Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mức sống đắt đỏ ở đô thị khiến phụ nữ không dám đẻ nhiều

Thứ tư, 15:21 01/12/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Xu hướng kết hôn muộn, mức sống ở đô thị đắt đỏ cộng với những lo lắng về an sinh xã hội,… đã và đang là những nguyên nhân khiến mức sinh ở đô thị thấp.

Trong khi đó ở các vùng nông thôn sâu, xa lại có mức sinh cao, tạo sự chênh lệch với thành thị, dẫn đến những áp lực trong việc cân bằng quy mô dân số.

Con trai đã học lớp 5 nhưng chị Hồng Duyên (36 tuổi, quận Tân Bình, TP HCM) chưa có ý định sinh thêm em bé, nguyên nhân đến từ bản thân chị và cả mối quan hệ giữa hai vợ chồng.

Con càng lớn, anh chị càng nảy sinh bất đồng trong lối sống và nuôi dạy con. Phần lớn việc chăm sóc, dạy con học đều do chị đảm nhận. Trong khi chị muốn con tự lập thì chồng chị lại sẵn sàng chiều mọi yêu cầu của con khiến bé ngày càng đòi hỏi vô lý, mè nheo, lười biếng.

Tuy nhiên, gánh nặng kinh tế mới là rào cản lớn nhất khiến chị không muốn sinh thêm con. Mỗi tháng, tiền học chính, học thêm, tiền ăn của con khoảng 10 triệu đồng, chiếm gần hết lương của mẹ. Các khoản sinh hoạt phí khác của gia đình trông chờ vào thu nhập 12 triệu từ chồng. Số tiền tích lũy chỉ duy trì ở chục triệu đồng. Nếu sinh thêm, chị phải nghỉ làm 6 tháng, trong khi môi trường làm việc cạnh tranh gay gắt. Chị sợ mất việc, sợ không nuôi nổi con, sợ mọi gánh nặng đổ dồn lên vai chồng khiến mâu thuẫn ngày càng nặng nề.

Tương tự, chị Nguyễn Kiều Trinh (35 tuổi, Thụy Khuê, Hà Nội) kết hôn từ năm 27 tuổi, đến nay, hai vợ chồng chị mới có 1 bé gái 7 tuổi. Trước đó, vợ chồng chị từng muốn sinh 2 hoặc 3 con, nhưng sau khi sinh bé đầu thì vợ chồng chị quyết định dừng lại và không sinh nữa. Bởi việc chăm con ốm khi bé, khi con lớn một chút thì phải chăm lo cho việc học của con, rồi việc nhà, việc cơ quan… khiến chị cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Do vậy, vợ chồng chị Trinh quyết định chỉ sinh 1 bé để có thể chăm lo cho con một cách đầy đủ nhất.

Mức sống đắt đỏ ở đô thị khiến phụ nữ không dám đẻ nhiều - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Thực tế, nhiều người trẻ đang có xu hướng sinh ít con vì cho rằng câu thần chú "trời sinh voi, sinh cỏ", vốn ăn sâu vào văn hóa Việt, đã lạc hậu. Chi phí nuôi dạy một đứa trẻ tại Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh quá đắt đỏ, vượt quá thu nhập 25-30 triệu/1 tháng của các cặp vợ chồng trẻ. Ví dụ, nếu sinh con ở bệnh viện tư nhân, gói toàn diện có giá từ 15 đến 50 triệu. Sau đó, tiền sữa bỉm, thực phẩm, quần áo khoảng 5 triệu/1 tháng, cộng thêm lương giúp việc 7 triệu. Khi bé đi học, chi phí trường tư thục khoảng 5 đến 15 triệu, chưa kể tiền sinh hoạt phí tại nhà.

"Nhiều cha mẹ ở thành phố có tư tưởng "chiến thắng từ vạch xuất phát", nên họ dồn mọi nguồn lực từ thời gian, tiền bạc, sức khỏe để đầu tư cho con, với mong muốn đứa trẻ thành người xuất sắc ngay từ nhỏ. Có những gia đình dồn đến 80% thu nhập để cho con đi học ở trường danh tiếng, thuê gia sư, dành cả cuối tuần theo đuổi các lớp phụ đạo. Ai cũng muốn con mình đi du học, thành ông nọ bà kia, có tiền bạc và địa vị trong xã hội. Gánh nặng nuôi con đang đè lên nhiều cha mẹ Việt", Lê Chi, một chuyên gia xã hội học, phân tích.

Chi phí nuôi con được coi là một trong những áp lực lớn nhất lên tâm lý "ngại đẻ" không chỉ ở các đô thị lớn ở Việt Nam, mà còn là xu hướng toàn cầu. Theo khảo sát năm 2019 của Viện Sức khỏe và Xã hội Hàn Quốc (nước có tỷ lệ sinh thấp nhất châu Á), bất ổn kinh tế và việc nuôi dạy trẻ là trở ngại lớn nhất khiến nam giới và phụ nữ ở độ tuổi 19 đến 49 lựa chọn không có con. Yang Seung-hae, giáo viên 51 tuổi, phải làm ngoài giờ tại môi trường trung học để chi tiền học thêm ở trung tâm luyện thi của hai con. Tại Hàn Quốc, học sinh theo học khoảng 5 lò luyện thi, bao gồm các môn cơ bản như toán, văn đến piano và bơi lội. Theo tính toán của tờ JoongAng Ilbo, năm 2019, chi phí trung bình cho 6 năm giáo dục tư thục là 92,5 triệu won (83.700 USD).

Đó là lý do khiến mức sinh của phụ nữ thành thị ngày nay luôn thấp.

Số liệu của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho thấy, hiện nước ta có 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (39%) và 9 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế có quy mô dân số 19% là: Hà Nội, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Bình Định, Lâm Đồng, Phú Yên, Hải Phòng, Bình Phước, Trà Vinh. Trong khi đó có 33 tỉnh, thành phố có mức sinh cao (42% dân số).

Với thực trạng mức sinh quá thấp, hệ luỵ già hóa dân số sẽ diễn ra rất nhanh. Tương lai phải đối mặt với thiếu hụt nguồn nhân lực, giảm quy mô tiêu dùng, tiết kiệm. Đây chính là rào cản cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.

Vì vậy, điều căn cơ nhất bây giờ là phải khuyến sinh, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con. Khi mức sinh tăng, dân số tăng thì bài toán nguồn lực lao động trong tương lai sẽ được giải.

H.N

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Top