Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngân hàng máu cạn kiệt vì COVID-19

Thứ hai, 11:06 26/07/2021 | Y tế

GiadinhNet - Lượng máu và tiểu cầu dự trữ tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đều ở ngưỡng thấp đáng báo động. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nguồn hiến máu tình nguyện giảm rất mạnh.

Nguyễn Gia Bảo và Nguyễn Phúc Lâm là hai anh ruột quê Bắc Ninh, cùng mắc bệnh rối loạn đông máu hiếm gặp (bất thường chức năng tiểu cầu). Dòng máu từ mũi, từ miệng của trẻ chỉ có thể ngừng chảy khi con được điều trị, được truyền tiểu cầu. 

Cứ 1-2 tuần, Gia Bảo lại phải vào điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Có lúc bé đang nằm mà máu mũi chảy lên mắt, chảy cả xuống miệng, xuống tai. 

Hồi tháng 5, dịch bệnh ập đến Bắc Ninh, bố mẹ em chỉ biết cầm cự bằng cách cho con uống thuốc cầm máu tại nhà. Nhưng rồi cậu bé đi tiểu ra máu, tình trạng ngày càng nặng hơn, ngay trong đêm mẹ em phải đi xe máy chở chồng và con đến viện, rồi lại tất tả quay về Bắc Ninh chăm Phúc Lâm.

Ngân hàng máu cạn kiệt vì COVID-19 - Ảnh 1.

Tình trạng của Lâm cũng tương tự. Hai anh em thay nhau chảy máu. Bố mẹ em chỉ ước con được truyền một bịch tiểu cầu, một bịch máu, nhưng đường về Hà Nội quá xa… Nghe tin máu dự trữ đang dần cạn kiệt, bố mẹ Lâm - Bảo càng lo lắng.

Không chỉ Lâm, Bảo mà ở Viện Huyết học, rất rất nhiều bệnh nhân đang chờ máu.

TS.BS Bạch Quốc Khánh - Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương - cho biết, tình trạng khan hiếm máu do dịch bệnh đã xảy ra vài lần từ đầu năm 2020 nhưng đây là lần đầu tiên các Trung tâm Truyền máu trên cả nước đối mặt với tình hình hết sức khó khăn và căng thẳng bởi dịch bệnh lan rộng.

Chiến dịch hiến máu lớn nhất trong năm là Hành trình Đỏ đang phải đối mặt với khó khăn chưa từng có, chỉ tiếp nhận được 30% lượng máu dự kiến.

Ngân hàng máu cạn kiệt vì COVID-19 - Ảnh 2.

Khu vực đăng ký hiến máu tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương thưa thớt những ngày này Ảnh: Công Thắng

Tính đến ngày 20/7, chỉ 18 tỉnh, thành phố tổ chức xong các ngày hiến máu chính thức của Hành trình Đỏ với hơn 14.000 đơn vị máu được tiếp nhận. Nếu tính thêm cả các ngày hiến máu khác, cả chiến dịch cũng mới tiếp nhận được 33.500 đơn vị máu.

Nhiều địa phương không thể tổ chức hiến máu trong thời gian dài như: Bắc Ninh, Bắc Giang, TP. Hồ Chí Minh..., lượng máu tiếp nhận giảm nghiêm trọng. Trong khi nhu cầu sử dụng máu tại các bệnh viện cả tuyến Trung ương lẫn tuyến tỉnh vẫn rất lớn, gồm cả chế phẩm máu cho điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.

Thiếu máu theo nhóm máu, thiếu chế phẩm tiểu cầu, nhiều nơi có thời điểm chỉ cung cấp được 50 – 70% nhu cầu máu là thực trạng lúc này.

TS. Bạch Quốc Khánh nhấn mạnh Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương và các trung tâm truyền máu mong muốn các cấp lãnh đạo quan tâm, duy trì lịch hiến máu tại địa phương với quy mô phù hợp, tổ chức chia giờ cho người hiến máu để vừa an toàn, vừa giúp người bệnh có đủ máu cho cấp cứu và điều trị.

Đồng thời Viện cũng kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe vừa có trách nhiệm tham gia phòng chống dịch, vừa góp sức chống thiếu máu bằng cách tham gia hiến máu, hiến tiểu cầu.

Nhằm vừa thực hiện các yêu cầu phòng chống dịch của UBND TP Hà Nội, vừa đảm bảo nguồn máu cho điều trị, thực hiện 5K tại các điểm hiến máu, từ ngày 25/7, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương mở cửa tiếp nhận máu tại các điểm hiến máu cố định vào tất cả các ngày, kể cả Chủ nhật.

Tại Hà Nội, người dân có thể tới các điểm sau để hiến máu tình nguyện:

- Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (Phố Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội): Từ 8h đến 20h tất cả các ngày (kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ).

- Các điểm hiến máu cố định tại Hà Nội: từ 8h – 12h và 13h30 – 17h tất cả các ngày. Vui lòng đến trước giờ kết thúc 45 phút để đăng ký và kiểm tra sức khỏe trước hiến máu.

26 Lương Ngọc Quyến, Hoàn Kiếm

132 Quan Nhân, Thanh Xuân

Số 10, Ngõ 122 Đường Láng, Đống Đa

V.Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 3 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 6 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Top