Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngôi nhà chung của những tuổi thơ bất hạnh

Thứ năm, 08:17 14/02/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Cơ sở nhân đạo ấy đón về những đứa trẻ bất hạnh, rồi nuôi dạy thành những con người đầy nghị lực sống. Rất nhiều câu chuyện cảm động đã được viết nên từ Trung tâm công tác xã hội Nghệ An này.


Cô bảo mẫu đang lau mặt cho bé mới đầy 1 năm tuổi. Ảnh: Vũ Đồng

Cô bảo mẫu đang lau mặt cho bé mới đầy 1 năm tuổi. Ảnh: Vũ Đồng

Thầy giáo dạy nghề trở thành Giám đốc

Năm 1993, từ lớp dạy may cho trẻ em nghèo thích nghề may ở TP Vinh (Nghệ An), thầy giáo Lê Trung Thực (quê ở TP Việt Trì, Phú Thọ) được UBND huyện Đô Lương mời về dạy nghề cho trẻ em tàn tật, mồ côi. Dạy hết một khoá, lẽ ra thầy giáo Thực trở lại TP Vinh nhưng vì thấy các cháu tàn tật, mồ côi tha thiết với nghề may để kiếm sống nên thầy Thực không nỡ chia tay các cháu và quyết định ở lại dìu dắt những đứa trẻ không may mắn này.

Thầy Thực kể lại: “Lúc ấy, một câu nói của học sinh khiến tôi rơi nước mắt: Thầy đã thương thì thương cho trọn. Giờ thầy về, ai là người dìu dắt chúng con ra thương trường, phát huy tay nghề để mưu sinh”. Thế là thầy Thực thuê một địa điểm ở khối 3 thị trấn Đô Lương đủ để 10 máy khâu cho 10 cháu vừa học, vừa làm. Các cháu lo hành nghề, còn cơm ăn, nước uống một mình thầy Thực chăm lo. Một thời gian sau, thầy Thực phải chuyển địa điểm xuống xã Yên Sơn (vùng ven thị trấn) bởi từ 10 cháu nay có tới 50 cháu xin vào. Thầy Thực nói: “Toàn là con em gia đình chính sách, thương bệnh binh nặng xin vào để vừa học, vừa kiếm sống. Tôi không thể ngăn cấm các cháu được”.

Ngoài hướng dẫn thêm tay nghề cho các cháu, thầy Thực còn đi giao dịch, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm may sẵn lúc bấy giờ. Có thời điểm không đủ tiền để trang trải cho lớp học, thầy Thực phải dậy thật sớm để làm bánh bao, đậu phụ đưa đi bán khắp xóm. Chiều muộn, thầy lại đạp xe đi thu mua phế liệu, giấy loại… rồi lo thêm việc chăn nuôi lợn, gà “lấy ngắn nuôi dài”.

Với nỗ lực của thầy và trò, năm 1997, cơ sở này trở thành Trung tâm Dịch vụ và giới thiệu việc làm huyện Đô Lương, do thầy Thực làm Giám đốc. Phát triển được 2 năm, trung tâm dạy nghề mang tính nhân đạo này được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An rất quan tâm. Năm 1999, nhân việc Xí nghiệp Gốm Đô Lương ở xã Lưu Sơn giải thể, thầy Thực làm đơn xin UBND tỉnh được dời trung tâm về đó.


Các trẻ vui đùa bên thầy Lê Trung Thực.

Các trẻ vui đùa bên thầy Lê Trung Thực.

