Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người già "đi bước nữa": Những ý kiến trái chiều

Thứ sáu, 09:11 19/03/2010 | Gia đình

GiadinhNet - Ngay sau khi Báo GĐ&XH đăng bài báo "Chuyện tình ông cụ gần 80" nhiều độc giả phản hồi đã bày tỏ thái độ ủng hộ việc con cái vun vén cho bậc cha (mẹ), dù đã cao tuổi đi bước nữa.

 
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít ý kiến phản đối bởi lo sợ hành động của cha, mẹ sẽ ảnh hưởng đến danh dự gia đình, dòng tộc...

“Con chăm cha không bằng bà chăm ông”

Sau khi đọc bài báo trên, độc giả có nick name Hoathienli đã phản hồi trên trang điện tử Giadinh.net.vn (báo điện tử của GĐ&XH). Độc giả này cho rằng, thật bất công khi cha mẹ cả đời tần tảo nuôi con, hy sinh vì con, đến cuối đời con cái lại cho mình cái quyền sắp đặt cuộc đời của cha mẹ. Cách xử sự như con cháu trong gia đình hai cụ Trần Quang Xê, Nguyễn Thị Thực (nhân vật trong bài viết mà báo đã đăng tải - PV) thật đáng để suy ngẫm.

Bức thư của Hoathienli còn có đoạn: "Tôi cũng biết một câu chuyện tương tự ở Bến Tre. Ông đã 77 tuổi, bà cũng chừng 75, cả hai ông bà đều ở vậy nuôi con từ thời còn trẻ. Đến khi về già, các con lại trưởng thành, đi làm xa, gặp nhau khi đi cúng đình, ông bà cảm thấy mến nhau, nhân duyên đã đến như do ông trời sắp đặt. Ý thức được thời gian còn lại không dài, nên ông bà đều trân trọng từng khoảnh khắc ngắn ngủi bên nhau. Miếng bánh, miếng trái cây cũng bẻ đôi, hai người luôn tương đắc và tâm đầu ý hợp. Vì thu xếp chưa xong, chưa về ở với nhau, một ngày ông gọi điện cho bà ba bốn lần và mỗi khi gặp nhau, ông lại ôm bà nhấc lên và nói: "Coi thử em có lên được ký nào không?".

Người già chỉ cần vậy thôi, con cái hãy hiểu điều đó!
 

Tương tự, độc giả Nguyễn Diệu Hoa (Ba Đình - Hà Nội) tâm sự qua đường dây nóng: "Chị cũng biết một trường hợp giống hoàn cảnh cụ Xê. Hai ông bà đều gần 70 tuổi đã gắn bó và yêu thương nhau được mấy năm nay. Khi cụ ông lâm bạo bệnh bị liệt nửa người, cụ bà chăm sóc ân cần, hàng ngày bóp chân, bóp tay. Lúc ông bình phục, bà dìu ông tập đi lại. Đến nay, cụ ông đã đi lại (tuy còn hơi run) và tự vệ sinh cá nhân được. Những người con của cụ ông đều nói với mọi người, nếu không có cụ bà, chưa chắc họ có đủ kiên trì để động viên và chăm sóc bố bình phục được như ngày hôm nay.

Chị Hoa cho biết, mẹ chị cũng đang sắp lâm vào cảnh cô đơn vì bố chị mất sớm, nhà lại có hai chị em gái. Chị thì đã yên bề gia thất còn cô em, 2 tháng nữa cũng sẽ lập gia đình. Vợ chồng chị lập nghiệp ở Thủ đô, còn cậu em rể tương lai lại cương quyết không ở nhờ nhà vợ. Thương mẹ già ở một mình lỡ xảy ra chuyện lúc trái nắng trở trời nên hiện chị Hoa chỉ mong mẹ tìm được một người cùng hoàn cảnh để vui vầy, bầu bạn lúc sớm khuya.

Đồng tình với quan điểm trên, độc giả có nick bonghongxanh_4290 thì phát biểu ngắn gọn: "Mình thấy chuyện này bình thường. Tuổi càng cao thì càng cần có người để tâm sự. Mình ủng hộ!".

Bôi xấu mặt con cháu(?)

Tuy nhiên, không phải ai cũng chấp nhận việc cha, mẹ (thậm chí người thân, họ hàng) của mình khi đã cao tuổi mà vẫn đi "bước nữa". Anh Trần Văn Nam (Thanh Hà - Hải Dương) cho rằng không nên khuyến khích các cụ già đi "bước nữa" vì sẽ có rất nhiều những phiền toái đi kèm. Anh Nam phân tích: Nếu về ở với nhau theo đúng luật pháp thì hai cụ phải đi đăng ký kết hôn. Tiếp đó là phải làm cơm để "ra mắt" hai họ và tập cho cháu chắt hai bên cách xưng hô. Vấn đề tài sản, đất cát thừa kế khi cha (mẹ) ruột của mình mất đi cũng sẽ rất phức tạp. Hoặc giả nếu cha (mẹ) ruột của mình đi trước người kia thì người còn lại sẽ giải quyết thế nào?

