Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người PaKô và những hủ tục hôn nhân lạ kỳ

Thứ ba, 07:00 15/09/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Thách cưới bằng nhiều “con bốn chân”, nhiều “con hai chân”, bạc nén và các loại đồ cổ.. rồi tục “nối dây” khi chồng chết vợ phải lấy anh em chồng, bắt con cô phải lấy con của cậu… là những tục hôn nhân đã có rất từ lâu đời của người Vân Kiều và PaKô tại các huyện miền núi phía Tây, tỉnh Quảng Trị.

 

Bà Kăn Ne (trái) và Kăn Nan (ở bản Tăng Kô, xã A Túc) vốn là hai chị em dâu. Khi chồng bà Kăn Ne chết, chồng của bà Kăn Nan phải lấy em dâu làm vợ lẽ. 	Ảnh Lê Chung
Bà Kăn Ne (trái) và Kăn Nan (ở bản Tăng Kô, xã A Túc) vốn là hai chị em dâu. Khi chồng bà Kăn Ne chết, chồng của bà Kăn Nan phải lấy em dâu làm vợ lẽ. Ảnh Lê Chung

 

Để lấy vợ phải “gửi của”

Đã vào mùa thu song con đường dẫn đến bản A Máy, xã A Xing của huyện Hướng Hóa, Quảng Trị vẫn còn ngầu bụi đỏ của nắng và gió. Giáp biên giới Việt - Lào nên phần nào thời tiết ở đây cũng bị ảnh hưởng bởi cái khô hanh của nước bạn. Đây là địa bàn cư ngụ của bà con dân tộc Vân Kiều và Pa Kô. Ông Ăm Ở - một người PaKô chính hiệu - sống trong ngôi nhà nhỏ nằm cách biên giới chỉ vài chục bước chân, đón chúng tôi bằng những câu chuyện của người dân miệt rừng, nhẹ nhàng nhưng cứ hoang hoải đến lạ kỳ.

Ông Ăm Ở nguyên là Chủ tịch UBMTTQ xã A Xing. Là một “cán bộ nguồn” được đào tạo bài bản và từng có thời gian làm Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã A Xing nên ông đủ nhận thức để hiểu hết được những vấn đề rắc rối liên quan đến hủ tục cưới hỏi và hôn nhân của dân tộc mình.

Theo như ông Ăm Ở cho biết thì trước đây khi cưới hỏi việc “gửi tiền bỏ của” (thách cưới) cũng là một trong những chuyện rất được người PaKô xem trọng. Nhà trai gửi tiền “bỏ của” càng nhiều thì càng dễ được nhà gái gả con cho. Nhất định không được thiếu 12 nén bạc trắng, 1 con trâu, 2 con heo, 10 con gà, phèng la, chiêng trống cho nhà gái. Phải làm lễ xin với thần làng, phải mở tiệc mời làng trong 3 ngày, 3 đêm.

Ông Ăm Ở kể lại: “Năm 1977 anh trai mình là Hồ Văn Ở lên đường nhập ngũ sau ngày dạm hỏi với bà Hồ Thị Rương ở cùng bản A Máy. Để lấy vợ cho anh, theo yêu cầu thách cưới của nhà gái, gia đình nhà trai phải gửi của với rất nhiều con bốn chân (trâu, bò, dê, heo,.), con hai chân (gà, ngan, ngỗng,.), bạc nén và rất nhiều loại đồ cổ khác nhau (chum, chóe, hộp đồng, bình vôi, phèng la,..). Mọi chuyện cũng bắt đầu từ chuyện thách cưới này mà ra.

Năm 1980, anh trai Hồ Văn Ở hy sinh tại chiến trường Tây Nam cũng là lúc mình vừa hoàn thành khóa bổ túc tại Khe Sanh trở về. Vì tiếc của, nếu trả chị dâu về thì nhà cũng mất đi một người lao động. Khi đó, mình cũng không có tiền để đi lấy vợ nên bố mẹ chuyển luôn chị dâu qua làm vợ mình, rồi mình cũng đi làm giấy hôn thú đàng hoàng”.

Vì là cán bộ nên khoảng thời gian ấy đã có rất nhiều đơn thư gửi về huyện Hướng Hóa tố cáo việc Ăm Ở lấy vợ của anh trai. “Cấp trên cho người về kiểm tra thì thấy đúng là mình lấy vợ của anh trai thật. Họ cũng hiểu cho mình là bị ép phải lấy vợ theo phong tục của bản làng. Nhưng ý thức được mình là người được học hành đầy đủ, có hiểu biết, cho nên mình quyết định ly dị vợ, không ở chung với chị dâu nữa”, ông Ăm Ở chia sẻ.

Sau hơn 20 năm chung sống với nhau và có chung bốn mặt con, năm 2007 ông Ăm Ở viết đơn ly dị vợ và được tòa chấp nhận. Dù không còn chung sống với nhau nhưng hai người làm thêm một một căn nhà cách nhau không xa để con cái tiện bề qua lại và dễ bề quan tâm thăm hỏi.

Với việc tuân theo hủ tục cứ sau khi chồng chết, em chồng lấy chị dâu hoặc anh chồng lấy em dâu nên chuyện đa thê một chồng hai vợ như những trường hợp hai chị em dâu cùng làm vợ cả và lẽ của anh hoặc em là điều không phải hiếm gặp. Đặc biệt, còn có trường hợp cháu lấy chú, con trai lấy mẹ kế sau khi bố chết,..

