Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mối nguy hiểm mang tên chó nhà

Thứ ba, 08:33 07/08/2018 | Y tế

GiadinhNet - Do chủ quan nghĩ không bị chó cắn, chỉ làm thịt chó đã chết hoặc bị chó cắn nhưng vết thương đã liền nên nhiều người tưởng “thoát nạn”… Chỉ đến khi phát cơn dại, nhiều người đã phải chết oan vì sự chủ quan của mình.


Cần tiêm phòng vaccine dại cho chó nuôi đầy đủ, đúng lịch để phòng chống bệnh dại.     Ảnh minh hoạ

Cần tiêm phòng vaccine dại cho chó nuôi đầy đủ, đúng lịch để phòng chống bệnh dại. Ảnh minh hoạ

Tiếc của, người đàn ông tử vong vì bệnh dại

Gia đình bệnh nhân T.V.T (40 tuổi) nuôi một con chó 2 năm. Trong một lần lao ra đường, chú chó này bị xe cán chết. Tiếc của, anh T rủ thêm vài người khác cùng làm thịt chó để ăn. Khoảng 3 tháng sau, anh T bỗng nhiên nhận thấy mình có cảm giác đau đầu, bồn chồn, sốt, khó chịu, tê bì chân tay, sau đó lan ra toàn thân. Dần dần anh khó thở, sợ ánh sáng, tinh thần đầy kích thích tăng dần… Người nhà bệnh nhân cho biết, anh T dù rất khát nhưng khi uống nước bị co thắt lồng ngực, run cầm cập, do đó anh không muốn uống nước, hoặc chỉ cần nhìn thấy 1 ly nước hay nghe tiếng nước chảy cũng sợ. Khi gia đình đưa anh vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cấp cứu, các bác sĩ làm xét nghiệm và phát hiện virus dại.

Ban đầu, gia đình khẳng định anh T chưa bao giờ bị chó cắn nên không thể bị bệnh dại và cũng không hề tiêm vaccine phòng dại. Tuy nhiên, sau khi khai thác tiền sử, trong lần làm thịt chó cách đây 3 tháng, do tay anh T có vết thương hở, xước xát nên virus dại đã “truyền” từ chú chó sang anh. Đó là lý do vì sao nhiều người cùng tham gia “xử lý” chú chó này, nhưng chỉ mình anh T bị bệnh. Sau khi phát bệnh chỉ một thời gian ngắn, anh T đã tử vong.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ThS Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, trường hợp anh T không hiếm. Không phải cứ bị chó cắn mới có thể mắc bệnh dại. Trên thực tế, bệnh dại truyền từ chó, mèo nuôi, còn có thể truyền qua vết xước, vết liếm trên lớp da, virus từ nước bọt sẽ lây truyền qua da và niêm mạc bị tổn thương. Thời gian ủ bệnh kéo dài, sớm nhất là nửa tháng, đa số vài ba tháng, nhưng cũng có người đến vài năm, phụ thuộc vào số lượng, mức độ tổn thương và vị trí bị chó cắn, càng gần thần kinh trung ương (đầu, mặt…) càng phát bệnh nhanh. Có người bệnh khởi phát dại khi vết thương đã liền da, không còn dấu vết của chó cắn, thậm chí có người còn đã quên mất việc bị chó cắn.

Khi đã bị lên cơn dại, bệnh nhân sẽ có biểu hiện bị kích thích, vật vã, sợ nước, sợ gió...; Sau đó lên cơn khó thở, tử vong vì suy hô hấp. Có trường hợp là nam giới thì lên cơn cường dương, xuất tinh liên tục cho đến lúc chết. Một điều khiến BS Trung Cấp và nhiều bác sĩ ám ảnh là sự bất lực khi chứng kiến cảnh bệnh nhân lên cơn dại, thấy chết mà không thể cứu. Sự tỉnh táo trong đau đớn của bệnh nhân khi bị kích thích, vật vã, khó thở, hơi thở rít lên từng hồi, ánh mắt long lên cũng rất đau lòng, ám ảnh. "Lúc đó, chỉ mong thời gian quay lại, chỉ mong bệnh nhân đã không chủ quan đi tiêm phòng vaccine dại", BS Trung Cấp chia sẻ.

