Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngăn chặn thực phẩm “bẩn”: Chủ tịch phường nói gì khi được trao “bảo kiếm”?

Thứ tư, 09:16 16/12/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Một số lãnh đạo cấp phường xã cho rằng, việc họ được phép kiểm tra và xử phạt các cơ sở kinh doanh thực phẩm vi phạm sẽ nâng cao tính răn đe, mang lại hiệu quả thiết thực. Bởi từ trước đến nay, cấp cơ sở này mới chỉ kiểm tra và nhắc nhở chứ chưa có quyền chế tài xử lý ở lĩnh vực này.

 

Kiểm tra an toàn thực phẩm tại khu vực chợ Thành Công (quận Đống Đa). Ảnh: C.Tuân
Kiểm tra an toàn thực phẩm tại khu vực chợ Thành Công (quận Đống Đa). Ảnh: C.Tuân

 

Ít sợ cấp phường, xã vì “quen mặt”?

4h sáng ngày 15/12, chúng tôi có mặt ở chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), điểm họp chợ nằm dưới chân cầu nhưng lúc nào cũng nhộn nhịp người vào ra. Với đặc trưng giá rẻ, không chỉ các nhà hàng, quán ăn mà nhiều người cũng chịu khó dậy sớm để đi chợ đầu mối mua thức ăn cho gia đình.

Những cuộc mua bán diễn ra trong chớp nhoáng, những mặt hàng thực phẩm được người mua xem qua loa còn những thùng hoa quả thì bịt kín trong thùng xốp.

Nhiều tiểu thương buôn bán thực phẩm cho hay, cứ nhìn thực phẩm tươi ngon là họ buôn bán, chế biến chứ không để tâm nhiều đến việc thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ. Hỏi chuyện, một tiểu thương tên Lan cho hay: “Do đây là chợ đầu mối, nên những người buôn bán thường mua thực phẩm, trái cây với số lượng rất lớn, sau đó xé ra bán lẻ. Chúng tôi thấy hàng hóa tươi ngon nên thuận mua vừa bán là lấy chứ có đòi hỏi giấy tờ với hóa đơn đâu”.

Người phụ nữ này cũng cho hay, họ rất sợ lực lượng kiểm tra liên ngành ATVSTP cấp thành phố và cấp quận. Mỗi lần họ kiểm tra nếu phát hiện hàng hóa không rõ nguồn gốc hoặc không có chứng nhận an toàn thực phẩm sẽ phạt nặng. Còn cấp phường, xã và cán bộ chợ thì các tiểu thương đã quen mặt nên dễ châm chước (?).

Có lẽ vì tâm lý nể nang, chỉ nhắc nhở là chính cho nên khi biết được thông tin tới đây Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATVSTP tại các quận, huyện và xã, phường khiến nhiều người buôn bán, kinh doanh thực phẩm lo lắng. Bởi theo Quyết định 38 của Chính phủ, Thanh tra cấp xã, phường có quyền xử phạt tại chỗ và mức phạt lên đến 5 triệu đồng.

“Đành rằng việc lực lượng thanh kiểm tra của phường, xã đi kiểm tra thường xuyên là tốt. Tuy nhiên, nếu cứ thấy vi phạm họ được phép xử phạt tại chỗ thì cũng khó cho người kinh doanh buôn bán chúng tôi. Các cơ sở giết mổ, chế biến thức ăn có phải lúc nào cũng đảm bảo 100% vệ sinh sạch sẽ được đâu”, anh Phan Văn Hoàng, một chủ quán ăn trên phố Yên Hòa (quận Cầu Giấy) phân trần.

Còn bà Hoa, một người buôn bán thực phẩm ở chợ đầu mối Ngã Tư Sở thì nói: “Thanh tra phường, xã kiểm tra ở các nhà hàng, quán ăn thì không bàn, nếu kiểm tra người buôn bán ở các chợ đầu mối như chúng tôi thì làm sao chúng tôi biết được có khách quan hay không? Họ dựa vào đâu để nói đây là thực phẩm sạch hay không sạch? Rồi cả chuyện là cấp cơ sở nên thanh tra họ sẽ châm chước cho nhà này, xử phạt nhà kia thì sao?”.

Kết luận thực phẩm “bẩn” không dễ

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, bà Hoàng Hoài Loan, Phó Chủ tịch phụ trách văn xã, Trưởng ban ATVSTP phường Trung Liệt, quận Đống Đa chia sẻ: “Ở cấp độ phường, chúng tôi vẫn tổ chức kiểm tra các cơ sở buôn bán, kinh doanh thực phẩm theo định kỳ. Tuy nhiên, chủ yếu là nhắc nhở nên tính răn đe chưa cao. Nhiều hộ kinh doanh vẫn thường xuyên lặp lại các vi phạm như vệ sinh môi trường chưa sạch sẽ, không xuất trình được nguồn gốc thức ăn”.

