Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghệ An: Ai bảo kê cho một loạt xưởng gỗ dăm hoạt động “chui” hoạt động?

Thứ hai, 11:31 25/01/2016 | Pháp luật

GiadinhNet - Mặc dù không được cấp phép, UBND tỉnh Nghệ An quyết liệt trong việc xử lý, đình chỉ các hoạt động sản xuất gỗ dăm trái phép, nhưng ghi nhận thực tế của phóng viên cho thấy các xưởng sản xuất gỗ dăm trái phép trên địa bàn vẫn hoạt động.

Có hay không hoạt động “bảo kê” của chính quyền địa phương đối với hoạt động sản xuất gỗ dăm trái phép này?

Tỉnh dừng, nhưng chủ cơ sở vẫn lén lút chế biến gỗ dăm “chui”

Sản xuất dăm gỗ và bột giấy là loại hình đầu tư có điều kiện. Để đảm bảo quy hoạch cho các đơn vị đã đầu tư, UBND tỉnh Nghệ An đã tạm ngừng cấp phép mới hoạt động này từ năm 2010. Tuy nhiên, thời gian gần đây việc nở rộ các cơ sở chế biến dăm gỗ hoạt động không phép trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã khiến cho dư luận bức xúc.

Các xưởng gỗ dăm trái phép mọc lên với muôn vàn hình thức. Để tránh cơ quan chức năng, nhiều xưởng chế biến dăm gỗ “trốn” trong các mỏ đá, có xưởng thì nằm dưới vỏ bọc xưởng sản xuất than nguyên liệu…

Dây chuyền sản xuất gỗ dăm trốn trong mỏ khai thác khoáng sản
Dây chuyền sản xuất gỗ dăm "trốn" trong mỏ khai thác khoáng sản

Trong vai người thu mua gỗ dăm, phóng viên được biết tại xã Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp có xưởng sản xuất gỗ dăm của Công ty TNHH Sản xuất chế biến và Thương mại Thắng Lợi. Trên đường lần tìm đến xưởng gỗ này, chúng tôi gặp một xe kéo khoảng 30 tấn chở dăm gỗ đi ra.

Người dân ở đây cho biết, xưởng gỗ trên băm dăm cả ngày đêm, công suất cả trăm tấn mỗi ngày. Hàng ngày, xe tải chở keo rầm rập đi vào xưởng. Sau đó keo được tách vỏ và băm thành gỗ dăm rồi chất lên xe kéo chở đi. Mỗi ngày có 4-5 chuyến xe kéo từ xưởng này đi ra.

Không chỉ có hoạt động lén lút, một số cơ sở chế biến gỗ dăm trái phép còn hoạt động công khai, thách thức chính quyền.

Công ty CP đầu tư và sản xuất Thành Phát (Cty Thành Phát) có trụ sở nhà máy tại xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương được tỉnh Nghệ An cho chủ trương đầu tư sản xuất gỗ thanh và than nhiên liệu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã thu mua nguyên liệu, tiến hành hoạt động băm dăm trái phép để xuất bán. Được biết, xưởng sản xuất của Cty Thành Phát xây dựng trên đất chưa được cấp phép. Tuy nhiên, xưởng này vẫn ngang nhiên được xây dựng và hoạt động. Đến khi các cơ quan báo chí phản ánh thì xưởng này ban ngày đóng kín cổng, ban đêm hoạt động.

Theo quan sát của phóng viên, tối ngày 20/1/2016, nhiều xe chở gỗ vẫn ra vào xưởng này và hoạt động băm dăm vẫn diễn ra bình thường.

"Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược"

Được biết, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có duy nhất 3 nhà máy được cấp phép và nằm trong quy hoạch chế biến gỗ, rừng trồng làm dăm gỗ và bột giấy xuất khẩu.

Các dự án về chế biến gỗ dăm và bột gấy là những dự án có điều kiện về vùng nguyên liệu và môi trường. Việc đầu tư vào lĩnh vực này đòi hỏi nhà đầu tư phải có quy hoạch vùng nguyên liệu được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt để tránh tranh chấp về nguyên liệu, gây thiệt hại kinh tế cho doanh nghiệp, ảnh hưởng sản xuất và đời sống người trồng rừng.