Phải tiêm phòng dại cho chó nhà

Theo các chuyên gia về thú y, nguồn mang bệnh dại chủ yếu là chó, mèo nuôi (95-98%) và động vật hoang dã. Thời gian gần đây, các bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội như: Việt Đức, Nhi Trung ương, Bạch Mai, Xanh Pôn, Bệnh nhiệt đới Trung ương liên tục tiếp nhận các bệnh nhân bị chó nhà cắn. BS Trung Cấp cho biết, mới đây nhất, tại khoa Cấp cứu tiếp nhận bệnh nhân Đ.V.T (35 tuổi, ở Phú Thọ) bị chó nhà cắn cách đây một tháng. Tức giận vì bị chú chó nhà nuôi “phản”, anh T đánh con chó một cái, sau đó, con chó đã bỏ đi. Từ đó, gia đình anh không theo dõi được tình trạng của chó. Anh T cũng không đi tiêm vaccine phòng dại.

Một tuần gần đây, anh T bỗng nhiên rơi vào tình trạng mất ngủ, bồn chồn, cảm giác sợ nước, sợ gió tăng dần, kích động hoảng loạn. Ngày 26/7, anh được đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Tuy nhiên, bệnh không ngừng nặng lên, 2 ngày sau (28/7), anh T xuất hiện cơn co thắt hầu họng, khó thở, gia đình xin đưa về nhà để lo hậu sự.

Trường hợp khác là bé trai N.V.T (7 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội) nhập Bệnh viện Việt Đức vào cuối tháng 7 vừa qua. Bé T bị chó nhà cắn đứt rời một phần môi phải, vết thương thấu môi dưới. Đáng tiếc, phần môi đứt rời này lại không được bảo quản đúng cách. ThS.BS Nguyễn Thị Thu Hằng (Khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình – Thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức) cho biết, vì tổn thương quá dập nát nên không có khả năng nối vi phẫu trồng lại môi cho bệnh nhân. Ê-kíp phẫu thuật đã tiến hành làm sạch tổn thương, khâu các vết thương ở mặt, ghép phức hợp một phần của môi trên. Tuy nhiên, kết quả sẽ không bao giờ trở về như trước được.

Các chuyên gia cho hay, để giữ vệ sinh phòng bệnh dại ở động vật, mỗi hộ gia đình chỉ nên nuôi 1 - 2 con chó để giữ nhà. Trong trường hợp nuôi nhiều (trên 5 con không kể chó mới sinh) phải có tờ trình về điều kiện nuôi và được cơ quan thú y địa phương xác nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y. Đây cũng là cách để tránh tình trạng chó “phản chủ”.

Ngoài việc chỉ nên nuôi 1-2 chú chó, các chuyên gia cũng lưu ý, tiêm phòng cho chó vào các thời điểm 3 tháng tuổi, 9 tháng tuổi sau đó nhắc lại hàng năm. Phải thường xuyên tẩy giun sán cho chó con và chó trưởng thành trước khi tiêm phòng. Nếu mang chó con bị bỏ rơi về nhà nuôi, quy trình tiêm phòng cũng giống như ở trên. Lần tiêm phòng đầu tiên có thể tiến hành sớm hơn, vào thời điểm 2 tháng tuổi.

Cần áp dụng các biện pháp dự phòng trong 3 tháng tuổi đầu. Nếu mang chó trưởng thành bị bỏ rơi về nhà nuôi, lần tiêm chủng đầu tiên phải được tiến hành càng sớm càng tốt với sự tư vấn của bác sĩ thú y địa phương.

Theo các chuyên gia, chó cần tiêm phòng vaccine dại định kỳ nhắc lại mỗi năm một lần vì thời gian bảo hộ sau khi tiêm phòng dại là 1 năm. Nếu sau thời gian này không tiêm nhắc lại thì con vật dễ bị mắc bệnh dại vì đã hết kháng thể bảo hộ.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 22 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 2 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 5 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Top