Bà Loan cũng cho biết, trên địa bàn phường này có gần 300 cơ sở buôn bán, chế biến thực phẩm nên khá phức tạp. “Việc cấp phường có thẩm quyền kiểm tra và xử phạt đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm vi phạm sẽ có tính răn đe, khiến người dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về ATVSTP”, bà Loan cho hay.

Ông Vũ Hồng Sơn, Chủ tịch UBND phường Láng Hạ, quận Đống Đa cũng cho biết: “Là phường thí điểm về Nghị định 38 của Chính phủ, chúng tôi rất kỳ vọng việc thành tập tổ thanh tra với thẩm quyền kiểm tra và xử phạt sẽ phát hiện và xử lý các cơ sở vi phạm ATVSTP trong địa bàn tốt hơn. Hiện các cán bộ phường Trung Liệt đã được tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra chuyên ngành ATTP. Chúng tôi vẫn đang chờ kế hoạch của quận cũng như việc trang bị đồng phục, thẻ thanh tra để sớm triển khai”.

Tại huyện Đông Anh, ông Đặng Bá Sướng, Chủ tịch UBND xã Uy Nỗ bày tỏ: “Trước đây khi kiểm tra, chúng tôi chủ yếu kiểm tra giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy khám sức khỏe của các hộ, nhưng để kết luận thực phẩm có bảo đảm không thì không có căn cứ và cũng không có trang thiết bị kỹ thuật. Tới đây khi có kế hoạch của huyện, việc thanh kiểm tra ATVSTP sẽ được triển khai đồng bộ”.

Dù kỳ vọng đội ngũ thanh tra cấp xã, phường sẽ tạo ra chuyển biến rõ rệt trong lĩnh vực ATTP tại Hà Nội nhưng cũng có người lo ngại rằng việc để địa phương giữ lại 100% tiền phạt có thể khiến họ lạm dụng, làm khó doanh nghiệp.

Theo phân cấp, UBND phường có Ban Chỉ đạo ATVSTP do Phó Chủ tịch UBND phường làm Trưởng Ban, Phó Ban là Trạm trưởng Trạm y tế; các thành viên khác gồm cán bộ công an, tư pháp, văn hóa xã hội, tài chính, an ninh trật tự... Tuy nhiên, việc quản lý về ATVSTP lại gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân là cán bộ làm công tác này đều kiêm nhiệm; hoạt động mua, bán phần lớn diễn ra cuối buổi chiều, buổi tối và ban đêm nên rất khó để tổ chức đoàn đi kiểm tra. Bên cạnh đó, hầu hết cán bộ không có trình độ chuyên môn, thiếu dụng cụ phân tích, kiểm nghiệm. Phương tiện duy nhất mà Ban Chỉ đạo phường đang sử dụng là chiếc que thử để nhận biết xem cái bát, đĩa của người bán hàng có sạch hay không!?

Thực tế, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ATVSTP quan ngại không chỉ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thanh tra cấp phường, xã mà ngay câu chuyện “địa bàn” cũng là vấn đề đáng nói.

“Hàng quán, chợ búa đều ít nhiều có mối quan hệ địa phương, họ hàng nên không tránh khỏi nể nang”, một chuyên gia y tế nghi ngại.

 

Không phải cứ đeo thẻ là tùy ý xử phạt

Theo Quyết định 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP cấp quận/huyện, xã/phường tại Hà Nội và TPHCM, lực lượng thanh tra được giao thẩm quyền rất lớn. Ngoài việc có thể kiểm tra bất cứ mặt hàng thực phẩm nào, họ còn có thể xử phạt tại chỗ tới 500.000 đồng.

Mức phạt tối đa ở cấp xã/phường tối đa lên tới 5 triệu đồng; cấp quận/huyện đến 20 triệu đồng và địa phương được giữ lại 100% tiền xử phạt để phục vụ công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn. Cũng do được giao quyền lớn như vậy nên có ý kiến lo ngại việc lực lượng này có thể lạm quyền, nhũng nhiễu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh…

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục ATTP - Bộ Y tế  nhấn mạnh, khi đi thanh tra, kể cả thanh tra độc lập (1 người) cũng phải có quyết định của Chủ tịch UBND quận/huyện, xã/phường, không phải cứ khoác áo và có thẻ thanh tra là được tùy ý xử phạt.

