Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân hãy là tuyên truyền viên tích cực

Thứ ba, 09:18 12/12/2017 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đó là lời kêu gọi của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tại Lễ mít tinh phát động Tháng Hành động Quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam do Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội phối hợp tổ chức ngày 9/12 với chủ đề: "Thực hiện tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số".


Lễ cổ động, diễu hành phát động Tháng Hành động Quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26/12.         Ảnh: Chí Cường

Lễ cổ động, diễu hành phát động Tháng Hành động Quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26/12. Ảnh: Chí Cường

Đưa công tác dân số lên tầm cao mới

Tại Lễ mít tinh, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh, đối với công tác dân số, Đảng và nhà nước luôn xác định: Dân số là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Trải qua 56 năm thực hiện, công tác dân số Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng: Chúng ta đã nhận được Giải thưởng Dân số của Liên Hợp Quốc; được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập Hạng Nhất… Từ một nước có mức sinh rất cao, tuổi thọ thấp, Việt Nam đã đạt và duy trì mức sinh thay thế, nâng cao tuổi thọ của người dân. Từ năm 2006 đến nay, đã duy mức sinh thay thế; đạt được mục tiêu dân số không quá 93 triệu người vào năm 2015. Những thành tựu của công tác DS-KHHGĐ đã góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao thu nhập bình quân đầu người và góp phần thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc vào năm 2015. Điều đó cho thấy, công tác dân số không đơn thuần chỉ là câu chuyện về việc sinh đẻ của một gia đình riêng lẻ mà là vấn đề gắn bó mật thiết, đồng hành với sự phát triển của toàn xã hội, của quốc gia - Dân số chính là sự trường tồn của dân tộc.

"Hội nghị lần thứ 6 (BCH Trung ương khóa 12) vừa qua đã ban hành Nghị quyết số 21- NQ/TW, ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới, trong đó xác định: Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ Kế hoạch hóa gia đình sang Dân số và Phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững… Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển, thể hiện sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Đảng và Nhà nước, nhằm giải quyết các vấn đề hạn chế, yếu kém của dân số trong tình hình mới. Vì vậy, tôi mong muốn các cấp, các ngành cần quán triệt và đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; nắm rõ nội dung trọng tâm, nhiệm vụ, các giải pháp và tích cực triển khai thực hiện nhằm đưa công tác dân số lên tầm cao mới trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Phó Chủ tịch nước nói.

Phó Chủ tịch nước cũng chỉ rõ công tác dân số còn phải tiếp tục một chặng đường dài và không ít gian nan, thử thách phía trước: Đó là chênh lệch đáng kể mức sinh giữa các vùng, mức sinh thay thế nhiều nơi đạt rất thấp, nhất là các vùng đô thị phát triển; mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh và ngày càng lan rộng; tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn cao; tầm vóc, thể lực người Việt chậm được cải thiện; tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm sống khỏe thấp; nguy cơ già hóa dân số nhanh; vẫn còn tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết ở một số vùng dân tộc ít người, tỉ lệ người khuyết tật trong dân số còn cao… là những vấn đề đòi hỏi phải được quan tâm, đầu tư và xây dựng các giải pháp hợp lý nhằm kiểm soát có hiệu quả, tạo tiền đề thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW

Phát biểu tại Lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã đề nghị toàn ngành Dân số tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm: Tổ chức quán triệt sâu rộng trong toàn ngành về Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, nhằm tham mưu hiệu quả việc cụ thể hóa các giải pháp để triển khai toàn diện tại địa phương, cơ sở. Đẩy mạnh chuyển trọng tâm chính sách dân số từ Kế hoạch hóa gia đình sang Dân số và Phát triển. Tăng cường các giải pháp đồng bộ, đảm bảo duy trì vững chắc mức sinh thay thế, tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con để quy mô dân số đạt 104 triệu người vào năm 2030. Đổi mới toàn diện và đa dạng hóa các hình thức, phương pháp truyền thông; phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ, các loại hình cung cấp dịch vụ phục vụ việc ổn định quy mô và nâng cao chất lượng dân số.

Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cũng chỉ rõ nhiệm vụ cấp thiết là nâng cao chất lượng tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân, đa dạng các loại hình cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên; giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở vùng sâu, vùng xa vùng khó khăn và nhất là trong địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiện nay, Đề án tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh do Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế đã được triển khai 63/63, tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Tại Trung ương, các thai phụ có thể đến 6 trung tâm sàng lọc là: Bệnh viện Phụ sản Trung ương tại Hà Nội, Bệnh viện Từ Dũ TPHCM, Trường ĐH Y Dược Huế, Bệnh viện phụ sản TP Cần Thơ, Bệnh viện Nhi Trung ương, Trung tâm Sàng lọc trước sinh và sơ sinh tỉnh Nghệ An. Các trung tâm bảo đảm cung cấp các dịch vụ này cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Tại các tuyến quận, huyện, thai phụ có thể đến các trung tâm DS-KHHGĐ để được tư vấn, khám sàng lọc, phát hiện sớm những bất thường hay dị tật thai nhi.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh, trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau: Tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác dân số đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Thiết thực đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Công tác dân số trong tình hình mới”, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020 và Chương trình hành động truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số và Phát triển giai đoạn 2016-2020 và các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết số 21 đã đề ra.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu: “Nhân dịp Tháng Hành động Quốc gia về Dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Nhà nước, tôi đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực cố gắng và các thành tích mà ngành Y tế nói chung và công tác dân số nói riêng đã đạt được trong thời gian qua.

Nhân buổi lễ phát động này, tôi kêu gọi các cấp, các ngành và toàn xã hội hãy tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện việc tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh. Mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân hãy là tuyên truyền viên tích cực vì tương lai con em chúng ta và vì tương lai phát triển giống nòi quốc gia, dân tộc Việt Nam.

Tôi cũng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền đẩy nhanh việc quán triệt và triển khai cụ thể hóa Nghị quyết số 21-NQ/TW của Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới. Đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, đúng định hướng và sát với yêu cầu thực tiễn ở địa phương, cơ sở.

Xin chúc ngành Y tế và Dân số đạt nhiều thành tựu mới hơn nữa. Chúc quý đại biểu và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên ngành Dân số trong cả nước sức khỏe, hạnh phúc và thành công”.

Tham dự buổi lễ mít tinh có UVTW Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Nguyễn Viết Tiến; ông Ngô Văn Quý- Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng Phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ và gần 1.000 đại biểu đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành phối hợp; đại diện lãnh đạo các sở/ngành của Hà Nội; đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Bộ Y tế và Tổng cục DS-KHHGĐ; đại diện lãnh đạo Sở Y tế và Chi cục DS-KHHGĐ của 15 tỉnh/thành phố; các cơ quan báo chí Trung ương, Hà Nội. Đặc biệt với sự góp mặt của đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số, thanh thiếu niên Thủ đô.

Hà Thư

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Top