Chính vì vậy, từ năm 2010, UBND tỉnh Nghệ An đã ngừng cấp phép các dự án nhà máy chế biến gỗ dăm và sản xuất gỗ dăm.


Xưởng sản xuất gỗ dăm của Cty Thắng Lợi

Xưởng sản xuất gỗ dăm của Cty Thắng Lợi

Tiếp đó, tháng 5/2011, Tỉnh ủy Nghệ An đã có kết luận số 02-KL/TU gửi các sở, ban ngành trên địa bàn và chỉ đạo rõ là “không thu hút đầu tư chế biến gỗ dăm”.

Tháng 4/2015, Bộ NN&PTNT có văn bản số 2775/BNN-CB về việc “hướng dẫn thực hiện thẩm định điều kiện hình thành các dự án mới về sản xuất dăm gỗ”. Tại văn bản này, Bộ Nông nghiệp nêu rõ “Đối với địa phương thuộc các vùng Tây Bắc bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, và Đồng Bằng sông Cửu Long: Xem xét thẩm định theo hướng không phê duyệt các dự án mới về xây dựng cơ sở sản xuất dăm gỗ xuất khẩu theo khoản 1, mục III, Điều 1 Quyết định số 5115/QĐ-BNN-TCLN ngày 1/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.

Dù tỉnh Nghệ An và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể như vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An dường như “không biết” hay “quên” khi cấp phép đăng ký ngành nghề kinh doanh cho công ty TNHH Sản xuất chế biến và Thương mại Thắng Lợi, tại mục kinh doanh số 27, công ty này được phép “tận dụng gỗ tạp vườn, cành, ngọn, bìa, bắp, keo để xay dăm”.

Lợi dụng vào điều này, Công ty Thắng Lợi đã dựng hẳn một dây chuyền băm dăm với công suất hàng trăm tấn mỗi ngày. Chúng tôi đã liên hệ với UBND huyện Quỳ Hợp để phản ánh tình trạng sản xuất dăm gỗ trái phép của công ty Thắng Lợi. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi từ UBND huyện Quỳ Hợp.

Xử lý kiểu “gắp cóc bỏ đĩa”, có không dấu hiệu bảo kê?

Về việc sản xuất gỗ dăm “chui” của Cty cổ phần đầu tư và sản xuất Thành Phát (Cty Thành Phát,  trụ sở nhà máy tại xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương) trao đổi với phóng viên báo chí, ông Nguyễn Hữu Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương thừa nhận đã có nhiều lần ra biển bản phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp này.

Xưởng sản xuất gỗ Thành Phát
Xưởng sản xuất gỗ Thành Phát

Khi phóng viên cung cấp thông tin, tối ngày 20/1/2016 vẫn thấy Cty Thành Phát sản xuất gỗ dăm, xe chở keo vẫn ra vào thì ông Hiền nói rằng: “Cty Thành Phát là công ty sản xuất ván ép và than nhiên liệu, thỉnh thoảng khi huyện kiểm tra vẫn thấy doanh nghiệp băm gỗ nhưng không nhiều. Vì việc băm gỗ cũng giúp chế biến than nhiên liệu nên khó xử lý. Do doanh nghiệp chưa có giấy phép đầy đủ, vẫn đang xin cấp phép sử dụng đất. Đang trong quá trình giao thời nên họ (cty Thành Phát) cũng “tranh thủ” như phóng viên phản ánh đó, ngày họ không sản xuất nhưng đêm họ mới làm (sản xuất dăm gỗ)”.

Cũng theo ông Hiền thì huyện Thanh Chương đã có 2 lần đi kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính “yêu cầu không sản xuất gỗ dăm và không hoạt động khi chưa đủ giấy tờ”.

Lần 1 có Chủ tịch huyện và Phó Chủ tịch huyện cùng đi nhưng doanh nghiệp không ký vào biên bản. Lần 2, có Phó Chủ tịch huyện, Công an huyện và phòng tư pháp cùng xã Thanh Xuân.

Dù phát hiện sai phạm của Cty thành Phát đã lâu, đã nhiều lần ra biên bản vi phạm hành chính, cùng với đó doanh nghiệp xây nhà xưởng trên đất chưa được cấp phép, nhưng thay vì phải xử lý nghiêm, kiên quyết, đảm bảo tinh thần thượng tôn của pháp luật thì UBND huyện Thanh Chương lại còn có dấu hiệu hợp thức hóa cho sai phạm của doanh nghiệp khi  có đề nghị Sở TNMT, UBND tỉnh Nghệ An nhanh chóng cấp giấy phép sử dụng đất cho doanh nghiệp sớm đi vào sản xuất.