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết thêm, nếu doanh nghiệp, cá nhân bị thanh tra không đồng ý với kết quả thanh tra, có phản ánh hoặc kiến nghị, thì thanh tra chuyên ngành ATTP cấp thành phố sẽ thanh tra lại và xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm của lực lượng chức năng. Lực lượng thanh tra sẽ tập trung nhắc nhở, tuyên truyền để người sản xuất, kinh doanh thực phẩm làm tốt hơn, sau khi đã phổ biến mà các đối tượng vẫn cố tình vi phạm thì mới xử phạt.

Riêng tại Hà Nội, để đảm bảo hiệu quả cao nhất khi triển khai mô hình thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận/huyện, xã/phường (dự kiến từ 1/1/2016), lãnh đạo Thành phố đã yêu cầu chủ tịch UBND của 10 xã, phường thí điểm mô hình này phải trực tiếp đi kiểm tra ATTP tối thiểu 1 lần/tuần.

(Theo ANTĐ)

Cao Tuân/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Video: Cộng đồng mạng tranh cãi nguyên nhân vụ tai nạn giữa 2 xe ô tô trên cao tốc

Video: Cộng đồng mạng tranh cãi nguyên nhân vụ tai nạn giữa 2 xe ô tô trên cao tốc

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Xe ô tô có gắn camera hành trình khi đang di chuyển với tốc độ cao thì bất ngờ gặp xe khách chuyển làn mà không chú ý quan sát, không bật đèn tín hiệu, hậu quả va chạm đã xảy ra.

Nghĩ ‘mưu’ chiếm đoạt tiền người khác tại cây ATM

Nghĩ ‘mưu’ chiếm đoạt tiền người khác tại cây ATM

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Phát hiện cây ATM nhả tiền chậm, Bình nói với người rút tiền máy hỏng để chiếm đoạt tiền.

Lo sợ thành tội phạm, nhiều người 'suýt' mất tiền oan

Lo sợ thành tội phạm, nhiều người 'suýt' mất tiền oan

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Thời gian qua, thủ đoạn giả danh, mạo danh cán bộ làm việc trong các cơ quan tư pháp diễn ra khá phổ biến, khiến nhiều người sập bẫy...

Sau tiếng kêu cứu ám ảnh của thiếu nữ 16 tuổi, người tình của mẹ bị bắt

Sau tiếng kêu cứu ám ảnh của thiếu nữ 16 tuổi, người tình của mẹ bị bắt

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Đêm 19/4, nghe tiếng kêu cứu thất thanh của T., hàng xóm chạy lại đập cửa cứu. Tuy nhiên, khi nhìn vào phòng trọ, họ phát hiện thiếu nữ 16 tuổi đã nằm bất động.

2 anh em đạp xe hàng trăm cây số từ Điện Biên đi Hà Nội tìm mẹ

2 anh em đạp xe hàng trăm cây số từ Điện Biên đi Hà Nội tìm mẹ

Đời sống - 3 giờ trước

2 anh em cùng cha khác mẹ đạp xe từ Điện Biên đi Hà Nội để tìm mẹ, khi đến huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình thì mệt quá, được người dân hỏi han, chăm sóc

Bắt giữ nghi phạm đâm chết người trên phố Hà Nội

Bắt giữ nghi phạm đâm chết người trên phố Hà Nội

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình can ngăn vụ ẩu đả, nạn nhân đã bị nghi phạm đâm nhầm dẫn tới tử vong.

Thông tin mới nhất vụ thiếu nữ 15 tuổi nghi bị bạn trai sát hại, chôn xác phi tang trong vườn

Thông tin mới nhất vụ thiếu nữ 15 tuổi nghi bị bạn trai sát hại, chôn xác phi tang trong vườn

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Qua quá trình đấu tranh, bước đầu Lê Phong T. khai nhận do mâu thuẫn tình cảm nên đã ra tay sát hại bạn gái rồi chôn thi thể nạn nhân trong vườn để phi tang...

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc có thể gây dông, lốc, sét, mưa đá về chiều tối và đêm

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc có thể gây dông, lốc, sét, mưa đá về chiều tối và đêm

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Do ban ngày khu vực hứng chịu nền nhiệt cao, mưa dông có thể đi kèm các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Cuộc sống hàng chục hộ dân giữa Thủ đô bị đảo lộn do thiếu cống thoát nước thải sinh hoạt

Cuộc sống hàng chục hộ dân giữa Thủ đô bị đảo lộn do thiếu cống thoát nước thải sinh hoạt

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Do thiếu hệ thống cống thoát nước thải sinh hoạt, nhiều năm qua cuộc sống của rất nhiều hộ dân tại TDP Tó (phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị đảo lộn.

Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Pháp luật - 7 giờ trước

Không ít vụ xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian qua xảy ra khi nạn nhân chưa đầy 16 tuổi. Đa số thủ phạm đều là những “gương mặt thân quen” như hàng xóm, cha dượng, người thân trong gia đình…

Top