Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nam thanh niên mất ăn, mất ngủ lo bệnh xã hội sau lần "ăn bánh, trả tiền"

Thứ năm, 08:06 02/12/2021 | Phòng the

Sau lần "ăn bánh, trả tiền", nam thanh niên lo lắng vì căn bệnh giang mai đến mức không dám gần gũi người yêu hay đi hiến máu.

Bệnh nhân nam, 29 tuổi, chưa có gia đình đến thăm khám tại Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng chán nản và lo lắng.

Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho hay, cách đây một năm, bệnh nhân có quan hệ với gái dịch vụ, sau đó bị bệnh giang mai.

Bệnh nhân đã điều trị hết triệu chứng lâm sàng. Cách đây 3 tháng, bệnh nhân muốn đi kiểm tra lại xem còn bị bệnh không tại một phòng khám tư nhân. Kết quả xét nghiệm TPHA (một xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán bệnh giang mai) chỉ ra bệnh nhân vẫn còn "dương tính" mặc dù trên lâm sàng không hề có triệu chứng gì. Sau đó, các bác sĩ đã điều trị một đợt thuốc kháng sinh liều cao cho bệnh nhân.

Nam thanh niên mất ăn, mất ngủ lo bệnh xã hội sau lần "ăn bánh, trả tiền" - Ảnh 1.

Nam thanh niên mất ăn, mất ngủ lo bệnh xã hội sau lần "ăn bánh, trả tiền" (Ảnh minh họa).

Cách đây một tháng, bệnh nhân dù không có triệu chứng nhưng vẫn thử đi xét nghiệm lại TPHA tại một phòng khám khác ở Hà Nội, kết quả vẫn là "dương tính", và lại được điều trị một đợt kháng sinh liều cao.

Lần này, bệnh nhân quyết định đi khám một lần nữa xem mình đã khỏi hẳn chưa. Bệnh nhân cho hay, bản thân lo lắng đến nỗi nhiều tháng nay không dám gần gũi người yêu, không dám hiến máu tình nguyện, và thậm chí là nỗi sợ hãi bị vô sinh. Tất cả nỗi niềm về bệnh tật đều giãi bày với bác sĩ và mong muốn chữa trị dứt điểm về bệnh.

Theo BS Hạ Hồng Cường, Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, sau khi khám lâm sàng cho bệnh nhân không thấy có tổn thương bất thường nào nghi giang mai tái phát hay biến chứng.

BS Cường chỉ định 2 xét nghiệm đặc hiệu cho bệnh nhân, kết quả là xét nghiệm TPHA vẫn tăng cao, nhưng xét nghiệm RPR thì âm tính.

"Khi chúng tôi giải thích là bệnh nhân đã khỏi bệnh, thì bệnh nhân rất thắc mắc vì rõ ràng là xét nghiệm TPHA vẫn tăng cao như ở 2 phòng khám trước đã làm, mà tại sao bác sĩ lại nói khỏi bệnh?", BS Cường cho hay.

Giải đáp cho vấn đề này, theo BS Cường, bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai gây nên. Khi xâm nhập vào cơ thể, xoắn khuẩn giang mai là một kháng nguyên, nó sẽ kích thích cơ thể tạo phản ứng miễn dịch sinh ra "kháng thể" chống lại nó.

Xét nghiệm TPHA giúp chúng ta phát hiện ra các kháng thể này. Khi đã điều trị hết vi khuẩn, các kháng thể này sẽ tồn tại trong cơ thể chúng ta lâu dài, vậy nên xét nghiệm TPHA vẫn tăng cao hơn bình thường trong một thời gian dài là điều dễ hiểu .

Còn xét nghiệm RPR là xét nghiệm tìm "kháng thể không đặc hiệu" của xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể. RPR có thể tăng cao trong giai đầu xoắn khuẩn giang mai mới xâm nhập vào cơ thể, và ngược lại.

"Với bệnh nhân trên, xét nghiệm TPHA tăng cao, RPR lại âm tính, phiên giải ra có nghĩa là bệnh nhân đã từng bị giang mai nhưng hiện tại không mắc. Bệnh nhân không cần điều trị", BS Cường nói.

Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai, hay khi quan hệ không an toàn (đường âm đạo, hậu môn hay miệng...) ngoài ra giang mai còn lây qua đường máu.

Bệnh giang mai chia làm nhiều giai đoạn, nhiều biểu hiện đa dạng như săng giang mai, tổn thương da và niêm mạc… Nếu không điều trị kịp thời giang mai có thể xâm nhập vào máu di chuyển đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho da, niêm mạc, mắt, các cơ quan nội tạng như tim, gan, não,… Giang mai bẩm sinh có thể gây dị dạng nghiêm trọng thậm chí gây tử vong cho thai nhi.

Để phòng ngừa bệnh giang mai, bác sĩ khuyến cáo cộng đồng cần xây dựng lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, sử dụng biện pháp bảo vệ thích hợp (như bao cao su). Khi có các dấu hiệu nguy cơ như tổn thương da niêm, bạn tình bị mắc giang mai... bệnh nhân cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Theo Minh Nhật/Dân Trí

Bất ngờ với cách thu nhỏ vùng kín kỳ lạ của người xưaBất ngờ với cách thu nhỏ vùng kín kỳ lạ của người xưa

GiadinhNet - Phụ nữ thời xưa đã rất quan tâm tới việc chăm sóc vùng kín để có đời sống tình dục viên mãn. Tuy vậy không phải lúc nào phương pháp làm mới cũng đúng!

