Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND quận, huyện, TP

GiadinhNet - DS-KHHGĐ là công tác đặc thù, mang tính xã hội hóa, càng xã hội hóa tốt thì hiệu quả càng cao.

"DS-KHHGĐ là công tác đặc thù, mang tính xã hội hóa, càng xã hội hóa tốt thì hiệu quả càng cao. Mô hình đưa Trung tâm DS -KHHGĐ về trực thuộc UBND quận, huyện, thành phố sẽ góp phần giải quyết được vấn đề này". Nhiều lãnh đạo ngành y tế, dân số của Hà Nội, Gia Lai, Bình Phước, Quảng Trị... đã có chung nhận định như vậy.

Ý nghĩa thực tiễn

Nhấn mạnh về tính ưu việt của công tác này dưới sự tăng cường chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ông Tạ Quang Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội nhận định: "Đây là một mô hình rất hiệu quả, đem lại nhiều thành công trong việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ".

Hà Nội, Gia Lai, Quảng Trị là những địa phương đầu tiên trong cả nước áp dụng mô hình này. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế, nguyên Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội chia sẻ: Vào thời điểm năm 2008, nhiều cán bộ làm công tác dân số tuyến huyện đã chuyển sang công tác khác, lực lượng giảm đi, tài chính khó khăn... Trước khó khăn bề bộn của ngành, lãnh đạo Sở Y tế và Chi cục DS-KHHGĐ đã xác định: Công tác dân số mang tính xã hội hóa rất cao, phải gắn với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương và sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể tại cộng đồng. Ngành dân số phải bám sát chính quyền, đoàn thể để tận dụng nguồn nhân lực đã gắn bó nhiều năm trong công tác DS-KHHGĐ.

Đồng tình với quan điểm này, bà Đinh H' Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Gia Lai nói thêm: "Mô hình đã phát huy sự phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của công tác".
 

Công tác dân số thành công cần phải có sự vào cuộc sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương. Ảnh: Dương Ngọc

Theo bà Nghĩa, bài học kinh nghiệm lớn nhất để công tác dân số thành công chính là có sự lãnh đạo của cấp ủy, sự vào cuộc sát sao của chính quyền địa phương, sự phối hợp nhịp nhàng của các ban, ngành, đoàn thể. "Gia Lai đã nhanh chóng tham mưu, xin ý kiến lãnh đạo và đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND 17 thành phố, thị xã, huyện", bà Nghĩa cho hay.

Tăng cường lãnh đạo, tăng đầu tư nguồn lực
 

Để công tác DS-KHHGĐ đạt kết quả tốt, hơn bao giờ hết rất cần sự tham gia, quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương mà mô hình đưa Trung tâm DS - KHHGĐ về trực thuộc UBND quận, huyện, thành phố sẽ góp phần quyết định.

Ông Bạch Sỹ Long, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bình Phước khẳng định: Bình Phước áp dụng mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND quận, huyện từ cuối năm 2009. Mô hình thể hiện sự tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, thu hút đầu tư nguồn lực đối với công tác dân số. Đồng quan điểm này, bà Nguyễn Thị Thanh, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Trị bổ sung: Các thành phố, huyện đã đầu tư bố trí thêm ngân sách cho công tác dân số ngoài nguồn kinh phí TƯ cấp.
 
Ông Hồ Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tài chính - thành viên Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Trị cho biết cụ thể: Ngoài việc hỗ trợ 2 tỷ đồng/năm trích trả lương cho cán bộ chuyên trách dân số xã hàng năm, nguồn ngân sách địa phương dành cho công tác dân số khoảng 14 tỷ đồng trong 5 năm. Số tiền này nhằm nâng cao chất lượng công việc, như bù giá chênh lệch giữa định mức do TƯ quy định và thực tế của địa phương về dịch vụ SKSS/KHHGĐ.
 
Cụ thể: Mỗi trường hợp đình sản hỗ trợ thêm 400.000đồng và điều trị phụ khoa là 15.000 đồng. Như vậy, tính trung bình, mỗi người dân Quảng Trị được hỗ trợ 5.000 đồng/năm từ ngân sách tuyến tỉnh cho công tác dân số. Ngoài chế độ được hưởng từ Chương trình mục tiêu Quốc gia, tại Quảng Trị, cộng tác viên dân số thôn bản, khu phố được ngân sách địa phương hỗ trợ thêm 50.000 đồng/người/tháng và hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện.

Bà Đinh H' Nghĩa cho hay: Tại Gia Lai, các đợt Chiến dịch, mỗi huyện thường hỗ trợ ngân sách từ 7-10 triệu đồng. Tại huyện Chư B'rông, ngân sách huyện hỗ trợ mỗi CTV được hưởng thêm 50.000 đồng; huyện Đức Cơ hỗ trợ hơn 40 triệu đồng trong công tác đổi sổ năm 2011. Trung bình hàng năm, ngân sách địa phương hỗ trợ cho công tác DS-KHHGĐ gần 1 tỷ đồng. Việc triển khai mô hình đã giúp các hoạt động cao điểm như: Ngày Dân số thế giới 11/7, Ngày Dân số Việt Nam 26/12, Chiến dịch... hiệu quả hơn. UBND quận, huyện đứng ra lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể, thành viên Ban chỉ đạo nên đạt nhiều kết quả tốt.

