Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lưu lại ngay những bài thuốc Đông y này cho người bị đột quỵ, di chứng sau tai biến...

Chủ nhật, 19:00 14/03/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet – Đã có nhiều người trẻ, người nổi tiếng đột ngột qua đời do đột quỵ. Ngoài cấp cứu Tây y khẩn cấp, người dân nên lưu lại những bài thuốc Đông y giản đơn, nhưng thiết thực, hữu ích, hiệu quả đề kịp thời sử dụng khi gặp người bị đột quỵ, tai biến, di chứng sau tai biến.

Ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, anh Lê Văn Toàn (Hải Phòng) bất ngờ ngã quị, ú ớ... khiến đồng nghiệp kinh hãi vội gọi xe cấp cứu.

Bác sĩ cấp cứu đến kiểm tra thấy anh yếu nửa người bên trái nên gấp rút đưa vào bệnh viện. Kết quả là anh bị đột quị do thiếu máu não cục bộ, được điều trị tích cực trong giờ vàng nên đã qua cơn nguy kịch và bắt đầu phục hồi chức năng.

Những ngày nằm trên giường bệnh anh Toàn vẫn sợ hãi mỗi khi kể lại tình huống mắc bệnh. Khi ấy anh đang nâng cốc nước thì đột ngột thấy cơ thể mất kiểm soát, xây xẩm mặt mày... yếu mệt tới mức không cầm nổi chiếc cốc, hay vịn vào bàn cạnh đó mà ngã quỵ xuống sàn.

Sau này bác sĩ phân tích anh mới hiểu nguyên nhân mắc bệnh là do cả kỳ lễ Tết về quê ngày nào cũng nhậu nhẹt, bù khú với bạn bè, người thân rất khuya. Việc ăn uống thì thất thường, lại ăn mặn và uống rất nhiều rượu bia… nên xuất hiện tai biến tim mạch và cơn đột quị. Đó cũng là những tật xấu mà rất nhiều người trẻ đang làm hàng ngày, dẫn tới xu hướng nhiều người trẻ bị đột quị. Bệnh có tỉ lệ tàn tật, tái phát cao, cướp đi sinh mạng của nhiều người.

Lưu lại ngay những bài thuốc Đông y này cho người bị đột quỵ, di chứng sau tai biến... - Ảnh 2.

Đột quị có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Ảnh minh họa.

Các biểu hiện thường gặp của bệnh:

- Đột ngột yếu một chi (chi trên và chi dưới xuất hiện cùng lúc).

- Méo miệng.

- Giọng nói không rõ ràng.

Các biểu hiện thường gặp của xuất huyết não (thường kèm theo tiền sử cao huyết áp) đau đầu đột ngột, nôn nhiều, trường hợp nặng kèm theo rối loạn ý thức...

Bài thuốc phòng đột quỵ

Thời gian vàng cứu người đột quị chỉ trong 4,5 giờ, nên cần chạy đua với thời gian để gọi xe cấp cứu đưa bệnh nhân đi bệnh viện kịp thời, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Lưu ý là mọi người xung quanh không nên lắc bệnh nhân, đánh cảm, cạo gió... Mà cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng, lau chất nôn để ngăn không cho bệnh nhân hút ngược trở lại cơ thể và nhanh chóng gọi cấp cứu.

Đông y cũng có cách có cách xử lý đột quị cấp cứu như sau:

- Hạt tiêu (tiêu bắc, tiêu sọ) loại tốt 3-5g.

- Hạt cây ngũ trảo chân chim 3-5g (nếu không có thì dùng lá tươi cũng được) tầm 20-30g.

Hai thứ trên giã nát, đổ nước nóng vào khuấy đều uống, hoặc đun sôi lên uống ngay lập tức.

Lưu lại ngay những bài thuốc Đông y này cho người bị đột quỵ, di chứng sau tai biến... - Ảnh 3.

Hình ảnh mạch máu não bị tổn thương. Ảnh minh họa.


Bài thuốc đông y điều trị di chứng sau đột quị

Cách 1

- Dấm ngon 2-3 lít.

- Trứng gà ta con so 20 quả.

Rửa sạch trứng gà rồi cho vào hũ/ bình. Đổ dấm vào ngâm ít nhất 1 tuần thì dùng được. Mỗi lần lấy 20ml dung dịch trên, cùng với 10ml mật ong, 20-30ml nước sôi, khuấy đều uống, ngày 2 lần. Dùng hết chỗ ngâm trên là 1 liệu trình, cách này trị di chứng sau tai biến liệt nửa người rất hiệu quả.

Cách 2

Hạt thầu dầu xanh, hoặc tía 20-30g.

Rượu trắng 50-100ml.

Cho hạt thầu dầu vào nồi đồng (nhớ là phải nồi bằng đồng), cùng với rượu trắng, đun chín hạt rồi uống trước khi đi ngủ. Nên dùng liên tục trong 15-30 ngày. Cách này dùng hiệu quả với những người bị đột quị mà nói không rõ, phát âm không chuẩn, chân tay không có cảm giác.

Lưu lại ngay những bài thuốc Đông y này cho người bị đột quỵ, di chứng sau tai biến... - Ảnh 4.

Kiểm soát huyết áp là một trong những cách ngăn ngừa đột quị. Ảnh minh họa.


Điều trị méo miệng đơn giản

- Vỏ quất thật nhiều (chọn loại quất vỏ dày).

Bóc vỏ quất phơi khô sao vàng hạ thổ. Hằng ngày đun nước uống và ăn cả bã, dùng tới khi khỏi.

Vỏ quất có tác dụng lí khí hóa đàm, trừ phong trừ thấp nên dùng rất hiệu quả với những trường hợp liệt thần kinh số 7. Có người khỏi sau 3 ngày uống.

Bài thuốc phòng ngừa đột quị

- Cam thảo 5-6g.

- Cành dâu ta đã sao vàng hạ thổ 30g.

Hai thứ đun kỹ lấy nước uống mỗi ngày. Nên duy trì thói quen này thay trà, hoặc nước lọc. Có thể dùng quanh năm, nhất là với người già, người có bệnh tim mạch.

Theo Đông y, cam thảo có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Cành dâu có tác dụng khu phong, thông lạc, giúp lưu thông khí huyết, trị tắc nghẽn tê bì chân tay cơ xương khớp rất hiệu quả và có thể sử dụng lâu dài để phòng bệnh đột quị, hay xương khớp.

Ngoài ra để góp phần ngăn ngừa đột quị người dân cần:

- Chú ý đến huyết áp.

- Tập thể dục hợp lý.

- Chế độ ăn uống lành mạnh.

- Bỏ hút thuốc và uống rượu.

Thạc sĩ - Bác sĩ Hoàng Kỳ

(Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội)


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam phối hợp tổ chức.

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Việc bổ sung sắt đúng thời điểm, đúng liều lượng sẽ giúp quá trình tạo máu diễn ra tốt nhất. Nếu không tuân thủ thì bạn có nguy cơ thiếu sắt hoặc thừa sắt, đều rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Sống khỏe - 2 giờ trước

Rau đay là loại rau phổ biến, nhiều người rất mê rau đay nấu canh nhưng có những người không thích. Loại rau này có những lợi ích sức khỏe bất ngờ không phải ai cũng biết.

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Có nhiều nguyên nhân gây hình thành sỏi thận, trong đó phổ biến là do lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh, ít uống nước. Do đó, khi bị sỏi thận, một trong những biện pháp quan trọng người bệnh cần làm là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Thời gian thích hợp cho một bữa ăn là 20-30 phút. Việc ăn quá nhanh khiến cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 11 giờ trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 23 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Top