Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mách nhỏ chế độ ăn uống giúp người cao tuổi tránh bị bệnh loãng xương

Thứ bảy, 16:00 17/05/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Hầu như ai cũng biết loãng xương là bệnh khó tránh khỏi lúc tuổi già. Có thể ví, bệnh loãng xương giống như những tên ăn cắp vặt, mỗi ngày một chút, chúng lấy dần các khoáng chất quý báu trong ngân hàng xương của mỗi con người.

Mách nhỏ chế độ ăn uống giúp người cao tuổi tránh bị bệnh loãng xương 1
Phụ nữ thời kỳ tiền mãn thường mắc bệnh loãng xương.
Ảnh minh họa.
Lúc đầu, bệnh loãng xương thường rất khó để nhận biết. Nhưng khi các dấu hiệu rõ ràng thì độ bền của xương đã mất khoảng 35%, khiến cho người già rất dễ bị gãy xương. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu có tuổi, mọi người nên phòng chống và điều trị kịp thời. Có rất nhiều cách phòng chống bệnh này như tập thể dục, đi khám định kỳ… Tuy nhiên cách tốt nhất là tăng cường dùng những thực phẩm có khả năng chống loãng xương.

Căn bệnh làm khổ 2,8 triệu người Việt

Hiện nay, số người mắc bệnh loãng xương đã gia tăng tới mức báo động. Trên thế giới hiện có trên 200 triệu người bị loãng xương. Việt Nam, theo ước tính của Hội Loãng xương TP.HCM, hiện có khoảng 2,8 triệu người mắc bệnh, trong đó chủ yếu là nữ giới (chiếm 76%). Cũng theo tổ chức này dự báo, đến năm 2030, số người bị loãng xương ở Việt Nam có thể sẽ lên đến 4,5 triệu người (tăng từ 172%  đến 174 %)”. Tỷ lệ người mắc bệnh loãng xương phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi nhưng chủ yếu là từ 40 tuổi trở lên. Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ mắc bệnh loãng xương trong phụ nữ sau mãn kinh, độ tuổi từ 50 đến 59 vào khoảng 14%; chiếm 22% là ở độ tuổi từ 60 – 69;  39% trong độ tuổi từ 70 - 79 và 70%  ở độ tuổi từ 80 trở lên.

Thực tế, cơ thể chúng ta luôn tồn tại song hành hai quá trình vừa đối lập lại vừa bổ trợ cho nhau: đồng hóa và dị hóa. Điều đó có nghĩa, cơ thể sẽ có sự đào thải xương già và tái tạo xương mới trong một chu trình liên tục. Khi còn trẻ cho đến độ tuổi 30, xương vẫn tiếp tục phát triển, cơ thể tạo xương nhiều hơn là mất. Sau đó quá trình tiêu xương và tạo xương diễn ra cân bằng. Nhưng đến thời kỳ mãn kinh thì  cân bằng này bị phá vỡ. Thay đổi hoóc môn trong cơ thể làm cho quá trình mất xương mạnh hơn tạo xương. Bên cạnh nguyên nhân gây loãng xương nói trên, mãn kinh cũng là tác động thường gặp gây nên căn bệnh này. Ngoài ra,  mất xương cũng có thể một số bệnh hoặc các tác nhân khác gây nên. Chẳng hạn như, dùng corticoid quá liều và kéo dài (corticoid thường được dùng để điều trị bệnh hen và bệnh khớp), các vấn đề về tuyến giáp trạng, ít vận động cơ, hàm lượng canxi thấp trong khẩu phần ăn.

Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện của bệnh loãng xương rất khó nhận biết. Vì thông thường, quá trình loãng xương xảy ra trong rất nhiều năm. Ở giai đoạn đầu, loãng xương có thể không có biểu hiện gì hoặc chỉ gây đau âm ỉ ở xương hoặc cơ, thường là đau ở vùng thắt lưng hay cổ. Giai đoạn sau mới có thể cảm thấy rõ ràng hơn như  đau nhói xuất hiện đột ngột, dấu hiệu này có thể không lan nhưng tăng lên khi mang các vật nặng tỳ lên vùng đó. Sau đó, cơn đau tạm thời lắng xuống trong vòng một tuần và sau đó xuất hiện đột ngột trở lại, kéo dài trên 3 tháng. Hậu quả nặng nề nhất loãng xương gây nên là hiện tượng gãy xương, gãy lún cột sống. Với những người cao tuổi thường có nhiều bệnh lý của tuổi tác đi kèm như tim mạch, huyết áp, tiểu đường... và đặc biệt với tình trạng loãng xương nặng (thiếu chất khoáng và protein của xương) thì việc liền xương thường rất khó khăn.

Ví dụ như một ca gãy xương điển hình do loãng xương gây nên, đó là trường hợp của bệnh nhân Lê Thị Huyền (61 tuổi, Vĩnh Phúc) phải nhập viện tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. HCM sau khi vấp ngã. Trước khi nhập viện ba ngày, bệnh nhân chống gậy đi lại trong sân (lót gạch tàu) bị trượt gậy chống, ngã đập mông xuống đất. Sau đó, bệnh nhân bị đau nhiều vùng bên phải phía dưới hông, đứng dậy không được. Bệnh nhân đến Bệnh viện Vĩnh Phúc khám và được chẩn đoán bị gãy cổ xương đùi phải, cho chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Tuy nhiên, bệnh nhân đã xin chuyển vào Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM phẫu thuật. Bệnh nhân này có tiền sử mãn kinh sớm (41 tuổi). Sau đó, bệnh nhân đã được các bác sĩ tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. HCM kịp thời cứu chữa.
 
Mách nhỏ chế độ ăn uống giúp người cao tuổi tránh bị bệnh loãng xương 2

Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thị Thúy Anh.

Ăn uống thế nào để chống loãng xương?

Những thực phẩm người cao tuổi nên tránh

Bên cạnh những thực phẩm rất tốt cho bệnh loãng xương thì cũng có một số loại thức ăn nên tránh khi bị loãng xương đó là: Các loại nước ngọt có ga vì hợp chất photpho trong nước giải khát ngọt hơn chè sẽ kéo chất vôi theo đường bài tiết. Thành phần photpho trong thịt nguội, cá xông khói cũng có tác hại tương tự… Ngoài ra, chúng ta nên hạn chế dùng muối trong các món ăn: Nếu bạn có thói quen ăn mặn thường xuyên thì hàm lượng can xi trong cơ thể giảm đi đáng kể và nguy cơ mắc bệnh loãng xương là rất cao.

Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị loãng xương cao hơn nhiều so với các nước châu Âu.  Nguyên nhân sâu xa là do ngay từ khi còn trẻ, phụ nữ trên thế giới đã có chế độ uống sữa đều đặn. Còn ở Việt Nam do chưa đủ điều kiện và cũng không có thói quen tốt đó, tình trạng loãng xương càng trở nên trầm trọng. Vì vậy để phòng ngừa loãng xương, mỗi người cần chăm lo cho cơ thể mình ngay từ khi còn trẻ, nên dậy sớm tập thể dục và tiếp xúc với ánh nắng ban mai… Những người bước độ tuổi 35 - 40 nên tìm gặp bác sĩ để kiểm tra mật độ khoáng thể xương của mình. Nhưng quan trọng hơn hết, cần có một chế độ ăn uống phù hợp để giúp bổ sung vitamin D và canxi cho cơ thể. Đây là hai yếu tố rất quan trọng trong việc giúp cho xương chắc khỏe, tránh mất, gãy xương.

