Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lựa chọn sử dụng khẩu trang thế nào cho đúng trước dịch bệnh nCoV?

Thứ sáu, 14:44 31/01/2020 | Sống khỏe

Dịch bệnh Novel Corona Virus mới (nCoV) xuất hiện từ tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán (Trung Quốc) gây viêm phổi cấp, bệnh có tốc độ lây bệnh rất nhanh và số người tử vong tăng lên hàng ngày. Hiện tại, ở nước ta đã có người nhiễm bệnh này. Để phòng bệnh có rất nhiều người mua và sử dụng khẩu trang.

Cấu tạo khẩu trang chuẩn y tế

Khẩu trang y tế được cấu tạo bởi loại vải không dệt và có 3 lớp, mỗi lớp đảm nhiệm mỗi chức năng khác nhau.

Lớp ngoài cùng có tính năng chống thấm, giúp ngăn cản hiệu quả các hạt chất lỏng (droplet) văng ra khi người bệnh hắt xì hơi, ho, thở mạnh hoặc những hạt chất lỏng từ người đối diện bắn vào... Mặt ngoài thường có nhiều màu khác khau.

Lớp giữa có cấu trúc là một lớp lọc các hạt bụi và vi sinh vật có kích thước nhỏ. Theo FDA (Mỹ), khẩu trang y tế phải đạt hiệu suất lọc khuẩn trên 95% BFE (Bacterial Filtration Efficiency). Do vậy, khi mua khẩu trang y tế bạn nên tham khảo chỉ số này, chỉ số càng cao càng lọc tốt.

Lớp trong có cấu trúc mịn màng, có tính thấm nước nhằm hút mồ hôi. Lớp trong luôn có màu trắng hoặc nhạt màu rất dễ phân biệt với lớp ngoài.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có nhiều loại khẩu trang khác nhau như: khẩu trang có than hoạt tính khử và lọc khí độc, khẩu trang lọc bụi mịn và vi khuẩn N95 (Not Resistant to Oil) - lọc 95% bụi mịn PM 2.5 (1.000 - 2.500nm) và vi khuẩn.

Lựa chọn sử dụng khẩu trang thế nào cho đúng trước dịch bệnh nCoV? - Ảnh 1.

Cách sử dụng khẩu trang y tế hiệu quả

Đeo đúng mặt: dùng ngón trỏ và ngón giữa của hai tay kéo và luồn hai vòng dây khẩu trang vào hai vành tai. Mặt trong của khẩu trang tiếp xúc với da mặt của bạn. Mặt trong thường nhạt màu và mịn hơn, mặt ngoài thường có màu đậm (đỏ, lục, lam...). Mặt ngoài luôn tiếp xúc với vi khuẩn, droplet, bụi bẩn, vì thế khi tháo ra đeo lại các bạn tuyệt đối không được bất cẩn xoay lớp ngoài vào trong sát với miệng mũi của mình.

Tốt nhất khi chỉ đeo một khẩu trang một lần trong một ngày và không tái sử dụng hoặc cất vào túi cá nhân.

Đeo đúng chiều: mặt trên của khẩu trang có đường viền thường gắn một sợi kim loại mỏng, khi đeo bạn nên dùng ngón cái và ngón trỏ bóp sợi kim loại theo hình dạng mũi, giữ kín cho vị trí tiếp xúc của khẩu trang với sóng mũi. Mặt dưới của khẩu trang thường có đường dập liền mềm mại để đảm bảo kín với cằm.

Lựa chọn sử dụng khẩu trang thế nào cho đúng trước dịch bệnh nCoV? - Ảnh 2.

Cách đeo khẩu trang y tế đúng

Đeo khẩu trang N95 phải đeo khít kín khuôn mặt thì mới đạt được hiệu quả mong muốn. Do vậy, trẻ con không dùng được vì mặt nhỏ. Người râu nhiều cũng không đeo được. Người có bệnh phổi, bệnh tim mạch cũng không đeo lâu được, nên nhà sản xuất mới làm thêm van thở để khắc phục nhược điểm này.

Lựa chọn khẩu trang nào để phòng bệnh

Mục đích đeo khẩu trang trong việc ngăn ngừa truyền nhiễm bệnh Novel Corona Virus là ngăn ngừa các hạt droplet có chứa virus văng ra từ người bệnh qua việc hắt xì hoặc ho. Chứ không ngăn ngừa được virus xâm nhập vào các vi lỗ của khẩu trang. Tốt nhất sau khi tiếp xúc với người có dấu hiệu ho hay hắt xì hơi bạn nên rửa tay và thay khẩu trang mới.

Tất cả các loại khẩu trang hiện tại có thể lọc vi khuẩn và bụi mịn có kích thước 300-5.000nm. Nhưng đối với virus có kích thước nhỏ hơn (20nm đến 200nm) thì có thể xuyên qua mọi màng lọc bất khẩu trang nào.

Nhiều người dân đang đổ xô tìm mua khẩu trang N95. Theo nhiều chuyên gia y tế, tác dụng khẩu trang y tế và các loại khẩu trang N95 tương đương nhau. Nhưng giá thành khẩu trang y tế rẻ hơn các loại khác.

Do vậy, lựa chọn khẩu trang nào phù hợp tùy thuộc vào tài chính, độ tuổi, môi trường làm việc, khuôn mặt của bạn...và sử dụng đúng để đạt hiệu quả phòng bệnh cao.

Theo Bs. Trần Ánh Dương/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Sống khỏe - 10 giờ trước

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày đã trở thành một khuyến nghị phổ biến được sử dụng để thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, cần làm gì để thực hiện đủ mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày?

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 10 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Top