Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghệ An nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bền bỉ vận động

Thứ ba, 18:00 16/06/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nghệ An đang “ráo riết” triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Khi các chế tài đặt ra có thể tác động đến hành vi cụ thể một cách rõ ràng, thì việc làm thay đổi nhận thức – mục tiêu quan trọng nhất để hướng đến kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, cản trở. Và để làm được điều đó, cần phải có sự nỗ lực bền bỉ, lâu dài của không chỉ ngành dân số.

Trẻ em nam ở Nghệ An hiện nay chiếm số lượng lớn hơn nhiều so với trẻ em nữ.

Đau lòng vì chuyện “cố đẻ” thằng cu

Ngày nào cũng vậy, chị Chu Thị Hường- cộng tác viên dân số xóm 10, xã Nghĩa An, Nghĩa Đàn lại tất tả đạp xe đến từng hộ gia đình tuyên truyền về chính sách dân số - KHHGĐ. Đã hơn 10 năm nay, chị gắn bó với công tác dân số, cũng là gắn bó với từng hoàn cảnh gia đình, từng số phận con người nơi đây.

Bà con nơi đây chủ yếu làm nông nghiệp, trồng mía, trồng sắn, ngoài ra đàn ông còn có nghề thợ xây. Đời sống còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên rất lớn. Chị Hường cho biết, toàn xóm chỉ có 3/350 hộ “chưa” sinh con thứ 3, còn lại là sinh con thứ 4 , 5 …

Tâm lý người dân muốn sinh đông con, vì 2 đứa thấy “ít quá”. Chị Trần Thị Huyền, 32 tuổi nhưng đã có tới 4 người con, đứa đầu học lớp 7, con gái út mới 2 tuổi: “Ở đây nông thôn, đẻ 2 đứa thấy ít lắm, khoảng 4 đứa là vừa. Trong xóm có nhiều nhà sinh 6, 7 người con. Hiện tại thì mình dừng lại ở 4 đứa, còn sau thì… chưa biết được”, chị Huyền cười nói.

Chị Hường cho biết, trong xóm, có nhiều hoàn cảnh gia đình rất éo le. Như gia đình bà Phạm thị Hòa, mắc bệnh tim, mà không có tiền đi mổ. Bà có 4 đứa con, đứa nào cũng vất vả khó khăn không giúp gì được cho mẹ, hiện tại bà Hòa lại còn phải nuôi thêm 1 con gái, và 1 cháu gái có dấu hiệu bị bại não.

Còn gia đình chị Nguyễn Thị Thứ và anh Lê Vũ Sơn xóm 4, Quỳnh Lộc, Hoàng Mai lại ở vào hoàn cảnh éo le vì “cố cho được thằng cu nối dõi tông đường”. Ngôi nhà lúp xúp, tài sản chẳng có gì, chiếc ghế mời khách ngồi cũng chẳng có. Lúc chúng tôi cùng cán bộ dân số vào thăm nhà, chị Thứ một mình đang giữ 2 đứa con gái sinh đôi 3 tuổi, trên tay thì đang 1 tay bế con gái út mới được hơn 3 tháng. Anh chị có tất cả 7 đứa con, đều là gái, “Lúc đẻ được 3 đứa đã nhọc rồi, nhưng ông bà nội bảo phải cố có thằng cu nối dõi tông đường, nên mới gắng đến giờ”.

Em Lê Thị Tú là con gái đầu của chị Thứ, SN 1999, học hết lớp 9 là nghỉ. Bố làm nghề đá lạnh, suốt ngày ở dưới cảng cá, tối mịt mới về, những lúc mẹ đi chợ, Tú phải nghỉ học ở nhà để trông em, làm việc nhà: “Em muốn đi học lắm, nhưng nhà nghèo, đông em, nên phải nghỉ học. Ít năm nữa, chờ các em lớn lên, thì em vào miền Nam đi làm thuê thôi ạ”. Câu nói và nụ cười buồn trên gương mặt xinh xắn của cô bé khiến chúng tôi chạnh lòng.

Theo khảo sát từ Chi cục DS/KHHGĐ, đẻ con dự phòng, đẻ con để có người nối dõi tông đường, để có thêm lao động trụ cột nhân lực, thậm chí tìm mọi cách để có được con trai như ý muốn…. là nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng giới tính ngày càng xu hướng trầm trọng ở Nghệ An. Sự mất cân bằng này chắc chắn sẽ gây nhiều hệ quả nghiêm trọng trong tương lai.

