Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lưu ý trong điều trị gout để bệnh nhanh giảm và hạn chế tái phát

Thứ bảy, 14:10 18/03/2023 | Bệnh thường gặp

Gout là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay, đặc trưng bởi những cơn đau khớp dữ dội, sưng tấy. Vậy phải làm sao để bệnh giảm nhanh chóng và ít tái phát?

1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng‏

‏Lưu ý trong điều trị gout để bệnh nhanh giảm và hạn chế tái phát‏ - Ảnh 1.

PGS.TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Hà Nội.

‏PGS.TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Hà Nội cho biết, chế độ ăn rất quan trọng đối với người bệnh gout .

Chế độ ăn không khoa học, sử dụng nhiều bia rượu kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout , tái phát gout hoặc làm bệnh thêm trầm trọng. Chính vì vậy, việc điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò đặc biệt quan trọng trong điều trị và dự phòng gout.‏

‏‏‏‏Theo đó, bệnh nhân gout nên ăn những loại thịt có màu trắng, ít purin như thịt cá nạc, lườn gà, thịt heo… đảm bảo đủ lượng protein cần thiết. Cùng với đó, nên ăn nhiều các loại rau củ quả, ví dụ như anh đào, dâu tây, cải bẹ xanh, dưa chuột, cải bắp, cải xanh… Những loại rau củ này có chất kiềm sẽ trung hòa lượng axit uric thừa ở bệnh nhân gout một cách an toàn.‏

‏Nên dùng các loại dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng nhằm giảm bớt lượng chất béo. Trong chế biến, nên ưu tiên hấp hay luộc, hạn chế các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, người bệnh gout cần lưu ý uống nhiều nước, 2-3 lít nước mỗi ngày, chia đều trong thời gian cả ngày để cơ thể có thể đào thải lượng axit uric thừa qua đường tiết niệu.‏

‏Bệnh nhân gout nên tránh các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt chó, nội tạng... tránh tiêu thụ bia rượu. PGS. Nguyễn Vĩnh Ngọc cũng nhấn mạnh rằng, người bệnh gout không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn bất kỳ loại thực phẩm nào, kể cả thịt đỏ, điều quan trọng là cần đảm bảo tiêu thụ với lượng vừa phải, tránh làm tăng axit uric trong máu .‏

photo-1678333932455

‏‏‏‏Người bệnh gout nên áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, hạn chế thực phẩm giàu purin.‏

‏2. Điều trị gout dùng thuốc‏

2.1 Thuốc giảm đau, chống viêm

‏Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh gout . Trong đợt viêm khớp cấp do gout có thể dùng colchicin, thuốc chống viêm không steroid hoặc có thể sử dụng thuốc tiêm nội khớp corticoid. ‏

‏‏‏‏Tránh sử dụng corticoid đường uống vì có thể làm giảm khả năng thải tiết axit uric qua đường thận tiết niệu.hi điều trị bằng corticoid, bệnh nhân có thể khỏi rất nhanh, tuy nhiên thuốc có thể làm tăng lượng axit uric tích trữ trong cơ thể gây nên các biểu hiện của gout mãn tính . ‏

‏Do đó, bệnh nhân viêm khớp cấp do gout tốt nhất nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được tư vấn và điều trị phù hợp với tình trạng. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc hay dùng thuốc theo đơn của bệnh nhân khác.‏

‏‏‏2.2 Thuốc giảm axit uric máu‏‏

‏Thuốc giảm axit uric máu cần được sử dụng thường xuyên và kéo dài ở bệnh nhân gout mãn tính.

Allopurinol là nhóm thuốc đầu tiên được bác sĩ chỉ định để giảm acid uric máu, tuy nhiên thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như nôn, sốt, đau đầu, dị ứng gây tổn thương da…‏

‏‏‏‏Nhóm thuốc tăng thải axit uric như probenecid, lesinurad... là lựa chọn thứ hai để giảm axit uric máu.ác thuốc này có khả năng tăng đào thải acid uric qua thận, vì vậy cần thận trọng khi dùng ở người bệnh sỏi thận.‏

‏‏‏‏Trước khi chỉ định các loại thuốc giảm axit uric máu, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra nồng độ axit uric trong máu để bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng dùng phù hợp.

photo-1678333941589

‏Bệnh nhân viêm khớp cấp do gout nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được tư vấn và điều trị phù hợp với tình trạng.‏

3. Các loại thảo dược hỗ trợ điều trị gout

‏‏‏‏Một số loại thảo dược đã được chứng minh tác dụng có giảm đau do gout và hạ axit uric máu:‏span>

  • ‏Trạch tả có tác dụng lợi tiểu, giúp tăng đào thải acid uric qua đường tiểu, từ đó ngăn ngừa cơn gout cấp tái phát.‏
  • ‏Trái nhàu giúp ức chế enzyme xanthine oxidase tham gia tổng hợp acid uric máu, giảm nồng độ acid uric trong máu, ngăn ngừa hình thành và lắng đọng tinh thể urat gây đau khớp.‏
  • ‏Hoàng bá có thể giảm đau và chống viêm mạnh, nhờ đó cải thiện triệu chứng sưng đau khớp, giảm nguy cơ tái phát cơn gout cấp.

4. Lưu ý trong điều trị gout và cách ngăn ngừa bệnh tái phát

‏Để ổn định bệnh gout trong thời gian dài, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ. Một số bệnh nhân có tâm lý chủ quan khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, dẫn đến việc ăn uống không khoa học, sử dụng nhiều rượu bia… Chính điều này là nguyên nhân chính dẫn đến tái phát bệnh gout.‏

‏‏‏‏Thay vào đó, người bệnh cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, ít purin, thường xuyên tập luyện thể dục để duy trì sức khỏe cơ xương khớp.

Minh Tâm
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểm trong quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là trong mùa nắng nóng.

10 thảo dược trị ho hiệu quả

10 thảo dược trị ho hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi, học tập, làm việc giảm sút. Sử dụng thảo dược trị ho là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn.

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện có sỏi nhỏ trong niệu quản nhưng vì chủ quan, không điều trị dứt điểm dẫn đến thận bị mất chức năng, phải phẫu thuật cắt bỏ thận một cách đáng tiếc.

Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim

Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Chế độ ăn Keto từng được cho là một phương pháp giảm cân kỳ diệu nhưng thực chất chế độ ăn kiêng này tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe, đặc biệt là những ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tim mạch.

Người đàn ông 40 tuổi ở Thanh Hóa nguy kịch vì biến chứng của căn bệnh quen thuộc, nhiều người mắc

Người đàn ông 40 tuổi ở Thanh Hóa nguy kịch vì biến chứng của căn bệnh quen thuộc, nhiều người mắc

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh. Trước khi vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, ăn uống kém. Khi thấy khó thở đau tức ngực sau xương ức, khó thở tăng dần, ho khạc đờm xanh bệnh nhân nhập viện được test cúm B (+).

Top