Anh Nam còn dẫn chứng cụ thể, gần nhà anh có cụ M, vợ mất mấy năm nay, cũng tính chuyện "sang đò" với bà lão làng bên. Khổ nỗi ông cụ là trưởng họ, uy tín trọng hơn vàng nên con cháu, dòng tộc kịch liệt phản đối. Họ ra tối hậu thư: Nếu cụ nhất quyết lấy vợ, mọi người trong họ sẽ không nghe lời ông nói, thậm chí sẽ tẩy chay mọi cuộc giỗ chạp tại nhà ông. Chưa hết, mới chỉ nghe phong thanh tin này, gia đình nhà thông gia tương lai đã "bắn tin", sẽ trả lại lễ ăn hỏi của con trai cụ M, vì không thể kết thông gia với ông già "ham trống bỏi". "Cuối cùng, nghe sự phân tích "đúng đắn của họ tộc, cụ M đã thôi không đòi lấy vợ nữa, giờ sống rất... hạnh phúc, có sao đâu?", anh Nam kết luận.

Còn anh Nguyễn Văn Khoa (Lý Nhân -Hà Nam) nói với chúng tôi bằng giọng khá "bức xúc": "Khi tuổi đã cao, nhu cầu sinh lý không còn thì việc đi bước nữa để làm gì, chỉ khiến cho con cháu thêm xấu mặt". Theo anh Khoa, khi tuổi cao, các cụ cần gì đã có con cháu chăm lo. Niềm vui của tuổi già chính là sự thành đạt, sum vầy của con cháu, các cụ nên đỡ đần con cái trong việc trông nom, dạy bảo cháu chắt hơn là đi tìm thú vui cho riêng mình"...

Đâu là "chân lý"?

Đâu là "chân lý", là sự đúng đắn trong những trường hợp cha (mẹ) đã già, sống một mình muốn đi bước nữa? - Thực ra cho đến nay, vấn đề này vẫn không thể đi đến sự thống nhất. Điều khá thú vị là qua thống kê, phân tích các phản hồi của độc giả gửi về GĐ&XH trước "Chuyện tình của ông cụ 80", chúng tôi nhận thấy các ý kiến đồng tình, thậm chí khuyến khích cha mẹ đi "bước nữa" hầu hết xuất phát từ địa bàn đô thị, thành phố. Ngược lại, với những độc giả sinh sống ở nông thôn, phần nhiều đều không đồng tình với việc này. (Phải chăng người thành thị "thoáng" hơn, hay thấy việc chăm sóc cha (mẹ) là rất vất vả mà muốn cha (mẹ) có người khác? Kinh tế đã khó khăn, đời sống tinh thần lại ít được chú ý, thông cảm, quả là "làm" người già cũng thật thiệt thòi. 
 
Còn người nông thôn, vì danh dự dòng tộc, vì thói quen coi chuyện "vợ chồng" không nên có (hoặc bộc lộ) ở người già, vì mảnh ruộng, miếng vườn mà quyết định như vậy? - Tất cả những câu hỏi này thật không dễ trả lời).

Sự phản ánh, tạm gọi là ở các vùng định cư tuy có khác nhau song trớ trêu ở chỗ, theo kết quả điều tra về gia đình Việt Nam năm 2006 (của Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch), nhu cầu chuyện trò, chia sẻ vui, buồn trong cuộc sống đối với người cao tuổi ở thành thị và nông thôn hoàn toàn không có sự khác biệt. Nếu có sự khác biệt nào đó giữa người cao tuổi ở thành thị và nông thôn, thì đó chỉ sự khác nhau về vấn đề kinh tế (37,6% người cao tuổi ở nông thôn không đủ tiền sinh hoạt và 19,5% người già không đủ tiền chữa bệnh. Còn ở thành số thì con số không đủ tiền sinh hoạt là 26% và 13,4% không đủ tiền chữa bệnh).
 

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến của quý vị độc giả chia sẻ, nêu quan điểm về vấn đề này. Mọi ý kiến (viết tay hoặc email) xin gửi về theo địa chỉ: Báo GĐ&XH, 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội; email: baogd&xh@ fpt.vn.

Tú Cầu
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
U80 lương hưu vỏn vẹn vài đồng, con trai từ chối chăm sóc, tôi dạy con bằng bài học sâu sắc để được an hưởng tuổi già

U80 lương hưu vỏn vẹn vài đồng, con trai từ chối chăm sóc, tôi dạy con bằng bài học sâu sắc để được an hưởng tuổi già

Gia đình - 2 giờ trước

Nhiều người về hưu nghĩ có thể sống khỏe sống vui ở cái tuổi đó dù không có con cái săn sóc. Nhưng, thực tế điều đó dường như chỉ phù hợp với những người có kinh tế dư dả, sức khỏe tràn trề.