Trong danh sách thực phẩm chống loãng xương, các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa luôn chiếm vị trí đặc biệt. Đây là thực phẩm hàng đầu giúp phòng tránh chứng loãng xương vì chúng chứa nhiều canxi, thành phần chính cấu thành nên xương. Sau tuổi 50, cơ thể chúng ta cần khoảng 1,2g canxi mỗi ngày, dàn đều ra trong ngày với mỗi lần tối đa 0,5g. Để đảm bảo nhu cầu canxi sau tuổi 50, cơ thể cần tiêu thụ lượng sản phẩm từ sữa tương đương với 0,75lít sữa/ ngày. Ví dụ: 1 cốc sữa buổi sáng , 1 hũ sữa chua buổi trưa, 1 cốc sữa vào 5h chiều và từ 30 đến 50g phô mai vào bữa tối. Uống một cốc trà xanh mỗi ngày sẽ là một thói quen tốt. Với hàm lượng flavonoi (chất chống ôxy hoá) phong phú trong lá chè, chè xanh góp phần giảm nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi. Theo các nghiên cứu khoa học, những người uống chè xanh trên 10 năm có mật độ xương dồi dào hơn những người khác. Tuy nhiên, tránh uống quá 2 cốc nước chè mỗi ngày.

Thường xuyên ăn ngũ cốc cũng rất tốt cho xương. Với hàm lượng protein từ 8-14%, đạm thực vật trong ngũ cốc có khả năng chống lại sự “thăm hỏi” của bệnh loãng xương, giảm mật độ xương. Ăn giá đỗ cũng mang lại hiệu quả bất ngờ đối với việc phòng ngừa căn bệnh này. Trong giá đỗ có chứa phyto-oestrogen (hormone oestrogen thực vật), đặc biệt là isoflavon giúp chị em giảm lo lắng về quá trình loãng xương, nhất là ở giai đoạn mãn kinh, khi xương mỏng đi nhanh chóng và gia tăng nguy cơ gãy xương..

Một thực phẩm khá quen thuộc và hợp túi tiền khác là bắp cải. Loại thực phẩm này chứa vitamin K giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. Chính nhờ loại rau này, người dân đảo Okinawa ( Nhật Bản ) nằm trong nhóm những người có tuổi thọ cao nhất trên thế giới. Nếu không muốn ăn bắp cải, chị em có thể thay thế bằng cải thìa, cải xanh, cải xoong… vì các loại cải này cũng chứa rất nhiều vitamin K. Chuối có tập trung lượng trytophan và serotonin cao, đặc biệt là kali – chất điện phân ngăn ngừa mất canxi của cơ thể. Mỗi ngày, bạn ăn một trái chuối là đủ.

Các loại thực phẩm rất tốt cho người bị loãng xương khác còn có thể kể đến là thịt bò, cá hồi. Trong thịt bò chứa đến 50% thành phần cấu tạo của xương trong cơ thể là protein, nên xương rất cần protein. Chúng ta có thể bổ sung protein cho xương bằng cách thêm thịt bò vào trong thực đơn hàng ngày. Theo các chuyên gia xương khớp, người trưởng thành nên bổ sung 0,88gr protein/kg trọng lượng cơ thể. Bên cạnh thịt bò, cá hồi được xem là 1 trong 6 thực phẩm giúp bạn phòng tránh bệnh loãng xương. Với hàm lượng vitamin D dồi dào (khoảng 12 đến 20 microgram trong 100g cá) tham gia tích cực vào sự tái tạo mật độ xương, loại thực phẩm này được các nhà khoa học đã đưa ra lời khuyên là hãy tiêu thụ cá hồi 2 lần/tuần để đảm bảo nhu cầu vitamin D cho cơ thể.          
 
                        Th.sĩ, bác sĩ Đỗ Thị Thúy Anh
(Giảng viên Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam)
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

Sống khỏe - 7 giờ trước

Sau bữa cơm tối có món canh nấm đất, 6 người trong một gia đình có dấu hiệu lạ, trong đó 3 người biểu hiện nặng hơn, phải vào viện cấp cứu.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Sống khỏe - 12 giờ trước

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân. Nhưng ăn không đúng lại có tác dụng ngược. Vậy nên ăn yến mạch thế nào là tốt nhất để giảm cân?

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 15 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 16 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 16 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 16 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Top