Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mắc vẹo cột sống vô căn tới 70 độ, nữ sinh Hà Nội chia sẻ câu chuyện xúc động

Thứ năm, 09:26 24/11/2016 | Y tế

GiadinhNet – “Mỗi lần ra ngoài, mọi người chỉ trỏ, bàn tán, em tự ti lắm. Quần áo lúc nào cũng mặc rộng thùng thình, để ngăn đi ánh mắt tò mò của người khác…”.

Đó là tâm sự của Nguyễn Thùy L (18 tuổi, sinh viên một trường Đại học ở Hà Nội) chia sẻ với chúng tôi sáng 23/11, bên lề Hội thảo về ứng dụng hệ thống O-arm – một trong những hệ thống công nghệ chẩn đoán và điều trị cột sống hiện đại trên thế giới hiện nay.


Bệnh nhân Nguyễn Thùy L đã được phẫu thuật cong vẹo cột sống thành công nhờ phương pháp tiên tiến nhất Việt Nam.

Bệnh nhân Nguyễn Thùy L đã được phẫu thuật cong vẹo cột sống thành công nhờ phương pháp tiên tiến nhất Việt Nam.

Thùy L kể, cách đây khoảng 4 năm, khi đang học lớp 9, em xuất hiện tình trạng đau cột sống thắt lung, gây khó khăn cho đi lại, đứng ngồi, sinh hoạt. Để che đi dáng vẻ cong vẹo vốn gây tò mò cho mọi người, L. luôn mặc những bộ đồ rộng thùng thình.


Các bác sĩ phẫu thuật cột sống cho bệnh nhân bằng hệ thống máy O-arm (màu vàng) tiên tiến. Ảnh: Ami Hà

Các bác sĩ phẫu thuật cột sống cho bệnh nhân bằng hệ thống máy O-arm (màu vàng) tiên tiến. Ảnh: Ami Hà

Mẹ của L kể, mùa đông, khi bạn bè áo này quần nọ, L chỉ mặc những chiếc áo len to sụ, vẫn lộ ra cái lưng bị vẹo lệch.

Đưa con đi khắp nơi để kiểm tra, biết con bị vẹo cột sống nhưng chữa như thế nào cũng không khỏi. Trong khi, cái lưng bị lệch và ánh nhìn tò mò của mọi người vẫn đeo bám cô nữ sinh xinh xắn này.

Mới đây, khi đến Bệnh viện Bạch Mai khám, các bác sĩ chẩn đoán L bị vẹo cột sống vô căn và phải phẫu thuật.

“Mức độ vẹo của bệ nh nhân này lên tới… 70 độ, nếu càng để lâu không can thiệp phẫu thuật, độ vẹo sẽ càng lúc càng lớn hơn, cùng với tuổi tác, độ thoái hóa tăng lên” – TS Hoàng Gia Du, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Bạch Mai, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân L chia sẻ.

Theo TS Du, cột sống là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể con người: là bộ khung để giữ hình thái, nâng đỡ khối trọng lượng cơ thể, bảo vệ tủy sống và điều khiển các cử động của cơ thể. Khi cột sống bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, chấn thương, biến dạng hoặc dị tật … sẽ có thể ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể, gây các triệu chứng: cơ thể tê bì, đau nhức và vận động khó khăn... Khi đó có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật cột sống.

TS Du cho hay, cong vẹo cột sống sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các cơ quan khác trong cơ thể như tim, phổi, dạ dày, gan, thậm chí trọng tâm cơ thể cũng thay đổi khiến hệ vận động cơ thể cũng ảnh hưởng vô cùng lớn. Ở Việt Nam, thông thường những trường hợp cong vẹo lệch từ 40 độ trở lên là có chỉ định can thiệp.

Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, các bệnh lý cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, chấn thương, dị tật… ngày càng phổ biến, một phần do ý thức đi khám bệnh để phát hiện bệnh của người dân tang lên.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau, thậm chí không thể đi lại được mà chỉ có cách bò hoặc nằm bất động tại chỗ. Điều trị nội khoa không có tác dụng, tuy nhiên nhiều người không dám phẫu thuật can thiệp vào cột sống vì sợ bị liệt. Có những trường hợp áp dụng các biện pháp nắn, kéo khác, để lâu, cột sống đã bị liệt.

