Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngôi trường giúp trẻ khuyết tật vượt qua mặc cảm bản thân, tự tin hòa nhập cộng đồng

Thứ tư, 13:06 26/10/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Những năm qua, Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh Hậu Giang đã tập trung làm tốt công tác giáo dục hòa nhập, giúp nhiều trẻ trên địa bàn tỉnh vượt qua mặc cảm về khuyết tật của bản thân, tự tin hòa nhập cộng đồng.

Môi trường giáo dục nhiều khác biệt

Ông Nguyễn Kiến Trúc, Phó Hiệu trưởng Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh, chia sẻ: “Là đơn vị có nhiệm vụ dạy văn hóa, kỹ năng sống và giáo dục cho trẻ em khuyết tật, nên học sinh ở trường thường có nhiều độ tuổi khác nhau, đa phần trẻ mắc các khuyết tật như: khiếm thính, khiếm thị… Với nhiều dạng tật và lứa tuổi như vậy, nên việc dạy và học ở trường hoàn toàn khác so với các trường tiểu học bình thường. Trước khi nhập học, các em được kiểm tra sức khỏe để đánh giá, xác lập phương pháp học tập phù hợp”.

Năm học 2020-2021, Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh có 43 học sinh theo học được chia thành 6 lớp: 5 lớp dành cho học sinh khiếm thính và 1 lớp ghép. Để các em tiếp thu bài hiệu quả, giáo viên không chỉ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mà còn đẩy mạnh sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học trực quan, vừa dạy, vừa tổ chức trò chơi để các em thoải mái, hứng thú với việc học. Từ Dự án giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật được triển khai trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2022, do Tổ chức Liên Minh Na-Uy/NMA-V hỗ trợ thực hiện, đã giúp cho đội ngũ giáo viên của trường có thêm cơ hội nâng cao năng lực giáo dục trẻ ở các dạng khuyết tật.

Ngôi trường giúp trẻ khuyết tật vượt qua mặc cảm bản thân, tự tin hòa nhập cộng đồng - Ảnh 1.

Chất lượng giáo dục của trẻ khuyết tật đang theo học tại trường đã được nâng lên rõ nét.

Cô Phan Thị Bích Liễu, giáo viên lớp 4 của trường, tâm sự: “Cùng trong 1 lớp học, nhưng các em lại khác nhau trí tuệ, nhận thức, tâm sinh lý cũng không giống nhau. Chính vì vậy, giáo viên chúng tôi phải chia nhóm, áp dụng nhiều phương pháp giáo dục chuyên biệt, để các em có thể tiếp thu bài giảng hiệu quả nhất. Từ khi được tham gia các lớp tập huấn của dự án giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, bản thân tôi cũng học hỏi được rất nhiều kiến thức đặc biệt, là hiểu hơn về tầm quan trọng của việc can thiệp sớm đối với trẻ khuyết tật”.

Nhằm giúp trẻ phát triển trí tuệ, kết hợp học văn hóa và rèn luyện kỹ năng, mỗi giáo viên ở trường phải xây dựng kế hoạch giảng dạy cụ thể, phù hợp với từng đối tượng. Đối với trẻ khuyết tật ở trường, hiện được xét theo trẻ khuyết tật không thể theo học ở các trường bình thường, các em học tập theo chương trình chuyên biệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo với thời lượng 2 buổi/ngày và cuối mỗi học kỳ sẽ được đánh giá kết quả học tập trên các môn học: tiếng Việt, toán, tự nhiên - xã hội, phát triển giao tiếp và ngôn ngữ ký hiệu... 

Qua học kỳ I, có 8 học sinh được đánh giá hoàn thành tốt chương trình, 28 học sinh hoàn thành chương trình và 7 học sinh chưa hoàn thành chương trình. Ngoài ra, qua Cuộc thi Viết chữ đẹp cấp trường cũng có 5 học sinh đạt giải.

Không có khái niệm thời gian hoàn thành nội dung dạy và học...

Chị Nguyễn Thị Thu, có con đang học tại trường, bộc bạch: “Từ hồi theo học ở trường, con tôi cũng ngoan hơn, tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Nhờ vậy, gia đình tôi cũng dần quên đi mặc cảm khiếm khuyết của con. Các thầy cô ở trường, còn hướng dẫn phụ huynh chúng tôi biết cách dạy con ở nhà để tăng cường hiệu quả, giúp trẻ duy trì và hình thành thói quen tốt”.

Điều đặc biệt trong kế hoạch bài giảng của giáo viên ở trường là không có khái niệm thời gian hoàn thành nội dung dạy và học, một nội dung bài học có thể được ôn đi ôn lại thường xuyên. Nhằm giúp các em dần xóa đi mặc cảm khuyết tật để tự tin giao tiếp, tự tin nói lên suy nghĩ, cảm xúc và thể hiện bản thân, các cô còn tự trau dồi nhiều kỹ năng, nhất là tâm lý giáo dục để gần trẻ, thấu hiểu trẻ hơn. 

Ông Nguyễn Kiến Trúc, Phó Hiệu trường nhà trường, cho biết: “Từ khi được tham gia dự án giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh, chất lượng giáo dục của trường từng bước được nâng lên rõ nét. Hiện tại, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ theo từng năm học. Theo đó, các em được giáo dục theo mục tiêu kiến thức, kỹ năng, nội dung chương trình điều chỉnh và kế hoạch dạy học phù hợp với từng học sinh. 100% trẻ khuyết tật học hòa nhập được kiểm tra đánh giá, động viên theo sự tiến bộ năng lực cá nhân, giúp các em luôn tự tin và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục”.

Bằng lòng yêu nghề, mến trẻ, các thầy, cô giáo của Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh đã và đang tận tâm, nỗ lực áp dụng nhiều phương pháp giáo dục chuyên biệt để các trẻ sớm tự tin hòa nhập cộng đồng.



Mỹ Xuyên
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Top