Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mắc COVID-19 ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng tinh trùng?

Thứ sáu, 08:35 31/12/2021 | Dân số và phát triển

Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Fertility and Sterility cho thấy việc nhiễm COVID-19 có thể làm giảm cả số lượng lẫn chất lượng tinh trùng của nam giới. Trong số 106 bệnh nhân khỏi COVID-19 được làm xét nghiệm tinh dịch đồ, các nhà khoa học đã tìm thấy ít nhất 1 bệnh nhân bị vô sinh tạm thời.

Cứ 3 người đàn ông nhiễm COVID-19 sau khi khỏi bệnh thì có 1 tới 2 người phải chịu đựng tình trạng này, kể cả khi họ nhiễm bệnh nhẹ, khỏe mạnh và còn trẻ tuổi.

Các nhà nghiên cứu rút ra kết luận sau khi theo dõi 120 người đàn ông ở Bỉ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 cho tới hơn 2 tháng sau khi họ khỏi bệnh và có xét nghiệm âm tính.

Kết quả cho thấy 60% nam giới trong số những bệnh nhân này bị giảm độ linh động của tinh trùng trong 1 tháng đầu khỏi bệnh. 37% nam giới tiếp tục phải chịu thiệt hại đó cho tới tháng thứ 2 và 28% nam giới vẫn còn bị suy giảm chất lượng tinh trùng dù đã khỏi bệnh hơn 2 tháng.

https___specials-images.forbesimg.com_imageserve_61c565b50d2230d66790a84b_Covid-19-sperm-male-fertility_960x0.jpg

Về số lượng tinh trùng cũng có sự sụt giảm ở 37% nam giới khỏi bệnh dưới 1 tháng, 29% khỏi bệnh dưới 2 tháng và 6% những người đã khỏi bệnh trên 2 tháng.

Các tác giả nghiên cứu lưu ý số lượng và độ linh động của tinh trùng vẫn còn có thể tiếp tục bị suy giảm lâu hơn nữa ở những người đàn ông nhiễm COVID-19. Họ sẽ còn theo dõi những người này và cập nhật kết quả khi có số liệu mới trong thời gian tới.

"Chúng tôi ước tính thời gian phục hồi có thể là 3 tháng. Nhưng các nghiên cứu tiếp theo đang được tiến hành để xác nhận điều này và xác định xem tổn thương vĩnh viễn có xảy ra ở một số ít nam giới bị nhiễm COVID-19 hay không", kết quả nghiên cứu viết.

Tinh trùng một số bệnh nhân COVID-19 không đạt chuẩn WHO dù đã khỏi bệnh

Như chúng ta đều biết, số lượng và độ linh động của tinh trùng là hai yếu tố quyết định tới khả năng thụ thai, hay nói cách khác là khả năng sinh sản của nam giới. Số lượng tinh trùng thấp và tinh trùng kém linh động có thể gây ra tình trạng vô sinh nam.

"Những cặp vợ chồng có mong muốn mang thai nên được cảnh báo về chất lượng tinh trùng của nam giới sau khi nhiễm COVID-19 có thể ở dưới mức tối ưu", nghiên cứu viết.

Mức tối ưu được định nghĩa ở đây là các tiêu chuẩn tinh trùng đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra. Cụ thể các thông số này bao gồm: phải có ít nhất 39 triệu tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh, nồng độ tinh trùng phải trên 15 triệu/ml tinh dịch, phải có trên 58% tinh trùng sống (nghĩa là màng tế bào còn nguyên vẹn), ít nhất 40% tinh trùng di động hoặc 32% bơi được về phía trước, ít nhất 4% tinh trùng có hình dạng đạt chuẩn.