Nhớ lại thời kì ấy, thầy Thực kể: “Rất mừng là tỉnh cho chúng tôi vị trí này để có thể mở mang Trung tâm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Nhưng thoạt đầu nhìn cơ ngơi xí nghiệp gốm giải thể, tan hoang như một bãi chiến trường với vỏ sành từ chum vại chất đống, ngổn ngang, tôi rất hoang mang, lo lắng”. Nhưng rồi chính từ bàn tay và quyết tâm của thầy giáo dạy nghề và 50 học viên, sau gần một tháng, Trung tâm đã hiện lên hình hài mới. Một số nhà xưởng cũ được mua lại, sửa chữa làm nơi ăn, chốn ở và khu vực hành nghề. Lúc này Trung tâm đủ sức thu nhận thêm một số thanh niên có hoàn cảnh khó khăn vào làm tổ đội tổng hợp gồm xây dựng, sản xuất gạch, mua bán giấy, phế liệu. Thầy Thực trổ tài ngoại giao với các cơ quan, trường học trong địa bàn, kiếm việc cho tổ đội này để kiếm thêm thu nhập vẫn theo kế sách “lấy ngắn nuôi dài”.

Tất cả kinh phí thu được đều dồn cho việc mua sắm thêm máy khâu để tăng sản phẩm chào bán, trả lương cho người lao động và nuôi các cháu bởi lúc đó nhà nước chưa có chế độ gì với Trung tâm. Tiếng lành đồn xa, khá nhiều con em mồ côi, tàn tật không nơi nương tựa đến xin gia nhập trung Tâm. Đây là lý do khiến Trung tâm Dịch vụ và giới thiệu việc làm huyện Đô Lương được đổi tên thành Trung tâm Dạy nghề và giới thiệu việc làm nhân đạo Nghệ An, năm 2000.

Từ tổ ấm, những đứa trẻ “bay” xa


Học sinh tiểu học và THCS của trung tâm tung tăng đến trường. Ảnh: V.Đ

Học sinh tiểu học và THCS của trung tâm tung tăng đến trường. Ảnh: V.Đ

Năm 2002 có thêm 15 người tự nguyện xin vào Trung tâm, dạy các nghề: Mộc, may, vi tính và kỹ thuật nuôi trồng nấm. Lúc đó, Trung tâm có 100 trẻ, trong đó có 30 trẻ xấu số được nhận về với rất nhiều hoàn cảnh thương tâm. Thầy Thực kể: “Có hôm, mờ sáng anh em dậy tập thể dục bỗng nghe tiếng trẻ con sơ sinh khóc ngay trước cổng Trung tâm. Anh em chạy ra thấy một trẻ sơ sinh nằm trong cái làn nhựa. Nhìn gương mặt trẻ bình thường nhưng khi bế vào thay quần áo thì không thấy chân do chân và đùi dính vào nhau”.

Thầy Thực cho biết thêm, ở Trung tâm cũng có không ít trẻ bị bệnh down, bị liệt, rồi viêm gan B, nhiễm HIV. Đa số các trẻ bị thiếu tháng, thiếu cân. Nhưng cái chung nhất của những đứa trẻ xấu số này là nỗi đau vì tuổi thơ bất hạnh. Chúng tôi cảm động khi đứng nhìn hàng chục trẻ 5-6 tuổi vui chơi, ghép chữ trên nền nhà lát gạch hoa. Ngoài sân, một số trẻ cùng lứa đung đưa võng cạnh “vườn hoa tuổi thơ”. Đúng 10h30, tất cả các trẻ rửa tay, ngồi vào bàn ăn như ăn cơm bán trú ở lớp.

Riêng ngôi nhà hai tầng cạnh dãy nhà này dành riêng cho trẻ sơ sinh mới đón về. Hai chị em người dân tộc Mông là Lầu Y Sềnh và Lầu Bá Chống được Trung tâm đón về khi 4-5 tuổi, giờ đã 15-16 tuổi đang ngồi chăm mấy trẻ mới sinh chập chững đi trong cũi. Các trẻ bị bệnh đều được Trung tâm đưa đến các bệnh viện (có khi ra bệnh viện tại Hà Nội) điều trị. Đỡ bệnh, các cháu lại về để Trung tâm tiếp tục chăm sóc. Riêng trẻ bị nhiễm HIV, Trung tâm làm thủ tục chuyển ra Trung tâm Xã hội 2 Ba Vì nhờ chăm sóc.