Trường hợp của hai chị em Kăn Nan và Kăn Ne nằm sâu trong bản Tăng Kô, xã A Túc là một ví dụ. Ngày trước, chồng của bà Kăn Ne chết, chồng của bà Kăn Nan là Vỗ Thẳm lấy luôn em dâu về làm vợ lẽ. Đến nay khi người chồng chung là Vỗ Thẳm qua đời, hai người vợ vẫn nương tựa với nhau chung sống cho đến bây giờ.

Gian nan loại bỏ hủ tục

Ông Hồ Xuân Long, Bí thư Đảng uỷ xã A Túc cho biết ngoài tục “nối dây”, trước đây, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt - Lào còn có tục bắt con gái của cô lấy con trai của cậu. Người dân ở đây quan niệm rằng, việc làm này sẽ giúp xây dựng họ tộc của mình trong bản càng thêm vững mạnh hơn, “đông con thì đông của” càng nhiều người thì càng có thêm sức lao động. Tuy nhiên, nhờ sự vận động và tuyên truyền tích cực, cộng với việc các lớp trẻ được cho đi học, mở mang hiểu biết, dần biết được việc làm này là không đúng nên phần lớn đều không tuân theo tục lệ khi bị bắt ép. Hiện tại chỉ còn sót lại một vài trường hợp đã lấy nhau từ trước đó rất lâu.

Đồn trưởng Đồn biên phòng Thuận, Trung tá Tạ Quang Hậu cũng chia sẻ với chúng tôi: “Tuy mới chuyển lên đây công tác được hơn ba năm nhưng tôi cũng đã thấy rõ được sự chuyển biến thay đổi tích cực trong hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới nơi đây. Phải mất rất nhiều thời gian tuyên truyền vận động giúp bà con hiểu được cái đúng, cái sai thì họ mới chịu từ bỏ dần những hủ tục của dân tộc mình.

Đến nhà dân nào chúng tôi cũng phải giải thích cặn kẽ việc không nên thách cưới nhiều, rằng con trai cũng như con gái, thách cưới nhiều thì sau này về nhà chồng bắt con mình lao động nhiều để làm ra, trả lại của cải thì cực khổ cho con mình. Sau này, còn có thể có những hệ lụy xấu khác”.

Đến nay, nhờ việc vận động, tuyên truyền và can thiệp quyết liệt nên đến những hủ tục hôn nhân không đúng với pháp luật đều được đồng bào Vân Kiều PaKô từ bỏ. “Ngày nay thanh niên người dân tộc PaKô cũng dựng rạp, thuê người nấu ăn, gửi thiệp mời đám cưới và vui chơi ca hát giống như người Kinh vậy. Thách cưới thì vẫn còn nhưng chỉ làm lấy lệ cho có phong tục. Chủ yếu là quy ra tiền khoảng từ 5 đến 20 triệu đồng coi như là hỗ trợ cho gia đình nhà gái tổ chức đám cưới. Nếu nhà trai không có thì nhà gái cũng có thể hỗ trợ ngược lại”, ông Côn Giới, người PaKô, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã A Túc cho biết thêm.

 

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2015) và nghị định số 126/2014/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/2/2015) đã chính thức quy định rõ danh mục các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cấm áp dụng, trong đó có nội dung cấm: Chế độ hôn nhân đa thê; Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời; Thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché... để dẫn cưới); Phong tục “nối dây” (Khi người chồng chết, người vợ goá bị ép buộc kết hôn với anh trai hoặc em trai của người chồng quá cố; khi người vợ chết, người chồng goá bị ép buộc kết hôn với chị gái hoặc em gái của người vợ quá cố);..

Như vậy, hiện nay luật pháp đã có quy định rõ cấm những hủ tục hôn nhân. Rất cần các kênh truyền thông hữu hiệu để người dân nắm rõ các quy định này. Mặc dù, việc tuyên truyền vận động người dân đang được thực hiện rất tốt nhưng vẫn cần hơn nữa các hoạt động nâng cao dân trí và tầm hiểu biết cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số như vùng biên giới Việt – Lào, Quảng Trị để những hủ tục hôn nhân này sẽ biến mất vĩnh viễn.

L.Chung – Đ.Hoàng/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 1 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Với khoảng thời gian nghỉ lễ là 5 ngày, cư dân mạng đua nhau thực hiện thử thách "Ngủ 5 ngày 5 đêm" nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sự kiện này đang được cư dân mạng bàn luận khá sôi nổi.

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Thời sự - 3 giờ trước

Trên đường di chuyển bằng thuyền ra khu vực nuôi trồng thủy sản, nhóm công nhân 6 người ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bất ngờ gặp cơn giông lốc làm lật thuyền. Hiện có 4 người đang mất tích.

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Pháp luật - 3 giờ trước

Hải tạo các tài khoản mạng xã hội mạo danh nữ tu sĩ ở Huế để kêu gọi quyên góp cho những hoàn cảnh ngặt nghèo ở Đà Nẵng. Bằng cách này, Hải đã chiếm đoạt số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Bé gái 12 tuổi tới nhà bạn quen qua mạng xã hội chơi thì bị 3 nam thiếu niên 15 tuổi kéo vào trong rồi thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm.

Top