Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghị sĩ Hà Nội lo chuyện “giới tính khi sinh”

Thứ tư, 09:19 29/07/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Quy mô dân số Hà Nội sẽ tiếp tục tăng. Trung bình mỗi năm sẽ tăng thêm số dân tương đương một huyện lớn; Tỷ số giới tính khi sinh diễn biến phức tạp; Các vấn đề về già hóa dân số, di cư, chất lượng nguồn nhân lực, sự đầu tư về chính sách, kinh phí cho công tác này ra sao…

 

Nhiều năm qua, Hà Nội nỗ lực tập trung vào mục tiêu nâng cao chất lượng dân số.   	Ảnh: D.Ngọc
Nhiều năm qua, Hà Nội nỗ lực tập trung vào mục tiêu nâng cao chất lượng dân số. Ảnh: D.Ngọc

 

Đó là những vấn đề được tập trung thảo luận trong Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “Tình hình thực hiện pháp luật về dân số và chính sách, pháp luật về xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Hà Nội”. Hội nghị do Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hà Nội tổ chức sáng 28/7.

Đối mặt với những thách thức mới

Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội tại Hội nghị đã nêu bật những kết quả ngành Dân số Thủ đô đạt được trong 12 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số (2003-2015). Theo đó, hiện nay, mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Hà Nội sinh 2,1 con. Các hoạt động nâng cao chất lượng dân số được chú trọng, các chỉ tiêu chuyên môn của Hà Nội luôn cao hơn mức trung bình cả nước. Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh và trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt ở mức 70 - 80%.

Tuy nhiên, Hà Nội cũng đang đối mặt với những thách thức mới rất gay gắt trong công tác DS - KHHGĐ. Ông Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội cho biết, sau 12 năm triển khai Pháp lệnh Dân số, cơ cấu dân số của Hà Nội đã có thay đổi mạnh mẽ. Dù đã đạt mức sinh thay thế, nhưng số phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ trên địa bàn lớn gấp 2 lần số phụ nữ ra khỏi tuổi sinh đẻ.

Bên cạnh đó, tỷ lệ dân số trên 60 tuổi tại Hà Nội năm 2014 ở mức 11,7% (cao hơn năm 2009 là 1,5%). Quy mô dân số Hà Nội khoảng 7,3 triệu người, đứng thứ 2 sau  TP HCM. Mật độ dân số cao (2.131 người/km2, một số quận trung tâm có mật độ lên tới hơn 40.000 người/km2).

“Nóng” hơn cả, là mức chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội rất cao, hiện ở mức 115 bé trai/100 bé gái, cao hơn nhiều so với mức chung cả nước. Nhiều ĐBQH và cử tri tại Hội nghị lo ngại về hệ lụy của tình trạng này tại Thủ đô.  TS Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thừa nhận, 100% các thai phụ biết giới tính con mình trước khi sinh. Để phát hiện, xử lý được việc này vô cùng khó. “Điều quan trọng là  phải quản lý chặt các phòng khám có thực hiện kỹ thuật siêu âm thai nhi nhằm ngăn chặn hành vi phá thai vì lựa chọn giới tính, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nhất là có các chính sách để giúp giảm tình trạng phân biệt giới tính, giảm tâm lý ưa thích con trai như chăm sóc tốt người già…”, ông Hiền nói.

Cần tăng kinh phí đầu tư cho công tác dân số

Liên quan đến nguồn ngân sách thành phố cấp cho công tác DS-KHHGĐ, ông Đỗ Trung Hai – Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hà Nội nêu ý kiến: Hết năm 2015, Chính phủ sẽ cắt Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ. Tôi kiến nghị: Trong hạch toán ngân sách giai đoạn 2016-2020, cần tăng định mức chung cho công tác Y tế, DS-KHHGĐ. Vì theo nguyên tắc, có nhiệm vụ phải có nguồn lực.

Liên quan đến vấn đề kinh phí cho công tác DS-KHHGĐ, ông Đinh Hồng Phong – Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, Trưởng ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ quận kiến nghị: Hiện nay, định mức đầu tư ngân sách cho công tác dân số ở Hà Nội tối thiểu là 5.000 đồng/người dân/năm (trong đó ngân sách thành phố chiếm 40%, tương đương 2.000 đồng; cấp quận, huyện là 3.000 đồng).

“Nhiều năm qua, Hà Nội tập trung vào mục tiêu nâng cao chất lượng dân số. Dù xác định công tác truyền thông rất quan trọng, nhưng việc đầu tư kinh phí cho các chiến dịch truyền thông rất hạn hẹp. Nếu các quận, huyện chỉ cho định mức 3.000 đồng/người dân/năm thì không thể nào đáp ứng được mục tiêu Chiến lược dân số trong giai đoạn tiếp theo”, ông Đinh Hồng Phong nói.

Một vấn đề khác, ông Đinh Hồng Phong cũng kiến nghị, với dân số đông, Hà Nội cần tăng định biên cho các trung tâm DS-KHHGĐ từ 7 người (hiện nay) lên 10 người mới “kham nổi” lượng lớn công việc tại quận, huyện. Ngoài ra, tại quận Hoàn Kiếm hiện 18 cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ (hầu hết là viên chức làm việc tại UBND phường) đang hưởng lương khởi điểm với hệ số lương của viên chức loại B là 1,86 (ngang bằng trung cấp), dù họ tốt nghiệp đại học. Theo ông Phong, điều này gây ra sự không bình đẳng và là thiệt thòi đối với các viên chức này. Ông Phong kiến nghị, cần trả lương cho các viên chức này theo bằng cấp mới đảm bảo công bằng.

 

Trả lời câu hỏi của đại biểu Chu Sơn Hà (Phó trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội) về việc Hà Nội có xử phạt được các hành vi vi phạm Chính sách về dân số, cụ thể là trong việc tiết lộ giới tính trước sinh hay không, ông Tạ Quang Huy cho hay: Việc thanh - kiểm tra về chấp hành quy định của Pháp luật đã có sự chặt chẽ giữa thanh tra Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ và Sở Y tế Hà Nội, hàng năm Ban Chỉ đạo công tác DS - KHHGĐ của Hà Nội yêu cầu 30 Ban Chỉ đạo các quận, huyện phải có trách nhiệm thanh - kiểm tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật về dân số. 

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Top