Nếu xét nghiệm tinh dịch của bạn đạt được chuẩn này, có nghĩa là bạn có sức khỏe sinh sản bình thường. Nhưng nghiên cứu theo dõi những người đàn ông mắc COVID-19 sau 2 tháng cho thấy vẫn có những người có giá trị không đạt chuẩn.

image002-8.jpg

Trước khi bạn nói, "ồ nhưng COVID-19 chỉ thực sự ảnh hưởng đến những người lớn tuổi", hãy nhớ rằng hầu hết nam giới trong nghiên cứu này đều còn khá trẻ. Độ tuổi trung bình của họ là 34,7 tuổi với phạm vi từ 18 đến 69 tuổi.

Phần lớn những người tham gia đều tương đối khỏe mạnh. Chỉ có 16 người có bệnh lý nền khiến họ có nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng hơn. 8 người trong số những người tham gia nghiên cứu báo cáo đã gặp vấn đề về khả năng sinh sản từ trước khi nghiên cứu.

Hầu hết những người đàn ông này cũng không bị nhiễm COVID-19 quá nghiêm trọng. Chỉ có 5 người trong số họ đã phải nhập viện. 2 người phải vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Một người thực sự phải thở máy.

Tại sao tinh trùng của nam giới suy giảm sau khi mắc COVID-19?

Các nhà khoa học ban đầu nghĩ rằng COVID-19 cũng như các bệnh gây ra bởi virus trước đây, nó khiến đàn ông bị sốt. Tăng thân nhiệt kéo dài đã từng được biết đến là nguyên nhân làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy ngay cả ở những người đàn ông nhiễm COVID-19 không có triệu chứng sốt, số lượng và chất lượng tinh trùng của họ cũng bị suy giảm. Không có bằng chứng nào cho thấy nhiễm COVID-19 nặng hơn sẽ bị suy giảm tinh trùng nặng hơn và ngược lại.

"Điều này cho thấy rằng phải có những cơ chế khác ngoài sốt ảnh hưởng đến việc COVID-19 gây tổn thương cho tinh trùng của nam giới mắc phải nó", các nhà nghiên cứu cho biết.

https___specials-images.forbesimg.com_imageserve_60d01f903e91fef7b998b622_Human-spermatozoa---_960x0.jpg

Để tìm ra nguyên nhân đó là gì, họ đã làm các xét nghiệm tìm các loại kháng thể chống tinh trùng trong tinh dịch của người mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh.

Tình trạng kháng thể chống tinh trùng xảy ra khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức và nhầm tinh trùng trong tinh dịch là một mầm bệnh xâm lược. Hậu quả là kháng thể sẽ tấn công hoặc tìm cách làm bất hoạt tinh trùng của nam giới.

Kết quả xét nghiệm từ nghiên cứu thực sự cho thấy nhiều nam giới khỏi bệnh sau khi mắc COVID-19 có 2 kháng thể IgA và IgG đang bám vào đuôi những con tinh trùng của họ. Ít nhất 14 người trong nghiên cứu có 10-40% tinh trùng bị kháng thể bám vào, đủ để gây ra thiệt hại cho khả năng sinh sản.

Một người thậm chí có các kháng thể bám vào trên 40% tinh trùng. Con số thực sự đã khiến anh ta bị một tình trạng được gọi là vô sinh do miễn dịch, các nhà nghiên cứu cho biết.

Definition-of-antisperm-antibodies.png

Các kháng thể chống tinh trùng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản nam giới sau khi mắc COVID-19.

Tín hiệu khả quan nhất từ nghiên cứu này đến từ việc các nhà khoa học không tìm ra bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 có khả năng vượt qua hàng rào máu-tinh hoàn trong giai đoạn bệnh không cấp tính.

Điều này có nghĩa là virus không thể xuất hiện trong tinh dịch và lây truyền qua đường tình dục. Phát hiện này đã đánh tan các lo ngại trước đây cho rằng virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập tinh hoàn thông qua các thụ thể ACE-2 như chúng đã làm với phổi.

Các nhà nghiên cứu cũng không tìm thấy sự ảnh hưởng của COVID-19 tới hình thái của tinh trùng. Có nghĩa là căn bệnh dường như không tạo ra những tinh trùng dị dạng.

Thanh Long
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top