Từ khu vực nuôi dưỡng những đứa trẻ bất hạnh, chúng tôi cảm động khi nhìn thấy tốp nam nữ học sinh từ Trung tâm đạp xe đến Trường Tiểu học Lưu Sơn và Trường THCS Đội Cung (thị trấn Đô Lương). Thầy Thực nói: “Hiện trung tâm có 30 cháu học tiểu học, 17 cháu học THCS. Tiếc là năm 2016, cháu Nguyễn Thị Hoa thi vào ĐH Y Nghệ An thiếu 2 điểm”.

Thi trượt đại học, Hoa vào Đồng Nai làm công nhân cho một công ty nước ngoài. Nhắc đến chuyện những đứa trẻ bất hạnh nhưng lớn lên giàu nghị lực để “bay” xa, thầy Thực nói tiếp: “Đến nay đã có hơn 200 cháu đi xuất khẩu lao động, hoặc vào các tỉnh phía Nam làm công nhân tại các công ty may xuất khẩu. Nhiều cháu khác do tàn tật không đi xa được thì về quê mở cửa hàng may mặc hoặc buôn bán. Để các trẻ bất hạnh trở thành những con người có vị trí trong xã hội, một phần nhờ quan tâm của UBND tỉnh và Sở LĐ-TB&XH. Năm 2007, sau khi công nhận mô hình hoạt động này, UBND tỉnh Nghệ An cho phép Trung tâm đổi tên là Trung tâm Nhân đạo Nghệ An. Theo đó, Trung tâm có 15 biên chế bên cạnh 17 người đang hợp đồng”.

Năm 2012, Trung tâm bổ sung chức năng, nhiệm vụ theo Đề án 32 của Chính phủ. Để thực hiện sự đổi mới này, UBND tỉnh Nghệ An giao tiếp cho trung tâm quản lí thêm cơ sở số 16, đường Trần Tấn, TP Vinh. Đây là vệ tinh của Trung tâm có chức năng khảo sát và tiếp nhận các đối tượng bị xã hội bỏ rơi, sau đó phân luồng cho các trung tâm công tác xã hội, trong đó có Trung tâm Nhân đạo Nghệ An. Cũng từ chức năng này, năm 2012, UBND tỉnh Nghệ An quyết định đổi tên Trung tâm Nhân đạo Nghệ An thành Trung tâm Công tác xã hội Nghệ An.

Ông Lê Trung Thực (55 tuổi) tốt nghiệp Trường Năng khiếu nghệ thuật Phú Thọ. Sau này ông học thêm nghề may nhưng hành nghề ở Hà Nội không thành. Năm 1993, ông vào TP Vinh mở lớp dạy may cho lớp trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Đến nay, ông vẫn đam mê công việc nhân đạo. Mọi người trong Trung tâm Công tác xã hội Nghệ An gọi ông bằng “thầy”. Còn các trẻ quen gọi là ông là “bố Thực”.

Chốn thiền môn Mái ấm gia đình của những mảnh đời bất hạnh Chốn thiền môn Mái ấm gia đình của những mảnh đời bất hạnh

GiadinhNet - Một ngày Chủ nhật, trong không gian tĩnh lặng của chùa Thịnh Đại là những tiếng cười đùa, tiếng đọc chữ ê a của những đứa trẻ mới 5 - 6 tuổi. Gần 30 năm qua, nơi này đã là chốn nương tựa cho hàng chục đứa trẻ bơ vơ, bị bỏ rơi từ thuở lọt lòng…

Vũ Đồng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 8 phút trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 42 phút trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 47 phút trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 2 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Với khoảng thời gian nghỉ lễ là 5 ngày, cư dân mạng đua nhau thực hiện thử thách "Ngủ 5 ngày 5 đêm" nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sự kiện này đang được cư dân mạng bàn luận khá sôi nổi.

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Top