Hà Nội
23°C / 22-25°C

Muôn mặt chuyện “kế hoạch” nơi biển đảo

Thứ tư, 07:00 26/07/2017 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nằm cách trung tâm thành phố 20 km về hướng Đông Nam, quận Đồ Sơn có 7 phường là biển đảo và ngập mặn. Công tác dân số nơi đây còn nhiều khó khăn, thách thức.

Cán bộ dân số tuyên truyền KHHGĐ cho ngư dân quận Đồ Sơn. Ảnh: N.Cầm
Cán bộ dân số tuyên truyền KHHGĐ cho ngư dân quận Đồ Sơn. Ảnh: N.Cầm

Thời tiết càng khắc nghiệt, cơ hội gặp càng dễ

Chúng tôi đến quận Đồ Sơn vào một ngày trời mưa lớn đúng lúc nhóm cán bộ dân số quận đang chuẩn bị xuống thuyền làm việc. Chị Phạm Thị Hoa - Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ quận Đồ Sơn vừa đón chúng tôi vừa nói: Làm dân số biển đảo khác với vùng miền khác ở chỗ này. Cứ những ngày mưa to gió lớn, sấm chớp bão bùng, khi không ai ra đường thì người làm dân số phải lên đường làm nhiệm vụ. Đặc thù Đồ Sơn là vùng biển và ngập mặn, người dân chủ yếu mưu sinh trên thuyền nên chỉ những ngày này, người dân mới có nhà. Thời tiết càng khắc nghiệt, cơ hội gặp họ càng dễ.

Chị Hoa chia sẻ thêm, tỉ lệ dân tạm trú tại địa bàn khá cao, không có nơi ở ổn định nên khó quản lý tình hình biến động dân số. Trình độ dân trí không đồng đều nên công tác tuyên truyền, vận động gặp không ít khó khăn. Nhiều hộ gia đình còn quan niệm sinh đông con hoặc phải sinh con trai để kế thừa nghề đi biển cha ông để lại.

Chúng tôi đến phường Ngọc Hải, một trong những phường có thành tích cao trong công tác tuyên truyền, vận động KHHGĐ của quận. Cán bộ dân số Nhâm Thị Tú Oanh (SN 1987, là một trong những cán bộ chuyên trách dân số giỏi và tâm huyết của phường Ngọc Hải) bộc bạch: “Không phải ai cũng làm tốt được công việc này, vừa phải có điều kiện về thời gian vừa có khả năng thuyết phục người khác và đặc biệt phải có tính kiên trì, nhẫn nại. Nhiều lúc đi xuống nhà dân vận động, tuyên truyền, chưa kịp vào đề đã bị chủ nhà mắng thậm tệ vì tội tuyên truyền không nên đẻ nhiều. Có gia đình đi biển dài ngày, cán bộ dân số phải chờ lúc họ về bến, nghỉ ngơi mới dám sang vận động, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Cái nghề “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” lắm lúc nghĩ thấy tủi. Người dân quanh làng chẳng mấy ai hiểu mà thông cảm, chia sẻ nên cứ gặp cán bộ dân số đi tới là họ lại tránh”.

Trong công tác vận động KHHGĐ vùng biển đảo, việc vận động chị em đã khó khăn, việc vận động các ông chồng còn khó khăn hơn. Xung quanh cuộc vận động này, các cộng tác viên cũng gặp không ít câu chuyện cười ra nước mắt.

Chị Tú Oanh nhớ lại: “Trung bình mỗi tháng, nam giới ở miền biển thường ra khơi đánh bắt từ 10 - 15 ngày trong tháng. Nếu muốn tuyên truyền, vận động thì phải đợi tàu cập bến mới gặp được cả vợ và chồng. Vì thế, mỗi lần để vận động được một cô vợ đi đặt vòng tránh thai, tôi đã phải đi lại đến năm lần bảy lượt. Để cho “chắc ăn”, tôi phải đưa người vợ lên trung tâm y tế để đặt vòng rồi chờ cho mọi việc xong xuôi tôi mới dám về nhà”. Chuyện nghĩ thế là xong, ai ngờ, sáng sớm hôm sau, khi đi qua nhà cặp vợ chồng này, tôi giật mình khi nghe tiếng bát đĩa, nồi niêu, xoong chảo vỡ loảng xoảng, tiếng chửi bới ầm ĩ. Tôi nhẫn nại chờ hết cãi nhau rồi hỏi chuyện cô vợ thì mới biết nguyên nhân do cái vòng. Thông thường khi đi đặt vòng xong, hai vợ chồng phải kiêng chuyện chăn gối ít ngày. Tuy nhiên, vì chị vợ giấu chồng đi nên khi anh chồng đòi hỏi, bị vợ từ chối, anh chồng nghi ngờ trong lúc mình ra khơi, cô vợ ở nhà ngoại tình nên đã ra sức chửi bới, đánh đấm vợ. Cô vợ hoảng quá liền khai thật. Tưởng anh chồng sẽ hiểu và thông cảm, ai ngờ anh chồng càng nổi giận, đập hết xoong nồi, bát đĩa trong nhà và hét lên với vợ: Tao phải đẻ cho hết trứng”.

