Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghiên cứu sinh 34 tuổi đột tử trong phòng làm việc do đau tim: 2 triệu chứng trước khi chết thường ập đến, phát hiện kịp thời có thể cứu sống bạn

Thứ ba, 09:02 14/12/2021 | Bệnh thường gặp

Mới đây, một thông tin về vụ "một nghiên cứu sinh đột tử trong phòng làm việc của một trường" đã thu hút sự bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội Trung Quốc.

Nghiên cứu sinh 34 tuổi đột tử trong phòng làm việc do đau tim: 2 triệu chứng trước khi chết thường ập đến, phát hiện kịp thời có thể cứu sống bạn - Ảnh 1.

Sáng 23/11, một nghiên cứu sinh họ Tạ đột ngột lên cơn co giật, ngất xỉu trong phòng làm việc của trường Đại học Kỹ thuật và Công nghệ Liêu Ninh, Trung Quốc, rồi tử vong sau khi cấp cứu không thành, bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân tử vong là do đột tử do tim.

Vào ngày 8 tháng 12, Đại học Kỹ thuật Liêu Ninh thông báo về cái chết đột ngột của nghiên cứu sinh này.

Vào tháng 5/2021, anh Tạ đã thông báo cho cấp trên của mình về việc phải đi chữa bệnh nhưng anh lại không nói cụ thể về những vấn đề liên quan đến bệnh tật. Quản lý của anh cũng không nhận được đơn xin nghỉ phép của anh Tạ. Hiện tại, nguyên nhân vụ việc cụ thể đang được điều tra làm rõ.

Cái chết đột ngột của anh Tạ khiến nhiều người bất ngờ và lo lắng. Có thể nói, hầu hết các trường hợp đột tử mà chúng ta gặp trong cuộc sống là đột tử do tim.

Nghiên cứu sinh 34 tuổi đột tử trong phòng làm việc do đau tim, 2 triệu chứng trước khi chết thường ập đến, phát hiện kịp thời có thể cứu sống bạn - Ảnh 1.

Theo số liệu, hàng năm ở Trung Quốc có khoảng 544.000 người đột tử do tim, tương đương cứ mỗi phút lại có 1 người bị đột tử do tim, đứng hàng đầu thế giới.

Hầu hết các trường hợp đột tử do tim thường xảy ra đột ngột, không thể đoán trước, sau đó dẫn đến tử vong trong vòng một giờ. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến đột tử do tim là do căng thẳng cao độ, kích động quá mức... Các tác nhân này có thể đột ngột gây nhồi máu cơ tim.

Bệnh tim thường có một loạt các triệu chứng trong giai đoạn đầu hoặc trước khi khởi phát. Việc phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ đảm bảo sức khỏe cũng như tính mạng cho người bệnh tốt hơn.

Nhịp tim nhanh và không đều có phải là dấu hiệu của một cơn đau tim?

Trong giai đoạn đầu của bệnh tim, sẽ có một loạt các triệu chứng khó chịu ở tim, chẳng hạn như rối loạn nhịp tim, tức là tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, hoặc không đều.

Nó còn kèm theo cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, tức ngực và co thắt ở mức độ nhất định.

Các triệu chứng trước cơn đau tim là gì?

Nếu nhịp tim đập dữ dội và không đều, kèm theo một loạt các triệu chứng khác thì đó thường là dấu hiệu trước cơn đau tim. Điển hình là 2 dấu hiệu sau:

1. Tức ngực, khó thở

Trước khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra, ngoài nhịp tim đập bất thường, người bệnh còn có biểu hiện tức ngực, khó thở, người bệnh có cảm giác khó thở.

Hiện tượng này đặc biệt xuất hiện sau các hoạt động, chẳng hạn như đi lên cầu thang hoặc đi bộ nhanh. Nếu hiện tượng này kéo dài trong một thời gian, không những không thuyên giảm mà còn trở nên nghiêm trọng hơn, bạn phải đi khám càng sớm càng tốt.

Phần lớn đây là triệu chứng của bệnh tim, một khi cơn xuất hiện sẽ gây nguy hại lớn hơn đến sức khỏe và tính mạng.

2. Chóng mặt và mệt mỏi

Bệnh tim thực chất là bệnh của hệ thống tuần hoàn chất lỏng trong cơ thể, nếu có vấn đề về tim cũng có thể khiến tốc độ máu lên não gặp vấn đề.

Nếu quá trình cung cấp máu lên não có vấn đề gì đó sẽ xảy ra hiện tượng chóng mặt, đau đầu. Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh tim dễ bị suy nhược cơ thể.

Nếu các triệu chứng này xảy ra, bạn phải nhanh chóng đi khám, tiến hành các thăm khám tương ứng và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim, cần thực hiện các việc phòng bệnh liên quan trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm: Cần hạn chế ăn mặn, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, đồng thời cấm hút thuốc lá và rượu bia, tránh xa khói thuốc.

Ngoài ra, bệnh nhân phải tránh lao động thể lực quá sức hoặc chơi thể thao quy mô lớn trong cuộc sống hàng ngày, tránh buồn bã, tức giận, lo lắng và những cảm xúc xấu khác về mặt tình cảm.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tim nên dùng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong cuộc sống hàng ngày và nhanh chóng đi khám khi có một loạt các triệu chứng khó chịu xảy ra, tránh để sức khỏe và tính mạng của mình bị đe dọa bởi cơn đau tim.

Theo Sina, Zhihu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Mặc dù ăn phải giòi không gây nguy hiểm chết người nhưng ăn thức ăn có giòi cũng có thể kéo theo những tác hại đáng kể.

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Cô gái hồi sinh sau biến chứng bệnh tiểu đường thú nhận, để đối phó với áp lực công việc, cô thường xuyên uống trà sữa, có ngày cô uống tới 2 - 3 cốc...

Người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì trong tập luyện, sinh hoạt?

Người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì trong tập luyện, sinh hoạt?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Thoát vị đĩa đệm là thể bệnh đặc biệt của bệnh lý đĩa đệm nằm trong bệnh cảnh chung của các hội chứng cột sống. Cùng với các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, tập luyện có vai trò hết sức quan trọng đối với bệnh thoát vị đĩa đệm.

Loại ngô rất giàu vitamin và chất chống oxy hoá, tốt cho người bị tiểu đường

Loại ngô rất giàu vitamin và chất chống oxy hoá, tốt cho người bị tiểu đường

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Ngô bao tử hay còn gọi là ngô non (bắp non), không chỉ là một món ăn thơm ngon mà còn là một viên "ngọc dinh dưỡng",

Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Gan là cơ quan đào thải độc tố quan trọng bậc nhất của cơ thể. Nhưng bản thân nó cũng cần được thải độc thường xuyên để hoạt động trơn tru.

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai ăn dưa hấu cũng tốt. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi ăn dưa hấu có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Chẩn đoán nhanh chóng phì đại tiền liệt tuyến giúp người bệnh được can thiệp điều trị kịp thời, đồng thời áp dụng các bài tập vận động thể chất, xoa bóp để phòng ngừa và ngăn sự tiến triển của bệnh.

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát và điều trị được nếu như bạn thực hiện đúng phương pháp.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Top