Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một triệu người mắc mỗi ngày, các bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm đến mức nào?

Thứ hai, 20:37 10/06/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, các bệnh lây truyền qua đường tình dục là mối đe dọa sức khỏe đặc hữu và dai dẳng trên toàn thế giới. Nếu không được điều trị dứt điểm, các bệnh này có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng.

Mới đây, WHO đã đưa ra bản báo cáo về thực trạng các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Theo đó, chỉ trong vòng một năm, cả thế giới có thêm 127 triệu người mắc bệnh chlamydia, 87 triệu người bị bệnh lậu, 6,3 triệu ca giang mai, 156 triệu trường hợp mắc trichomonas và một số các bệnh khác.

WHO ước tính, trung bình, mỗi ngày có hơn một triệu người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục các loại.

Con đường lây truyền các bệnh trên thông thường là qua hành vi quan hệ tình dục không an toàn. Bên cạnh đó, quan hệ đường miệng; tiếp xúc da với người bị bệnh; lây từ mẹ sang con; dính máu người bệnh vào vết thương hở; dùng chung đồ cá nhân (bàn chải đánh răng, khăn mặt...) cũng được coi là nguyên nhân lây lan các bệnh này.


WHO ước tính, trung bình, mỗi ngày có hơn một triệu người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục các loại. Ảnh minh họa

WHO ước tính, trung bình, mỗi ngày có hơn một triệu người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục các loại. Ảnh minh họa

Trong nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV được chú ý hơn cả vì các triệu chứng thường xuất hiện sau nhiều năm nhiễm bệnh. Khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn, chuyển sang AIDS – “căn bệnh thế kỷ” chưa có thuốc chữa.

Bên cạnh đó, một số bệnh khác cũng gây nguy hiểm như:

Bệnh Chlamydia

Tất cả những người có hoạt động tình dục đều có thể bị nhiễm chlamydia. Ở các bạn nữ trẻ, cổ tử cung chưa hoàn toàn trưởng thành nên rất dễ bị nhiễm trùng. Họ có nguy cơ đặc biệt cao đối với nhiễm trùng nếu sinh hoạt tình dục sớm.

Đàn ông đồng tính cũng có nguy cơ lây nhiễm vì chlamydia có thể lây truyền khi quan hệ tình dục qua đường miệng hoặc hậu môn.

Nếu người mẹ mang thai mắc bệnh chlamydia có thể dễ dàng lây truyền sang cho con. Trẻ sinh ra ở người mẹ mắc bệnh chlamydia có thể bị viêm phổi hoặc nhiễm trùng mắt từ khi sơ sinh.

Bệnh lậu

Những năm gần đây, báo cáo của WHO cho thấy, tỷ lệ bệnh lậu kháng thuốc ngày càng tăng, với những triệu chứng tương đương căn bệnh lậu quen thuộc nhưng không thể chữa nổi bằng phác đồ thông thường. Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại.

Phụ nữ có thai bị bệnh lậu có nguy cơ cao về sẩy thai, nhiễm khuẩn ối hoặc chuyển dạ sớm. Trong quá trình chuyển dạ, nếu mẹ mắc bệnh lậu thì vi khuẩn của bệnh có thể truyền sang cho bé.

Bệnh lậu sẽ ảnh hưởng đến mắt của bé sơ sinh, nếu không được điều trị, bé có thể bị mù. Ngoài ra, bệnh lậu từ mẹ có thể ảnh hưởng đến các phần khác trên cơ thể bé như nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn khớp gối và chứng viêm màng não.

Giang mai

Giang mai có thể gây ra nhiều biểu hiện và tổn thương ở khắp nơi của cơ thể tùy theo diễn tiến bệnh như da, niêm mạc, cơ, xương, nội tạng, nhất là tim mạch và thần kinh.

Người mẹ nếu mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai, dễ sảy thai do xoắn khuẩn đi vào nhau thai gây viêm động mạch, dẫn đến tắc động mạch, nhau thai bị hoại tử làm cho thai nhi không nhận được chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng sảy thai.

WHO cảnh báo, bệnh lây truyền qua đường tình dục là mối đe dọa sức khỏe đặc hữu và dai dẳng trên toàn thế giới. Nó có tác động sâu sắc đến cả người lớn và trẻ em. Nếu không được điều trị dứt điểm, các bệnh này có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng và mãn tính đối với bệnh nhân, bao gồm bệnh thần kinh, tim mạch, vô sinh, thai ngoài tử cung, thai chết lưu và tăng nguy cơ nhiễm HIV.

Do đó, khi thấy cơ quan sinh dục có những biểu hiện bất thường, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. Các dấu hiệu gồm:

- Có dịch bất thường chảy ra từ âm đạo hoặc đầu dương vật hoặc cơ quan sinh dục bị ngứa, đau, đỏ, rát hoặc có các nốt, các vết loét bất thường

- Tiểu đau, buốt hoặc rát, hoặc tiểu nhiều hơn bình thường

- Đau bất thường ở vùng bụng dưới ở nữ giới mà không liên quan gì đến chu kỳ kinh nguyệt. Nam giới sẽ bị tiết dịch niệu đạo nhưng số lượng không nhiều. Những dịch này thường nhầy và có màu trắng đục hoặc vàng.

- Trên da có nhiều mụn cóc, hoặc các mụn phỏng rộp đau, chảy nước, hoặc có lốm đốm đỏ, hay các u nhọt quanh miệng hoặc cơ quan sinh dục hoặc nổi hạch ở vùng bẹn; đau khi giao hợp ở nữ hoặc có ra máu sau quan hệ tình dục...

N.Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 1 giờ trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 11 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 13 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 15 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Top