Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghỉ hè, cẩn trọng nguy cơ lây dịch giữa các nhóm trẻ ở cộng đồng

Chủ nhật, 11:13 03/06/2018 | Y tế

GiadinhNet - Các chuyên gia dịch tễ cảnh báo, tình trạng nhiều người chủ quan cho rằng học sinh đã nghỉ hè hết nên nguy cơ lây bệnh trong trường học sẽ giảm đi. Tuy nhiên, thực tế trẻ có thể mắc bệnh ở bất cứ đâu trong đó các khu vui chơi giải trí tập trung hàng trăm trẻ...

Khám bệnh cho trẻ ở Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: T.Nguyên

Khám bệnh cho trẻ ở Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: T.Nguyên

Sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi đang lây lan

Hiện nay, bệnh sởi có xu hướng gia tăng trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc như Thanh Hóa, Hà Nội, Sơn La, Quảng Ninh... Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận gần 19.500 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó 4 trường hợp tử vong tại Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau và Khánh Hòa. So với cùng kỳ 2017, số mắc cả nước giảm hơn 40%, số tử vong giảm 8 trường hợp, tuy nhiên so với các tháng đầu năm 2018, thời gian qua số mắc đang có xu hướng gia tăng. Trung bình mỗi tuần, cả nước ghi nhận khoảng 1.000 ca mắc mới SXH, trong đó miền Nam vẫn là điểm nóng của dịch.

Bên cạnh đó, số mắc và nhập viện do bệnh tay chân miệng trong tuần qua tiếp tục tăng với hơn 1.200 trường hợp mắc, có 676 trường hợp nhập viện. So với tuần trước, số mắc tăng 16%, số trường hợp nhập viện tăng 18%. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận gần 13.000 trường hợp mắc, trong đó có gần 7.500 trường hợp nhập viện do tay chân miệng, may mắn không ghi nhận ca bệnh tử vong. Các tỉnh, thành phố như: Đà Nẵng, Đồng Nai, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đồng Tháp, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long hiện là những địa phương có số mắc tích lũy/100.000 dân cao nhất.

Tại Hà Nội, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, dù số ca bệnh SXH ở Hà Nội giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017, song thời tiết mùa hè (nóng ẩm, mưa nhiều) là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh SXH phát triển. Ông Hạnh cho biết, từ đầu năm đến nay, Thủ đô có gần 110 người mắc SXH. Do chưa có thuốc đặc trị, chưa có vaccine phòng bệnh nên ý thức của cộng đồng là yếu tố quan trọng quyết định việc dịch có bùng phát hay. Thời gian qua, Sở Y tế TP Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy. Cùng đó, người dân cũng được khuyến cáo nâng cao sức đề kháng và tăng cường công tác vệ sinh môi trường, nhất là tại các nhà trẻ, nhà mẫu giáo để phòng bệnh tay chân miệng trong mùa hè. Được biết, trong tuần qua, Hà Nội có tới gần 70 ca mắc tay chân miệng mới, nâng số ca mắc 5 tháng đầu năm 2018 lên gần 600 ca.

Tại TPHCM, dù số ca SXH nhập viện giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm 2017, tuy nhiên các chuyên gia dịch tễ nhận định với diễn biến thời tiết phức tạp, mưa rào kèm nắng nóng, đặc điểm sinh địa cảnh TPHCM rất thuận lợi cho muỗi sinh sản nên nguy cơ mùa dịch 2018 đến sớm và khó tránh khỏi phát sinh các ổ dịch lây lan, kéo dài. Hiện trong nhiều tuần trở lại đây, mỗi tuần TP đông dân nhất cả nước này có hơn 120 bệnh nhân nhập viện vì SXH, gần 70 bệnh nhân nhập viện về tay chân miệng.

Cẩn trọng lây dịch bệnh từ khu vui chơi, giải trí

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đến thời điểm này đã có gần 20 tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch, triển khai hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống SXH. So với cùng kỳ năm 2017, số mắc và tử vong giảm mạnh, không có tỉnh nào ghi nhận số mắc gia tăng đột biến trong 20 tuần đầu năm 2018, nhưng thời tiết nắng nóng ở miền Bắc những tuần qua và mưa nhiều ở khu vực miền Nam là yếu tố thuận lợi để muỗi vằn sinh sôi. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, khí hậu nước ta nóng ẩm, mưa nhiều vào giai đoạn từ giữa tháng 5 - 11. Đây chính là khoảng thời tiết vô cùng thuận tiện cho việc đẻ trứng của muỗi vằn. Các nguồn nước thải, nước đọng trong mùa mưa không được xử lý hay làm vệ sinh là môi trường thuận lợi cho loài muỗi sinh sản mạnh và bùng phát thành dịch.

Với dịch tay chân miệng, ông Phu cũng cảnh báo tình trạng nhiều người chủ quan cho rằng học sinh đã nghỉ hè hết nên nguy cơ lây bệnh trong trường học sẽ giảm đi. Tuy nhiên, thực tế trẻ có thể mắc bệnh ở bất cứ đâu trong đó các khu vui chơi giải trí tập trung hàng trăm trẻ. Ở những nơi này nếu không được lau chùi, vệ sinh khử khuẩn thường xuyên chính là yếu tố làm lây lan dịch bệnh. Thực tế đã có rất nhiều gia đình cho biết, trẻ nóng sốt rồi nổi ban, bóng nước khắp người sau khi đi chơi công viên hoặc trở về từ các siêu thị và trung tâm thương mại, thậm chí bể bơi. Theo các chuyên gia dịch tễ, người lớn có sức đề kháng tốt nên không bị mắc bệnh nhưng với trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi rất dễ bị virus tay chân miệng tấn công. Đáng nói, có đến 71% người lành mang trùng (mang virus nhưng không biểu hiện bệnh) nên rất dễ lây cho người khác nếu hành vi vệ sinh không đảm bảo.

PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, thời điểm này cũng là đỉnh điểm của bệnh viêm não Nhật Bản. Vì bệnh gia tăng vào mùa hè trùng với mùa vải, do đó nhiều người vẫn nhầm tưởng ăn vải là nguyên nhân gây bệnh này. Ông khẳng định: Ăn quả vải không liên quan đến lây truyền/ nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản. Sở dĩ bệnh hay gặp vào mùa vải là vì đây là mùa thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển (tháng 5, 6, 7) và cũng là mùa có nhiều loài hoa quả chín thu hút chim từ rừng về, mang theo mầm bệnh từ nơi hoang dã rồi lây sang đàn lợn, gia súc gần người và sau đó lây sang cho người. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh do chưa từng được tiêm chủng trước đây và có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh viêm não Nhật Bản.

Trong mùa hè, một bệnh lây truyền qua đường hô hấp nguy hiểm là viêm màng não do não mô cầu. Theo số liệu thống kê của ngành Y tế, trong tháng 5, trên cả nước có 4 trường hợp mắc bệnh viêm não do mô cầu. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2018, cả nước có 14 trường hợp mắc bệnh viêm não do mô cầu. Đáng lưu ý, nhiều trường hợp mắc bệnh khi nhập viện đã trong tình trạng nặng, dẫn tới tử vong.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 22 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top