“Trong phẫu thuật cột sống chỉ sai số 1mm thôi là vị trí cần can thiệp đã đi rất xa; lúc đó chiếc ốc vít nhằm can thiệp vào cột sống sẽ đi vào mạch máu và dây thần kinh, gây tai biến cho bệnh nhân. Tai biến nặng nhất là gây liệt, nhẹ thì mất máu” – TS Du chia sẻ.

Trong khi phẫu thuật, bác sĩ vừa phải đảm bảo tủy sống, rễ thần kinh, mạch máu không bị tổn thương… vừa xử lý được các tổn thương do bệnh: tái tạo lại cấu trúc sinh lý của cột sống bằng việc sử dụng vật liệu thay thế như nẹp vít, ốc, đĩa đệm nhân tạo…

TS Du cho hay, với thiết bị cũ là hệ thống C-arm chỉ cho phép nhìn cột sống trên mặt phẳng một chiều nên phẫu thuật viên phải tự tưởng tượng ra các chi tiết giải phẫu gồm cả đường đi, kích thước của ốc vít. Vì thế nó có thể gây tai biến nếu để ốc, vít, nẹp chọc vào tủy xương, mạch máu hoặc dây thần kinh.

May mắn cho L và 2 bệnh nhân nữa (gồm bệnh nhân N.T.Liên (53 tuổi, Vinh, Nghệ An), bệnh nhân N.T.N (51 tuổi, Long Biên, Hà Nội), trong thời gian qua, Khoa Chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật cột sống (Bệnh viện Bạch Mai) đã áp dụng phương pháp phẫu thuật cột sống dựa trên công nghệ mới, tiên tiến nhất Việt Nam.

Đó là hệ thống máy chụp O-arm hiện đại, cung cấp hình ảnh không gian 3 chiều của cột sống, khớp, sọ não kết hợp với hệ thống định vị giúp xác định vị trí cần giải phẫu chính xác gần như tuyệt đối. Độ chính xác về vị trí bắt vít lên đến 93-100%; so với tỷ lệ 72-92% của phương pháp thông thường.


PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nghe giới thiệu về hệ thống O - arm. Ảnh: Thế Đoàn

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nghe giới thiệu về hệ thống O - arm. Ảnh: Thế Đoàn

Bệnh nhân Nguyễn Thùy L cho biết, sau khi được phẫu thuật khoảng 2-3 ngày, em đã có thể di chuyển được trong phòng hậu phẫu, điều trị, Sau khoảng 3 tuần, em đi lại được hoàn toàn bình thường.

“Nay thì em có thể tự tin đứng thẳng, mỉm cười nói chuyện với mọi người. Em còn phải may một loạt quần áo mới, ôm người hơn vì lưng em không còn vẹo nữa. Thích gì là em mặc nấy chứ không chỉ mấy bộ quần áo thùng thình như trước. Quan trọng nhất là em đã tự tin giao tiếp, sinh hoạt, không lo bị trêu chọc. Em còn thấy mình cao hơn chị ạ!” – L phấn khởi chia sẻ với chúng tôi.

Theo TS Dương Đức Hùng – Trưởng phòng Kế hoạch – Tổng hợp (Bệnh viện Bạch Mai), đến nay có khoảng hơn 1.000 hệ thống máy O-arm được lắp đặt trên toàn cầu. Tại Đông Nam Á, Việt Nam là nước thứ 3 (sau Singapore và Thái Lan) được lắp đặt công nghệ tiên tiến này, và Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên ứng dụng. Với phương pháp mới, thời gian phẫu thuật được rút ngắn khoảng ½ so với phương pháp cũ, mức độ hồi phục hậu phẫu của bệnh nhân cũng rút ngắn lại đáng kể. Với tỉ lệ thành công rất cao, phương pháp này giúp hạn chế tối đa biến chứng trong phẫu thuật cột sống, và giải tỏa áp lực cho kỹ thuật viên thực hiện.

Phát biểu tại buổi lễ khai trương hệ thống máy này sáng 23/11, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh, sau 30 ca phẫu thuật ứng dụng công nghệ mới này, Bộ Y tế sẽ thành lập hội đồng Quốc gia theo quy định xem xét và nghiệm thu kết quả ứng dụng công nghệ mới trên. Sau đó chính thức đưa vào áp dụng tại Bệnh viện Bạch Mai, khi đó bệnh viện hoàn toàn có bản quyền chuyển giao kỹ thuật và đăng ký về sở hữu trí tuệ.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top