối hàng ngày. Bởi vậy việc giảm muối trong chế độ ăn phụ thuộc rất nhiều vào cách nấu nướng của người nội trợ, thói quen lựa chọn thực phẩm và ăn uống....

Để giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm, các chuyên gia khuyến cáo càn giảm thiểu yếu tố nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, giải pháp can thiệp truyền thông về dinh dưỡng tập trung vào hướng dẫn cho cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý; khuyến cáo giảm tiêu thụ muối trong sinh hoạt, kiểm soát cân nặng; dinh dưỡng chất béo hợp lý… cần đặc biệt chú trọng.

Một số cách để hạn chế muối trong chế độ ăn

- Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn.

- Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng. Mức tối đa là không quá một phần năm thìa cà phê muối cho một bữa ăn của một người một ngày.

- Hạn chế thường xuyên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, pizza, thực phẩm đóng hộp…

- Lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng muối thấp khi mua thực phẩm chế biến sẵn.

- Đọc nhãn khi mua thực phẩm đã được chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối.

- Nên cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên và kiểm soát chặt chẽ việc thêm các gia vị mặn.

- Cần đảm bảo thông tin dinh dưỡng trên sản phẩm cho người tiêu dùng, với định hướng để giảm muối, đường, transfat và năng lượng.

Ngọc Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top