Được biết, ngày 10/12/2015, UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn số 9034/UBND-CNTM do Phó Chủ tịch tỉnh Huỳnh Thanh Điền ký, về việc “hoạt động sản xuất gỗ dăm không phép trên địa bàn tỉnh”. Tại văn bản này, UBND tỉnh Nghệ An giao Sở KH&ĐT phối hợp cùng Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở Công thương khẩn trương kiểm tra, yêu cầu UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân liên quan nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, bảo vệ môi trường, quy hoạch… Có biện pháp xử lý đối với các tổ chức cá nhân vi phạm, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/1/2016.

Sau đó, ngày 24/12/2015, UBND tỉnh Nghệ An tiếp tục có công văn số 9444/UBND-CNTM với mục đích để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan “kiểm tra hoạt động sản xuất gỗ dăm không phép”, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/1/2016.

Tuy nhiên, ngày 21/1/2016, khi làm việc với UBND huyện Thanh Chương, Phó Chủ tịch UBNBD huyện, ông Nguyễn Hữu Hiền cho biết, huyện chưa nhận được sự phối hợp nào của Sở NN&PTNT.

Để làm rõ vấn đề này, phóng viên đã liên hệ làm việc với ông Trung Thành Công, Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Nghệ An. Theo ông Công cho biết, ngày 20/1/2016, Sở NN&PTNT mới đề xuất phương án thanh tra, sắp tới sẽ tiến hành kiểm tra.

Khi phóng viên phản ánh về việc UBND huyện Thanh Chương đề nghị sớm cấp phép sử dụng đất cho doanh nghiệp Thành Phát, ông Trung Thành Công cho biết, riêng xưởng sản xuất Thành Phát trên địa bàn huyện Thanh Chương sai từ khi xây dựng xưởng. “Đất chưa được cấp phép mà đã làm về bản chất là đã sai phạm, là sai phép rồi. Xây dựng không phép, sử dụng đất trái phép là đã vi phạm. Đáng lẽ như vậy huyện phải xử lý luôn. Xử lý xong vi phạm mới xem xét các yếu tố khác. Nếu vượt thẩm quyền của huyện thì mới trình tỉnh xử lý. Nói chung, chưa có quyền sử dụng đất mà đã xây dựng là vi phạm luật xây dựng, luật đất đai, tùy vào mức độ sẽ có biện pháp xử lý sai phạm” ông Công có quan điểm.

Còn về việc xử lý các xưởng gỗ dăm trái phép, ông Trung Thành Công cho biết, sau khi đoàn thanh tra do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra sẽ có hình thức xử lý và sẽ thông tin cho cơ quan báo chí được biết.

H. Châu- V. Hải/Báo Gia đình & Xã hội

Thiều Khang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Pháp luật - 33 phút trước

GĐXH - Bằng thủ đoạn làm giả giấy mời của Chi cục thuế TP Huế, đồng thời giả cán bộ thuế gọi điện, kết bạn zalo, cung cấp đường link và hướng dẫn nộp quyết toán thuế, các đối tượng lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản.

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè về "rèn kỹ năng, tăng trải nghiệm" cho con một phụ huynh ở Thanh Xuân, Hà Nội bị các đối tượng lừa chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 4 giờ trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Pháp luật - 8 giờ trước

Hải tạo các tài khoản mạng xã hội mạo danh nữ tu sĩ ở Huế để kêu gọi quyên góp cho những hoàn cảnh ngặt nghèo ở Đà Nẵng. Bằng cách này, Hải đã chiếm đoạt số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Bé gái 12 tuổi tới nhà bạn quen qua mạng xã hội chơi thì bị 3 nam thiếu niên 15 tuổi kéo vào trong rồi thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm.

Chú rể bị bắt vì sử dụng ma túy trong ngày cưới

Chú rể bị bắt vì sử dụng ma túy trong ngày cưới

Pháp luật - 9 giờ trước

Trong ngày cưới, chú rể Phùng Văn Chung (quê huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cùng nhóm mua ma túy về tổ chức sử dụng.

Top