Riêng tại Hà Nội, theo ông Tạ Quang Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ, mô hình cũng giải quyết được bài toán của cán bộ chuyên trách (CBCT) tuyến xã. Để đảm bảo nền tảng cho cán bộ hoạt động hiệu quả, ổn định, Chi cục DS-KHHGĐ đã tham mưu cho thành phố đưa vào Nghị quyết của HĐND là: Cán bộ chuyên trách dân số trở thành viên chức làm việc tại xã và do Trung tâm DS-KHHGĐ huyện quản lý. Bên cạnh đó, tại Hà Nội, khi Trung tâm DS-KHHGĐ được đưa về UBND quận, huyện, nhiều Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ là quận ủy viên, huyện ủy viên tham gia cấp ủy của địa phương sẽ có điều kiện tham mưu, chỉ đạo, hỗ trợ trực tiếp cho ngành.

"Cú hích" cho công tác dân số
 
Từ hiệu quả của công tác dân số Hà Nội, Gia Lai, Bình Phước, Quảng Trị, vừa qua, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình đã học tập kinh nghiệm và đề xuất với HĐND, UBND tỉnh Thái Bình đưa mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND thành phố, huyện. Mô hình này đã được phê duyệt trong Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác DS/SKSS giai đoạn 2011 - 2020. Từ ngày 1/11, mô hình chính thức được áp dụng.

Bà Nguyễn Thị Huê, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình vui mừng chia sẻ: Bài học thành công đầu tiên trong công tác DS-KHHGĐ là phải có sự lãnh đạo rốt ráo của cấp uỷ, chính quyền với các chỉ thị, nghị quyết, có cơ chế, quản lý điều hành tốt. Dân số không chỉ là công việc chuyên môn đơn thuần mà nó là một hoạt động xã hội gắn liền với các cấp, các ngành. "Đây là hoạt động xã hội hóa, càng xã hội hóa tốt thì hiệu quả, tính tự giác người dân thực hiện chính sách này càng cao. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền Thái Bình cũng nhận thức cao công tác DS-KHHGĐ là một bài toán giúp giải quyết được nhiều vấn đề khác để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do đó, các cấp ủy, chính quyền của các huyện đều muốn quản lý và đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND", bà Huê nhấn mạnh.

Cũng theo bà Huê, Thái Bình đang đối mặt với những thách thức như tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (113 bé trai/100 bé gái). Tỷ lệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 tuy có giảm nhưng không vững chắc. Cơ chế, chế tài tại một số địa phương còn lỏng lẻo, tâm lý một bộ phận người dân muốn có con trai để nối dõi tông đường, thừa kế còn nặng nề. Bên cạnh đó, Thái Bình có vùng ven biển, đồng bào Thiên Chúa giáo đông, họ muốn có nhiều con, thêm sức lao động... "Chính vì thế, để công tác DS-KHHGĐ đạt kết quả tốt, hơn bao giờ hết rất cần sự tham gia, quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và mô hình Trung tâm DS - KHHGĐ về trực thuộc UBND quận, huyện, thành phố sẽ góp phần quyết định", bà Huê kỳ vọng.

Trên cơ sở các mục tiêu, giải pháp cụ thể đã được đề cập trong Nghị quyết, bà Huê cho hay, Chi cục DS-KHHGĐ sẽ sớm tham mưu với HĐND, UBND trong việc chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện, thành phố quản lý, thực hiện việc tuyển dụng 286 viên chức chuyên trách làm nhiệm vụ DS-KHHGĐ ở cấp xã, phường, thị trấn do Trung tâm DS-KHHGĐ huyện quản lý theo tinh thần của Nghị quyết.

"Đây sẽ là "cú hích" mạnh mẽ trong công tác DS-KHHGĐ tỉnh nhà trong thời gian tới".

Bà Nguyễn Thị Huê
(Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình

"Đưa Trung tâm DS -KHHGĐ về trực thuộc UBND quận, huyện, thành phố, các địa phương đã chủ động đầu tư bố trí thêm ngân sách cho công tác dân số ngoài nguồn kinh phí TƯ cấp".

Bà Nguyễn Thị Thanh
(Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Trị)

"Trung tâm DS-KHHGĐ được đưa về UBND quận, huyện rất thuận. Công tác dân số được tham mưu trực tiếp, đầu tư trực tiếp và được hỗ trợ trực tiếp".

Bà Đinh H' Nghĩa
(Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Gia Lai)

Võ Thu

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Top