Khổ như vua trong đêm ân áiKhổ như vua trong đêm ân ái

GiadinhNet - Xung quanh là các mỹ nhân được tuyển chọn trong cả nước, nhưng không phải lúc nào vị vua cũng viên mãn trong đêm ân ái. Họ cũng bị khép chặt bởi những quy định đảm bảo sự an toàn cho tính mạng và sức khỏe.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Bạn sẽ sống lâu hơn nếu thực hiện được 4 điều này khi làm 'chuyện ấy'

Bạn sẽ sống lâu hơn nếu thực hiện được 4 điều này khi làm 'chuyện ấy'

Phòng the - 2 giờ trước

Không chỉ đem lại những lợi ích cho sức khỏe, tình dục còn giúp bạn sống lâu hơn nếu thực hiện được 4 điều sau.

Ham muốn tình dục thay đổi như thế nào khi chúng ta già đi?

Ham muốn tình dục thay đổi như thế nào khi chúng ta già đi?

Phòng the - 2 ngày trước

Không có độ tuổi cụ thể để ngừng hoạt động tình dục nhưng tuổi tác và ham muốn tình dục có liên quan chặt chẽ với nhau. Sự tăng, giảm ham muốn tình dục đối với các giới tính và mỗi cá nhân là khác nhau.

Bất ngờ khi lớn ‘cậu nhỏ’ bị ‘hóa đá’ vì chủ quan với dấu hiệu thường gặp ngày nhỏ

Bất ngờ khi lớn ‘cậu nhỏ’ bị ‘hóa đá’ vì chủ quan với dấu hiệu thường gặp ngày nhỏ

Phòng the - 4 ngày trước

GĐXH – Thấy ‘cậu nhỏ’ có mùi hôi nhưng nghĩ do cả ngày vận động không được vệ sinh, mồ hôi ra nhiều nên Tiến chẳng bận tâm, nhưng bất ngờ ‘cậu nhỏ hóa đá’.

Bị vợ nghi ngoại tình chỉ vì chứng xuất tinh sớm

Bị vợ nghi ngoại tình chỉ vì chứng xuất tinh sớm

Phòng the - 5 ngày trước

GĐXH - Kết thúc chuyện ấy trong thời gian quá ngắn, nhiều ông chồng bị oan chỉ vì chứng xuất tinh sớm gây ra.

Xuất tinh sớm - khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Xuất tinh sớm - khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Phòng the - 5 ngày trước

GĐXH - Xuất tinh sớm thường là rối loạn tình dục đơn lẻ, không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên đôi khi nó có thể phối hợp với bệnh rối loạn cương dương làm trầm trọng thêm tình trạng yếu kém về tình dục "yếu sinh lý" của quý ông.

Vượt qua chứng xuất tinh sớm nhờ bồi bổ 7 loại thực phẩm sau

Vượt qua chứng xuất tinh sớm nhờ bồi bổ 7 loại thực phẩm sau

Phòng the - 6 ngày trước

GĐXH - 9 loại thực phẩm dưới đây sẽ hạn chế chứng xuất tinh sớm.

Xuất tinh sớm, không nguy hiểm nhưng đừng để bệnh lâu

Xuất tinh sớm, không nguy hiểm nhưng đừng để bệnh lâu

Phòng the - 1 tuần trước

GĐXH - Xuất tinh sớm nếu không được khắc phục sớm sẽ gây nên tâm lý mệt mỏi, chán chường và né tránh chuyện ân ái, khả năng sinh sản giảm sút và nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến.

Đau âm đạo sau 'chuyện ấy'

Đau âm đạo sau 'chuyện ấy'

Phòng the - 1 tuần trước

Đau âm đạo sau khi hoạt động tình dục do nhiều nguyên nhân. Nhiễm trùng nấm men và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra cảm giác châm chích, bỏng rát, những triệu chứng đó có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn sau khi giao hợp.

Lo lắng vì 'cậu nhỏ' của chồng sắp cưới không bình thường

Lo lắng vì 'cậu nhỏ' của chồng sắp cưới không bình thường

Phòng the - 1 tuần trước

Ngày cưới đang đến gần nhưng tôi vô cùng lo lắng và hoang mang vì “cậu nhỏ” của chồng sắp cưới không được bình thường.

Bác sĩ tiết lộ tần suất làm 'chuyện ấy' tốt nhất cho từng độ tuổi

Bác sĩ tiết lộ tần suất làm 'chuyện ấy' tốt nhất cho từng độ tuổi

Phòng the - 1 tuần trước

“Chuyện ấy” là nhu cầu sinh lý của mỗi người và hầu hết mọi người đều làm nó theo nhu cầu, thói quen mà ít quan tâm bao nhiêu là đủ, tần suất ra sao để khỏe mạnh.

Top