Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mục sở thị nơi "ấp" những thiên thần nhỏ chào đời chỉ nặng vài lạng

Thứ bảy, 18:14 17/11/2018 | Y tế

GiadinhNet - Mỗi năm bệnh viện Phụ sản T.Ư tiếp nhận, điều trị khoảng khoảng 4.000 ca sơ sinh, non tháng. 30% trong số này nặng chỉ dưới 1,5kg, tuổi thai dưới 30 tuần.

Theo TS Lê Minh Trác, Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản Trung ương), mỗi năm bệnh viện tiếp nhận, điều trị cho khoảng 25.000-26.000 ca sơ sinh, trong đó, số ca sinh non tháng, nhẹ cân khoảng 4.000 ca.

Điều đặc biệt là 30% trong số này nặng chỉ dưới 1,5kg, tuổi thai dưới 30 tuần. Quy trình chăm sóc trẻ sinh non được thực hiện rất chặt chẽ.

Theo TS Trác, trẻ sinh non thường gặp nhiều nguy cơ như ngạt, hạ thân nhiệt, hạ đường máu, suy hô hấp, nhiễm khuẩn, xuất huyết, vàng da và viêm ruột. Về lâu dài, nguy hiểm vẫn luôn rình rập như bị võng mạc bẩm sinh, điếc, bại não, kém phát triển về thể chất. Vì vậy, việc chống suy hô hấp, ổn định thân nhiệt và chống nhiễm trùng, đảm bảo dinh dưỡng cho bé rất quan trọng.

Hiện nay, việc chăm sóc bé phải đảm bảo phòng chống, điều trị 7 yếu tố, gồm: Hồi sức cấp cứu, giữ ấm thân nhiệt, hô hấp, hạ đường máu, dinh dưỡng, vàng da và chống nhiễm khuẩn. Vì thế, tại mỗi lồng ấp của trẻ đi kèm nhiều loại máy hỗ trợ: Máy thở, máy lọc máu, máy điện tim, dây chuyền ăn xông…

Trong quá trình chăm sóc, để tránh nhầm lần, trẻ được quản lý bằng mã số. Trong phòng, các bé được nuôi trong lồng ấp và tùy cơ địa mỗi trẻ mà thời gian chăm sóc dài hay ngắn.

TS Lê Minh Trác cho hay, tình trạng sinh non ngày càng tăng. Trung bình cả nước, tỷ lệ sinh non khoảng 7%, mỗi năm có khoảng 100.000-110.000 trẻ sinh non ra đời. Theo thống kê của trung tâm, những ca rất non tháng, rất nhẹ cân từ 1.000g đến 1.500g, tỷ lệ cứu được là 86% (năm 2015); trẻ nặng từ 1.500g đến 2.500g tỷ lệ cứu sống đạt 96%.

Thông thường, các bé phải điều trị dài ngày, thấp nhất cũng phải 1 tháng, nhiều trường hợp phải chăm sóc 2-3 tháng, thậm chí 6 tháng.

Tại mỗi lồng ấp (Trung tâm có 80 lồng ấp) của trẻ đi kèm nhiều loại máy hỗ trợ: Máy thở, máy lọc máu, máy điện tim, dây chuyền ăn xông… Rất nhiều bé phải chiếu đèn. Những bé nặng 1,5kg, chào đời khi 32-34 tuần được coi là... cứng cáp ở đây

Rất nhiều bé sơ sinh non tháng phải chiếu đèn. Những bé nặng 1,5kg, chào đời khi 32-34 tuần được coi là... cứng cáp ở đây

Rất nhiều bé sơ sinh non tháng phải chiếu đèn. Những bé nặng 1,5kg, chào đời khi 32-34 tuần được coi là... cứng cáp ở đây

Em bé này chỉ nặng 900gram, chào đời khi chỉ mới 27 tuần thai. Nhiều em bé được nuôi dưỡng tại Trung tâm tới 5-6 tháng sau đó được gửi về cho gia đình

Em bé này chỉ nặng 900gram, chào đời khi chỉ mới 27 tuần thai. Nhiều em bé được nuôi dưỡng tại Trung tâm tới 5-6 tháng sau đó được gửi về cho gia đình

Với trẻ sinh non, dinh dưỡng là vấn đề lớn, vì trẻ không ăn được sau sinh, mà phải nuôi ăn bằng tĩnh mạch, tập ăn dần. Có những trẻ sinh non dưới 1kg, lúc mới sinh chỉ ăn 10-20ml/bữa, dần tăng lên khi trẻ có khả năng bú, nuốt, tiêu hoá, tự thở... 3 tiếng/cữ các bé sẽ được ăn một lần. Vì thế với số lượng khoảng hàng chục bé, các điều dưỡng sẽ phải ... xoay vần.

Với trẻ sinh non, dinh dưỡng là vấn đề lớn, vì trẻ không ăn được sau sinh, mà phải nuôi ăn bằng tĩnh mạch, tập ăn dần. Có những trẻ sinh non dưới 1kg, lúc mới sinh chỉ ăn 10-20ml/bữa, dần tăng lên khi trẻ có khả năng bú, nuốt, tiêu hoá, tự thở... 3 tiếng/cữ các bé sẽ được ăn một lần. Vì thế với số lượng khoảng hàng chục bé, các điều dưỡng sẽ phải ... xoay vần.

Tại mỗi lồng ấp của trẻ đi kèm nhiều loại máy hỗ trợ: Máy thở, máy lọc máu, máy điện tim, dây chuyền ăn xông…

Tại mỗi lồng ấp của trẻ đi kèm nhiều loại máy hỗ trợ: Máy thở, máy lọc máu, máy điện tim, dây chuyền ăn xông…

Em bé sơ sinh non tháng này đã được nuôi dưỡng hơn một tháng tại Trung tâm. Chiều dài một em bé sinh non tại đây nhiều bé chỉ hơn một gang tay người lớn, chỉ 500-600gr. Ngày 17/11, trẻ nhẹ cân nhất được nuôi dưỡng đạt 800gr. Tay, chân chỉ bằng ngón tay cái.

Em bé sơ sinh non tháng này đã được nuôi dưỡng hơn một tháng tại Trung tâm. Chiều dài một em bé sinh non tại đây nhiều bé chỉ hơn một gang tay người lớn, chỉ 500-600gr. Ngày 17/11, trẻ nhẹ cân nhất được nuôi dưỡng đạt 800gr. Tay, chân chỉ bằng ngón tay cái.

Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hồng Vân nói toàn bộ phần chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng phải do điều dưỡng đảm nhiệm 24/24h, thay hoàn toàn bố mẹ các em. Gắn bó với công việc đến mức, nhiều điều dưỡng viên chỉ nghe tiếng các bé khóc đã biết các con muốn gì.

Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hồng Vân nói toàn bộ phần chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng phải do điều dưỡng đảm nhiệm 24/24h, thay hoàn toàn bố mẹ các em. Gắn bó với công việc đến mức, nhiều điều dưỡng viên chỉ nghe tiếng các bé khóc đã biết các con muốn gì.

Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 3 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 6 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Top