Chị Tú Oanh chia sẻ thêm: “Vui nhất của nghề là tư vấn thành công và người dân thay đổi được nhận thức, hành động trong việc nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân mình cũng như người thân. Gặp chủ nhà là người hiểu biết thì việc tuyên truyền khá thuận lợi. Nhưng nếu gặp phải những gia đình có trình độ nhận thức hạn chế, đặc biệt các ông chồng “chí phèo” thì gian nan, cực nhọc lắm. Nhớ có lần mang bao cao su đến cho một hộ gia đình đang trong độ tuổi sinh nở để tuyên truyền cách phòng tránh có thai ngoài ý muốn nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân gia chủ, vừa bước vào nhà, phát hiện ra ông chồng đang say rượu. Biết là tuyên truyền lúc này sẽ hỏng nên tôi xác định chỉ chào hỏi xã giao rồi về. Nhưng vì trong cụm dân cư, ai cũng biết mình làm công tác dân số nên vừa thấy tôi bước vào, anh chồng đang nằm trên ghế phê rượu bỗng ngồi bật dậy, chỉ tay vào mình lè nhè “không được tuyên truyền vớ vẩn”. Rồi anh ta cấm tôi không được đưa bao cao su cho vợ mình, nếu không “sẽ giết”. Tôi vội chạy ra cửa, lục trong túi xách tờ giấy báo có in màu rồi gói số bao cao su thành một gói quà rồi đưa cho cô vợ, bảo “có tí phần thưởng của phường” và rút ngay”.

Chủ động kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền

Chị Tú Oanh chia sẻ: “Mặc dù công tác truyền thông dân số có nhiều khó khăn, vất vả, đặc biệt là kinh phí cho hoạt động này còn thấp. Tuy nhiên, giúp được mọi người là bản thân mình cảm thấy vui lắm rồi”.

Biết được những khó khăn của các cán bộ và cộng tác viên dân số, Trung tâm DS-KHHGĐ quận đã linh hoạt trong việc thực hiện chiến dịch truyền thông dân số. Chị Nguyễn Thị Thành Ba, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Đồ Sơn cho biết: Do đặc điểm vùng miền, người dân chủ yếu làm việc theo con nước, nên các cộng tác viên phải nắm được lịch con nước để tới tuyên truyền, vận động người dân. Việc này chủ yếu phải làm ngoài giờ hành chính, cũng có khi phải gom những đối tượng cần tuyên truyền vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật để tập trung tuyên truyền. Trung tâm đã tạo điều kiện để cán bộ và cộng tác viên dân số nghỉ hoặc đến muộn vào ngày hành chính để đảm bảo sức khỏe cho họ tuyên truyền, vận động ngoài giờ hành chính. Ngoài ra, Trung tâm còn thay đổi mô hình lồng ghép trung tâm dân số và trung tâm y tế làm một để người dân đến nghe tuyên truyền xong có thể thực hiện các biện pháp tránh thai luôn”.

Dưới cơ sở, chị Tú Oanh cho biết: “Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, chúng tôi đến từng nhà để tuyên truyền, vận động không sinh con thứ ba, khuyến khích mỗi gia đình nên có đủ 2 con để dành thời gian cho việc chăm sóc, nuôi dạy con tốt, phát triển kinh tế gia đình, có cuộc sống ổn định. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp tờ rơi kết hợp với hệ thống phát thanh của phường để tuyên truyền về các kiến thức làm mẹ an toàn, những biện pháp tránh thai hiện đại, cách phòng chống nhiễm khuẩn qua đường sinh sản, các bệnh lây lan qua đường tình dục… để các chị em lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp cho mình”.

Mặc dù quá trình thực hiện công tác DS-KHHGĐ vẫn còn nhiều khó khăn, song với quyết tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là sự nỗ lực vượt khó, nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ, cùng với đó là sự gắn kết với chương trình của các đoàn thể khác mà công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Đồ Sơn trong 6 tháng đầu năm đã giảm được 19 trường hợp sinh con thứ ba so với cùng kỳ, nhiều cán bộ và cộng tác viên dân số được nhận giấy khen.

Chị Nguyễn Thị Thành Ba, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Đồ Sơn cho biết: “Công tác DS-KHHGĐ không phải là công việc của riêng trung tâm dân số và trung tâm y tế mà là công việc của tất cả các cấp, ngành. Chính vì vậy, chúng tôi luôn luôn gắn các đoàn thể khác như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Ủy ban nhân dân… để đảm bảo thực hiện hiệu quả nhất công tác truyền thông dân số”.

Nhã Cầm

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Top