Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Một cốc nước cam bằng một thang thuốc bổ" nhưng đừng dại uống vào 4 thời điểm này kẻo rước thêm bệnh

Thứ hai, 11:01 13/07/2020 | Sống khỏe

Nước cam dù là loại nước lành mạnh, nhiều lợi ích nhưng theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, nước cam có vị chua, tính axit cao nên không được dùng tùy tiện.

Nước cam không đơn thuần chỉ là một loại nước giải khát, chẳng biết từ khi nào nó đã được tin dùng như một thứ đồ bổ dành cho trẻ em, người già, người suy nhược cơ thể... với tác dụng nâng cao sức đề kháng. Thực ra, điều này cũng không phải không có căn cứ. Theo Healthline, nước cam là thứ nước ép tự nhiên an toàn, lành tính và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.

Một cốc nước cam khoảng 240 ml cung cấp khoảng:

- 110 calo

- 2g protein

- 26g carbs

- 67% lượng vitamin C cơ thể cần trong ngày

- 15% lượng Folate cơ thể cần cho một ngày

- 10% kali cơ thể cần cho một ngày

- 6% magie cơ thể cần cho một ngày.

Theo nghiên cứu của Đại học Otago, New Zealand: Thứ quý báu nhất của nước cam chính là lượng vitamin C dồi dào. Đây là loại vitamin tan trong nước có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ và đóng vai trò trung tâm trong chức năng miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C giúp thúc đẩy quá trình tạo xương, chữa lành vết thương và sức khỏe nướu.

Còn trong Đông y, cam là loại quả có vị ngọt, tính mát. Có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt, lợi tiểu.

Một cốc nước cam bằng một thang thuốc bổ nhưng đừng dại uống vào 4 thời điểm này kẻo rước thêm bệnh - Ảnh 1.

Nước cam dù là loại nước lành mạnh, nhiều lợi ích nhưng theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), nước cam có vị chua, tính axit cao nên không được dùng tùy tiện. Nhiều người quá lạm dụng nước cam khiến cho việc uống nước ép loại quả này hại nhiều hơn lợi.

Theo lương y, có 4 thời điểm chúng ta không nên dùng nước cam để tránh gây hại cơ thể.

4 thời điểm không được uống nước cam

- Khi bụng đang đói: Nước cam nhiều axit, uống lúc bụng đói sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.

- Uống trước khi đánh răng: Axit trong nước cam sẽ bám lên bề mặt của men răng, dưới tác dụng chà xát của bàn chải có thể làm cho men răng bị tổn thương nặng nề. Nếu lỡ uống nước cam ngay trước khi đánh răng, bạn nên súc miệng ngay để loại trừ sự bám dính của axit trên răng.

Một cốc nước cam bằng một thang thuốc bổ nhưng đừng dại uống vào 4 thời điểm này kẻo rước thêm bệnh - Ảnh 2.

Nước cam nhiều axit, uống lúc bụng đói sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.

- Khi vừa uống sữa xong: Lý do là vì protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, như vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, thậm chí gây chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy…

- Uống ngay trước khi ngủ: Theo lương y Bùi Đắc Sáng, nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm và làm mất ngủ. Ngoài ra, trước thời gian đi ngủ cơ thể cần được nghỉ ngơi, nếu uống nước cam vào thời điểm này sẽ khiến cơ thể dư thừa năng lượng và tích tụ chất béo ở bụng.

Những nhóm người nào cần tránh uống nước cam quá nhiều?

Nước cam thực hiện vai trò nâng cao sức đề kháng rất tốt nhưng không phải người bệnh nào cũng nên uống loại nước này. Đặc biệt là:

- Người bị viêm loét dạ dày tá tràng: Cam chứa nhiều axit, khi đi vào cơ thể người bệnh có thể gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.

- Người có bệnh về đường tiêu hóa: Uống nhiều nước cam có thể gây hại cho hệ tiêu hóa và gây ra tiêu chảy.

- Người mới phẫu thuật: Trong loại nước ép này có chứa axit citric tương đối cao nên những người mới phẫu thuật dạ dày, ruột có vết mổ chưa hồi phục nên thận trọng ăn cam quýt để tránh hiện tượng chảy máu ở chỗ vết thương.

- Người đang uống thuốc, đặc biệt là kháng sinh: Thành phần axit trong nước cam có thể phá vỡ cấu trúc hóa học của thuốc, khiến thuốc kháng sinh sẽ không còn tác dụng kháng khuẩn.

- Người bị bệnh thận: Uống quá nhiều nước ép cam khi bị bệnh thận có thể dẫn đến việc tiêu thụ nhiều vitamin C và tăng acid oxalic chuyển hóa trong cơ thể, điều này sẽ dẫn đến sỏi tiết niệu và sỏi thận.

Vậy uống nước cam như thế nào là đúng nhất?

Một cốc nước cam bằng một thang thuốc bổ nhưng đừng dại uống vào 4 thời điểm này kẻo rước thêm bệnh - Ảnh 3.

Thời điểm tốt nhất để uống nước cam là vào buổi sáng.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, thời điểm tốt nhất để uống nước cam là vào buổi sáng. Đây là lúc cơ thể chuẩn bị hoạt động và làm việc, sẽ tiêu thụ các khoáng chất, sắt, vitamin của cam một cách hiệu quả nhất. Mọi người nên uống nước cam sau khi ăn sáng khoảng 1-2 giờ để đạt được hiệu quả và hấp thụ được hết dưỡng chất.

Theo Nhịp sống Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Sống khỏe - 9 phút trước

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp cải thiện sức khỏe cho những người mắc bệnh viêm tuyến giáp. Để ngăn ngừa suy giáp, người bệnh cần tránh hoặc hạn chế tối đa những thực phẩm gây viêm trong cơ thể.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Làm gì để ngăn tóc bạc sớm khi còn trẻ?

Làm gì để ngăn tóc bạc sớm khi còn trẻ?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Tóc bạc cũng là một phần trong quá trình lão hóa, thường xuất hiện khi bước vào độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, nhiều người tóc bạc sớm khi ở độ tuổi thiếu niên hoặc đôi mươi, khiến họ trông già hơn tuổi thật. Vậy cần làm gì đến ngăn tóc bạc sớm?

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện NCHN) tại Đà Lạt sản xuất đã được vinh danh tại Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt rẻ tiền tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh xương khớp, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc uống nước đậu đen thường xuyên có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

5 bước quan trọng để giảm cân thành công

5 bước quan trọng để giảm cân thành công

Sống khỏe - 8 giờ trước

Giảm cân chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là khi bạn muốn duy trì thành quả đó bền vững. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch cụ thể, khoa học và kiên trì, bạn sẽ thực hiện được điều đó.

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

Sống khỏe - 17 giờ trước

Sau bữa cơm tối có món canh nấm đất, 6 người trong một gia đình có dấu hiệu lạ, trong đó 3 người biểu hiện nặng hơn, phải vào viện cấp cứu.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Sống khỏe - 22 giờ trước

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân. Nhưng ăn không đúng lại có tác dụng ngược. Vậy nên ăn yến mạch thế nào là tốt nhất để giảm cân?

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Với sự nỗ lực nghiên cứu, sản xuất "Made in Việt Nam", người Việt Nam không còn phải chứng kiến những em bé chân đi tập tễnh do hậu quả của bại liệt; các bệnh dịch như sởi, rubella đã giảm hàng trăm lần, giảm được gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và toàn xã hội…

Top