4 cung hoàng đạo là bậc thầy chi tiêu, tiết kiệm từng đồng các chàng nên lưu ý khi chọn vợ

4 cung hoàng đạo là bậc thầy chi tiêu, tiết kiệm từng đồng các chàng nên lưu ý khi chọn vợ

Gia đình - 3 giờ trước

GĐXH - Làm sao để chi tiêu một cách hợp lí, không lãng phí và có một khoản dư nhất định là vấn đề nan giải không của riêng bất kì ai.

U70 âm thầm gom đồ ăn thừa sau buổi họp lớp, thấy bạn học cười nhạo, lúc thanh toán nói một câu khiến tất cả 'cúi đầu'

U70 âm thầm gom đồ ăn thừa sau buổi họp lớp, thấy bạn học cười nhạo, lúc thanh toán nói một câu khiến tất cả 'cúi đầu'

Gia đình - 5 giờ trước

Phía sau hành động gom đồ ăn thừa của ông lão U70 là một sự thật khiến mọi người phải bất ngờ.

Nuôi bố 10 năm, người phụ nữ sốc nặng khi bố để hết tài sản cho anh trai, cuối cùng nhận bài học sâu sắc

Nuôi bố 10 năm, người phụ nữ sốc nặng khi bố để hết tài sản cho anh trai, cuối cùng nhận bài học sâu sắc

Gia đình - 8 giờ trước

Dù chăm lo cho bố nhiều năm, người phụ nữ U50 sốc nặng vì không được quyền thừa kế tài sản. Tuy nhiên, khi phát hiện sự thật, người này vô cùng hối hận, tự rút ra bài học quý giá trong đời.

Ngoại tình vì chồng luôn tìm cớ lảng tránh sex

Ngoại tình vì chồng luôn tìm cớ lảng tránh sex

Chuyện vợ chồng - 20 giờ trước

GĐXH - "Gần 16 năm hôn nhân. Đêm nào tôi cũng phải nài nỉ chồng gần gũi và lần nào anh ấy cũng kiếm cớ chối từ", một người vợ chia sẻ.

Chia tài sản thừa kế ai cũng đồng thuận nhưng đất tăng giá, 3 em trai lại trách bố mẹ thiên vị tôi: Chỉ gửi 1 bức ảnh, tất cả đều xin lỗi

Chia tài sản thừa kế ai cũng đồng thuận nhưng đất tăng giá, 3 em trai lại trách bố mẹ thiên vị tôi: Chỉ gửi 1 bức ảnh, tất cả đều xin lỗi

Gia đình - 21 giờ trước

Người đàn ông Trung Quốc không ngờ có ngày đất đai bố mẹ chia thừa kế lại khiến anh em trong gia đình mâu thuẫn.

Có vợ đẹp, quyến rũ ở nhà nhưng nhiều ông chồng vẫn thích làm 'thợ săn'

Có vợ đẹp, quyến rũ ở nhà nhưng nhiều ông chồng vẫn thích làm 'thợ săn'

Chuyện vợ chồng - 22 giờ trước

GĐXH - Một số đàn ông, dù có vợ đẹp nhưng vẫn chưa thấy thỏa mãn mà luôn thích chinh phục các mục tiêu mới, kể cả người đó xấu hơn vợ.

Không chăm cháu nội, về già vợ chồng con trai từ chối phụng dưỡng, tôi lập tức cho cháu gái căn nhà 2,2 tỷ đồng

Không chăm cháu nội, về già vợ chồng con trai từ chối phụng dưỡng, tôi lập tức cho cháu gái căn nhà 2,2 tỷ đồng

Gia đình - 1 ngày trước

Do khoảng cách thế hệ, mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu luôn có những mâu thuẫn xảy ra.

Trẻ ích kỉ khi lớn lên vì hấp thụ cách nuôi con này của cha mẹ từ nhỏ

Trẻ ích kỉ khi lớn lên vì hấp thụ cách nuôi con này của cha mẹ từ nhỏ

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Có một kiểu nuôi dạy con của cha mẹ khiến trẻ dần hình thành sự 'ảo tưởng về quyền lợi', dần hình thành tính ích kỉ.

Sở hữu 4 điều này, về già mới hạnh phúc và giàu có, sống đủ đầy tự tin bất chấp tuổi đến độ xế chiều

Sở hữu 4 điều này, về già mới hạnh phúc và giàu có, sống đủ đầy tự tin bất chấp tuổi đến độ xế chiều

Gia đình - 1 ngày trước

Nghỉ hưu, ở một khía cạnh nào đó, cũng giống với việc ban cho mỗi người một cơ hội bắt đầu lại từ đầu.

Top