Hà Nội
23°C / 22-25°C

Món cơm trộn chuối của cụ bà 121 tuổi

Thứ sáu, 09:36 01/08/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Cụ Nguyễn Thị Trù (huyện Bình Chánh, TPHCM) sinh năm1893, năm nay đã 121 tuổi, phá vỡ kỷ lục thế giới do một cụ bà người Nhật Bản (116 tuổi) xác lập.

Món cơm trộn chuối của cụ bà 121 tuổi  1

Chứng nhận kỷ lục sống thọ nhất Việt Nam của cụ Trù được Trung tâm Guinness Việt Nam xác lập.  Ảnh: Đỗ Bá

 
Hơn 1 thế kỷ ăn trầu

Ngày 29/7, chúng tôi đến thăm căn nhà nơi cụ Trù sống cùng ông Út Phán- người con trai út (đã 74 tuổi) ở ấp 5, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh. Cụ Trù đang ngồi trên võng, ông Út Phán ngồi cạnh cùng tiếp chuyện ký giả Manabu Sasaki của nhật báo Asahi Shimbun (Nhật Bản). Thông qua phiên dịch, ký giả Sasaki chuyện trò thăm hỏi ông Út Phán những chuyện thường ngày của bà cụ. Cụ Trù thì hết nhìn lại nghe, thi thoảng lại ngả lưng xuống võng.

Ký giả Sasaki quyết tâm tìm gặp cụ Trù sau khi thông tin về cụ được truyền thông loan tải. Vì trước đó một cụ bà người Nhật Bản đang nắm giữ kỷ lục thế giới về sống thọ, 116 tuổi. Ký giả này cho biết: Người Nhật quá đỗi ngạc nhiên trước tuổi thọ của cụ Trù. Ngoài tuổi thọ, cụ Trù có đến 10 người con trong khi cụ bà đang nắm giữ kỷ lục thế giới có 3 người con. Số cháu, chắt của cụ Trù “đếm không xuể” bởi chỉ riêng ông Út Phán đã có 7 người con, 14 cháu nội, ngoại.

Sự ngạc nhiên của Sasaki càng tăng gấp bội khi ký giả này nghe người dâu út cụ Trù (bà Út Phương, nay cũng 74 tuổi), chia sẻ lại lối ăn uống của cụ. Cụ Trù gốc người Bình Chánh, từ nhỏ cụ đã ăn trầu và chỉ bỏ cách đây 2 năm bởi một cơn bạo bệnh. Tính tổng thời gian ăn trầu của cụ Trù có lẽ là hơn 1 thế kỷ. Mọi người càng bất ngờ hơn khi biết từ rất lâu, cụ Trù chuyên ăn cơm với…chuối.
 
Món cơm trộn chuối của cụ bà 121 tuổi  2

Nụ cười sảng khoái của cụ bà Việt Nam sống xuyên 3 thế kỷ.


“Chuối sứ chín tôi cắt lát, trộn với muối, đường cho thấm, sau đó bắc lên bếp củi đun nhỏ lửa. Thịt, cá thì hôm có hôm không nhưng chuối thì hầu như ngày nào cụ cũng ăn! 7h tối cụ đi ngủ, 5h sáng cụ dậy. Cụ ăn sáng một chút rồi uống ly sữa, trưa, chiều ăn 1 bát cơm, uống thêm nước lọc rồi đi ngủ. Vậy là xong một ngày...”, bà Út Phương nói khiến ký giả Nhật Bản ngạc nhiên. Anh này cho biết cụ bà người Nhật 116 tuổi ăn thức ăn “ngon và đắt tiền hơn nhiều”.
 
Cụ già thích coi điện thoại

Bà Út Phương  “bật mí” với chúng tôi: “Thích thì cụ mới nói, không thích thì cạy miệng cũng không ra lời”. Ngồi bệt xuống cạnh võng cụ Trù đang nằm, chúng tôi bóp vai cho cụ. Chúng tôi chưa kịp cất lời thì cụ đột ngột lên tiếng, giọng rất khỏe: “Muốn gì phải nói tôi mới biết. Cứ đến thăm rồi nhìn, nói ri rí thì làm sao tôi nghe được”. Thì ra cuộc chuyện trò giữa vợ chồng ông Út Phán và các ký giả không đủ to để cụ Trù nghe được, nên cụ có vẻ giận.

Chợt cụ níu võng ngồi dậy, thấy tôi đang cầm điện thoại trên tay, cụ hỏi “Cái gì đây?”. “Dạ điện thoại, có hình vợ con của con nè”- chúng tôi cười nói với cụ. “Cho coi đi”- cụ Trù cười. Lạ một điều là răng cụ Trù không rụng mà chỉ mòn đi theo năm tháng, mỗi chiếc đều còn một chút xíu nhú khỏi lợi. “Thấy hai đứa đứng chụp hình là biết vợ chồng rồi!”, cụ Trù nói sau khi xem hình từ chiếc điện thoại.
 
Món cơm trộn chuối của cụ bà 121 tuổi  3

Cụ Trù cùng vợ chồng con trai út và cháu chat.


Ông Út Phán nói với tôi: “Anh thử xin cái áo lạnh cụ đang mặc bên trong xem cụ nói sao?”. Chúng tôi thực hiện ngay- Cụ Trù nói một tràng: “Tôi còn gì đâu mà xin. Tôi chơi với chị em là không có tiếc. Có người xin cái này, có người xin cái nọ, tôi cho hết, giữ làm gì! Chết rồi, mỗi người đi mỗi ngả, có ai giữ được cái gì đâu. Tôi sống với chị em rất... sảng khoái”.

Có lẽ vợ chồng ông Út Phán nói đúng! Cụ Trù gần như không vướng ưu phiền nên rất thoải mái. Về làm dâu nhà cụ Trù từ năm 22 tuổi tới nay, bà Út Phương nói: “Mẹ chồng tôi hầu như không bao giờ rầy la con dâu và các cháu”. Về cơn bạo bệnh hai năm trước, ông Út Phán cho biết đó là bởi cụ Trù hay tin hai con mình lần lượt qua đời mà đau buồn rồi sinh bệnh.

Có điều, đến thời điểm này thì cụ Trù đã “vô ưu” bởi cụ không nhận ra con,cháu nữa, dù sức khỏe vẫn rất tốt. Cuộc sống gia đình ông Út Phán hiện khá khó khăn, hầu như chỉ trông chờ vào cháu. “Đứa nào tạt qua thăm thì cho chút đỉnh, có bao nhiêu thì ăn uống bấy nhiêu thôi, vợ chồng tôi già rồi, đâu còn làm gì được nữa”, ông Út Phán cho biết.
 
Món cơm trộn chuối của cụ bà 121 tuổi  4

Trung tâm sách kỷ lục Guinness Việt Nam cho hay: Đơn vị này đang xúc tiến gửi hồ sơ đến Trung tâm kỷ lục thế giới nhằm xác lập kỷ lục sống thọ nhất thế giới đối với cụ bà Nguyễn Thị Trù.

Người đang phá vỡ kỷ lục này được xác lập bởi một cụ bà Nhật Bản đang sống, thọ 116 tuổi. Cụ Trù sống 7 năm ở thế kỷ 19, sống trọn thế kỷ 20, sống “lấn sân” thế kỷ 21 đã được 14 năm.
 
Đỗ Bá
 
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Top