Những đứa trẻ con chị Nguyễn Thị Thứ ở Quỳnh Lập, Hoàng Mai tự trông nhau khi bố mẹ đi vắng. Ảnh: Hồ Hà

Những đứa trẻ con chị Nguyễn Thị Thứ ở Quỳnh Lập, Hoàng Mai tự trông nhau khi bố mẹ đi vắng. Ảnh: Hồ Hà

Những hệ luỵ…

Trong một cuộc hội thảo góp ý cho đề án giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, nhiều đại biểu đã khẳng định những hệ luỵ của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang làm cho chất lượng dân số không ổn định, số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới sẽ kéo theo những hệ luỵ không thể đoán trước. Cùng đó là tình trạng bất bình đẳng giới ngày càng sâu sắc, nhiều phụ nữ phải kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn tăng cao, gia tăng tình trạng bạo hành giới, mua bán phụ nữ, mua dâm... gây ảnh hưởng trầm trọng đến phụ nữ và trẻ em gái về sức khoẻ thể chất và tinh thần, vị thế trong gia đình và xã hội. Theo báo cáo về phòng chống bạo lực gia đình của tỉnh, trong số gần 5000 vụ bạo lưc xảy ra trong 5 năm qua, thì số nạn nhân nữ chiếm trên 80%, trong đó xuất phát của mâu thuẫn bắt đầu từ việc không sinh được con trai.

Theo ông Nguyễn Kim Bảng, Giám đốc Trung tâm Dân số/ KHHGĐ huyện Hưng Nguyên, mất cân bằng giới cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bởi trên thực tế cho thấy, các hộ nghèo hiện nay, ngoài những gia đình neo đơn, tuổi cao, không có sức lao động thì đại đa số vẫn là những hộ gia đình đông con. Nguy cơ càng đẩy hơn cao khi hiện tại nhiều địa phương các cuộc bình xét hộ nghèo đều có tiêu chí quan trọng là số con đang độ tuổi đi học. Với những quyền lợi mà hộ nghèo được hưởng như: vay vốn ngân hàng, miễn giảm học phí, giảm chi phí khám chữa bệnh... khiến cho nhiều người dân có quan niệm phấn đấu đẻ nhiều để vừa được con vừa được hộ nghèo(!). Ông Bảng cũng dẫn chứng hệ luỵ của tình trạng mất cân bằng giới đang hiển hiện trong mỗi gia đình.

Đó là câu chuyện đau lòng của vợ chồng anh Ng- Văn T trú tại xóm 2, xã Hưng Yên Nam vì chuyện phải có chút con trai nối dõi tông đường mà chị Nguyễn Thị L. vợ anh đã phải đẻ một lèo 5 đứa con khi tuổi đời chưa quá 40. Đói nghèo, mâu thuẫn vợ chồng xảy ra thường xuyên bằng những trận đòn roi vô cớ mà chị L phải chịu đựng. Đỉnh điểm của nỗi đau xót là trong một lần đi giỗ uống rượu về, anh T đã thắt cổ tự tử để lại người vợ đau yếu và 5 đứa con nheo nhóc. Câu chuyện cố sinh được thằng cu đã khiến cho rất nhiều gia đình ở vùng bán sơn địa Hưng Yên Nam rơi vào cảnh đói nghèo vì đông con (nhiều gia đình 8-10 con. P.V). Theo chị Hà Thị Hằng, chuyên trách dân số xã Hưng Yên Nam thì riêng năm 2014, số xóm không có người sinh con thứ 3 trở lên chỉ là 1/ 15 xóm. Tỷ lệ cân bằng giới tính khi sinh là 160 bé trai/100 bé gái. Đói nghèo đã kéo theo nhiều hệ luỵ ở Hưng Yên Nam, đáng lo nhất là có hàng trăm đứa trẻ chỉ học hết cấp 2 là … thất học, tha hương kiếm tiền, mịt mờ tương lai…, chị Hằng cho biết.

Trong tương lai không xa, những hệ luỵ của mất cân bằng giới tính sẽ là một tai họa bởi có rất nhiều nam giới phải chịu cảnh ế vợ vì tình trạng “thừa nam, thiếu nữ”, xã hội sẽ bất ổn với các biểu hiện “tranh giành” trong hôn nhân, thậm chí không thể kết hôn do không tìm được bạn đời, làm gia tăng tội phạm liên quan đến lạm dụng tình dục, buôn bán phụ nữ dưới mọi hình thức hôn nhân...

