Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nếu biết tác hại khủng khiếp này, chắc chắn không còn ai dám sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh

Thứ sáu, 07:19 16/10/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet – Trước đây, nhiều người có thói quen đọc sách trong khi đi vệ sinh, ngày nay chuyển sang lướt điện thoại. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo nên dừng ngay việc làm này.

Điện thoại thông minh dần trở thành vật bất ly thân của hầu hết chúng ta. Các hoạt động chơi game, đọc báo online, lướt mạng xã hội, kiểm tra email, thậm chí là tán gẫu với bạn bè ngày nay cũng đều liên quan đến chiếc điện thoại. Nhiều người tranh thủ, tận dụng cả thời gian ngồi trong nhà vệ sinh để làm việc này mà không biết nó vô cùng tai hại.

Nếu biết tác hại khủng khiếp này, chắc chắn không còn ai dám sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh - Ảnh 2.

Các bác sĩ khuyến cáo nên dừng ngay thói quen dùng điện thoại trong nhà vệ sinh. Ảnh minh họa


Về cơ bản, bất cứ thứ gì trong phòng tắm bạn chạm tay vào, dù là giấy vệ sinh, tay nắm cửa hoặc nút xả nước đều có thể truyền các phân tử phân lên đôi tay bạn. Và việc bạn sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh nghiễm nhiên khiến chúng bị nhiễm một loạt các loại vi trùng như salmonella, E. Coli và C. difficile... Những vi khuẩn này chúng có thể gây viêm đường ruột, tiêu chảy, tiêu chảy ra máu, nhiễm trùng máu, suy thận, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm màng não mủ, viêm phổi... cho chính bạn, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, việc dùng điện thoại thường xuyên trong ra nhà sinh còn tăng nguy cơ mắc các bệnh sau:

Nếu biết tác hại khủng khiếp này, chắc chắn không còn ai dám sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Tăng nguy cơ rối loạn chức năng sàn chậu

Các cơ quan trong sàn chậu bao gồm bàng quang, tử cung (nữ giới), tuyến tiền liệt (nam giới) và trực tràng. Nhờ vào các hoạt động co, giãn nhịp nhàng của các cơ sàn chậu, chuyển động từ ruột xuống bàng quang mới thuận lợi.

Việc dùng điện thoại trong nhà vệ sinh có thể ảnh hưởng đến việc co thắt, đặc biệt là cơ sàn chậu. Thói quen xấu này có thể làm cơ sàn chậu yếu đi, không còn đủ khỏe để hỗ trợ các bộ phận như ruột, bàng quang và âm đạo.

Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

Mải mê xem điện thoại lúc đi vệ sinh sẽ làm kéo dài thời gian, rất dễ gây ra xung huyết hậu môn, bị tắc nghẽn tĩnh mạch trực tràng và gây ra bệnh trĩ.

Hơn nữa, việc ngồi quá lâu sẽ làm mất tính nhạy cảm vốn có của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện, gây ra táo bón, thậm chí ung thư đường ruột.

Tăng nguy cơ thiếu máu não

Trong tư thế có chỗ dựa, cộng thêm sự tập trung và chăm chú quá mức vào màn hình khiến máu bị dồn ứ lại, không thể lưu thông tốt, dẫn đến hiện tượng choáng váng, xây xẩm mặt mày do máu không kịp dồn lên não khi bạn đứng lên.

Nếu tiếp diễn tình trạng này nhiều lần sẽ dẫn đến thiếu máu lên não thường xuyên, gây suy giảm trí tuệ, sụt giảm trí nhớ, khiến não thoái hóa nhanh hơn.

Mụn xuất hiện nhiều hơn

Thường xuyên đem điện thoại vào nhà vệ sinh khiến điện thoại dính nhiều vi khuẩn. Trong quá trình sử dụng điện thoại như dùng tay bấm, nghe điện thoại... vô tình khiến vi khuẩn tiếp xúc với da mặt nhiều hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm, hình thành nhân mụn.

Để giảm thiểu những nguy cơ bệnh lý này, tốt nhất bạn không nên đem điện thoại vào nhà vệ sinh. Nên nhớ rằng, điện thoại còn bẩn hơn nhà vệ sinh nếu bạn tiếp tục giữ thói quen xấu này.

M.H (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Cô gái hồi sinh sau biến chứng bệnh tiểu đường thú nhận, để đối phó với áp lực công việc, cô thường xuyên uống trà sữa, có ngày cô uống tới 2 - 3 cốc...

Người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì trong tập luyện, sinh hoạt?

Người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì trong tập luyện, sinh hoạt?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Thoát vị đĩa đệm là thể bệnh đặc biệt của bệnh lý đĩa đệm nằm trong bệnh cảnh chung của các hội chứng cột sống. Cùng với các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, tập luyện có vai trò hết sức quan trọng đối với bệnh thoát vị đĩa đệm.

Loại ngô rất giàu vitamin và chất chống oxy hoá, tốt cho người bị tiểu đường

Loại ngô rất giàu vitamin và chất chống oxy hoá, tốt cho người bị tiểu đường

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Ngô bao tử hay còn gọi là ngô non (bắp non), không chỉ là một món ăn thơm ngon mà còn là một viên "ngọc dinh dưỡng",

12 dấu hiệu cơ thể thiếu protein bạn không thể bỏ qua

12 dấu hiệu cơ thể thiếu protein bạn không thể bỏ qua

Sống khỏe - 17 giờ trước

Những người không đáp ứng được nhu cầu protein hàng ngày sẽ phải đối mặt với một loạt các triệu chứng thiếu protein. Đọc bài viết để biết thêm về các dấu hiệu thiếu hụt protein không nên bỏ qua.

Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Gan là cơ quan đào thải độc tố quan trọng bậc nhất của cơ thể. Nhưng bản thân nó cũng cần được thải độc thường xuyên để hoạt động trơn tru.

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

Sống khỏe - 21 giờ trước

Khi cảm thấy chán nản, ăn uống có thể vực dậy tinh thần. Nhưng xu hướng phổ biến mọi người thường tìm đến những món có đường, nhiều calo, điều này không cải thiện được tâm trạng mà còn gây tăng cân, béo phì. Vậy loại thực phẩm lành mạnh nào cải thiện tâm trạng?

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Dưa hấu chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai ăn dưa hấu cũng tốt. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi ăn dưa hấu có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 23 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, các thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều đạm gồm thịt, cá, hải sản, sữa, đồ chưa nấu chín hoặc còn tái như rau quả sống, sushi, nem chua... là nhóm thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây ngộ độc trong mùa nắng nóng.

Top