Xây dựng nhiều chế tài kiểm soát mất cân bằng giới tính

Những kết quả đạt được trong thời gian qua trên “mặt trận” công tác dân số như giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, giảm mức sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên... sẽ không mang ý nghĩa trọn vẹn nếu như không giảm được tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở Nghệ An đến thời điểm hiện nay là 113 trai/ gái, dù tốc độ này so với những năm trước đã giảm (116 nam/ nữ năm 2012 - PV).

Để hạn chế được tình trạng trạng mất cân bằng giới tính khi sinh từ năm 2012 Nghệ An đã triển khai Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại 225 xã, phường thị trấn của 21 huyện, thị, thành trong toàn tỉnh. Theo đó, nhiều giải pháp đồng bộ được tổ chức như: nói chuyện tuyên truyền về giới tính, đột phá đề án bắt đầu từ khâu đào tạo, tập huấn cho cán bộ các trung tâm và đội ngũ chuyên trách, cộng tác viên nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng tuyên truyền tư vấn với mục tiêu tăng cường chuyển tải cung cấp thông tin. Giáo dục truyền thông về giới và mất cân bằng về giới cho người dân, trước hết là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, những người cung cấp dịch vụ siêu âm và dịch vụ phá thai, những người có uy tín trong cộng đồng, góp phần thực thi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về các nội dung liên quan đến việc xác định giới tính khi sinh.

Đặc biệt, một giải pháp được xem là “hoàn toàn mới mẻ”, đó là mỗi năm ngành đều phối hợp cùng Hội nông dân “đánh mạnh” vào kinh tế đối với các gia đình sinh con một bề bằng việc hỗ trợ vốn làm kinh tế, đồng thời biểu dương các gia đình tiêu biểu sinh con một bề là gái nhưng đã vượt qua được định kiến để nuôi dạy con ngoan, học giỏi, thành đạt, gia đình hạnh phúc, góp phần lan toả trong cộng đồng phong trao thi đua thực hiện tốt chính sách DS/KHHGĐ và xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên để ngăn chăn được dòng lũ của MCBGTKS vẫn còn đó những khó khăn, bởi tâm lý thích con trai hơn con gái còn “đậm đặc” như hiện nay, tỷ số vẫn còn gia tăng mạnh nếu như chúng ta không tăng cường các biện pháp mạnh đối phó. Mới đây, đoàn thanh tra liên ngành đã kiểm tra đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính đã thu hồi 7 đầu sách tại các nhà sách cung cấp ấn phẩm văn háo có nội dung liên quan đến hướng dẫn lựa chọn giới tính và lập biên bản xử phạt 2 phòng khám tư nhân 12 triệu đồng bao gồm, phòng khám Siêu âm Bác sỹ Nguyễn Thị Quế tại xóm 12 xã Quỳnh Hậu và phòng khám bác sỹ Năm tại khối 9 thị trấn Hưng Nguyên.

Tuy nhiên theo Bác sỹ Phạm Văn Huê, Phó Chi cục DS/KHHGĐ thì dù pháp lệnh dân số đã quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, nhưng việc thực hiện quy định này chưa nghiêm. Hiện nay, việc các dịch vụ y tế tư nhân vẫn mọc lên như nấm sau mưa. Rất nhiều người đã lách luật để lựa chọn thai và sẵn sàng phá thai khi xác định thai nhi là nữ.

Cũng theo ông Huê, gốc rễ của vấn đề này là tâm lý ưa thích con trai đã ăn sâu vào tư tưởng của người dân, do vậy muốn hạn chế được tình trtạng MCBGT cần một thời gian lâu dài. Chúng ta phải chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi nhận thức xã hội từ trọng nam sang “trọng nữ” trong mọi tầng lớp nhân dân. Các địa phương cần có giải pháp để thay đổi hương ước của các dòng họ để con gái cũng có quyền thờ cúng, có tên trong gia phả, găn công tác dân số với các tiêu chí xây dựng Làng văn hoá, gia đình văn hoá....

“Chúng tôi hy vọng một khi chế tài xử phạt đối những vi phạm trên nặng hơn cùng với việc tuyên truyền để người dân giảm bớt tư tưởng trọng nam khinh nữ, thích con trai hơn con gái, giảm bớt áp lực của những gia đình trẻ chỉ có ít con mà lại muốn con trai, cùng đó là có chính sách hỗ trợ ưu tiên đối với những gia đình sinh con một bề là gái thì thời gian tới, tỷ lệ giới tính khi sinh ở Nghệ An sẽ dần ổn định”- ông Huê nói.

Hà Lài

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Top