Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lớp chọn: Cấm nhưng sao vẫn tồn tại?

Chủ nhật, 21:10 04/08/2019 | Xã hội

Năm học mới 2019-2020 sắp bắt đầu là lúc phụ huynh phải lo toan học phí, áo quần, sách vở... cho con và cũng không ít phụ huynh còn lo cho con vào... lớp chọn.

 Lớp chọn: Cấm nhưng sao vẫn tồn tại? - Ảnh 1.

Học sinh cần có thêm thời gian để giải trí, nghỉ ngơi, vui chơi. Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch

Xuất phát từ chỉ tiêu thành tích học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, quốc gia của trường, của địa phương và cũng là thương hiệu của trường nên nhiều hiệu trưởng đầu tư cho việc hình thành lớp chọn trong trường.

Có trường hợp 'chạy vào lớp chọn'

Để tổ chức lớp chọn, mỗi trường đầu năm học có cách “lựa gà” riêng. Có trường tổ chức thi tuyển vào lớp chọn (lớp 4 đối với tiểu học, lớp 6 đối với THCS); cũng có trường xét tuyển dựa vào học bạ.

Được vào lớp chọn là vinh dự cũng là áp lực với học sinh. Các em phải thi đua học để được chọn vào đội tuyển thi huyện, tỉnh. Do vậy ngoài việc học chính khóa với lượng kiến thức nâng cao, các em còn phải tham gia bồi dưỡng để thầy cô “luyện gà” thi đấu, đi học thêm... Nếu đạt giải huyện, các em tiếp tục được bồi dưỡng để thi tỉnh, chẳng có thời gian giải trí , nghỉ ngơi, vui chơi…Đối với học sinh lớp chọn chỉ có học và học.

Vì vậy một số ít phụ huynh thấy con quá áp lực trong việc học , mất cả tuổi thơ, nên đã xin cho ra khỏi lớp chọn hoặc chuyển trường khác. Tuy nhiên, đa số thích con học lớp chọn vì được học với thầy cô có năng lực, có kinh nghiệm bồi dưỡng, có tâm huyết được nhà trường phân công giảng dạy, chủ nhiệm giúp con em phát huy năng lực, đạt thành tích cao. Chính vì thế nhiều phụ huynh bằng mọi cách cho con vào lớp chọn, từ việc cho luyện thi đến nhờ vả thậm chí “chạy vào lớp chọn”…là một thực tế hiện nay.

Hệ lụy không ít

Việc hình thành lớp chọn cũng có ưu điểm thuận lợi cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi để tham gia các kỳ thi, phát triển năng lực học sinh, tạo động lực học tập phát triển đẩy mạnh phong trào học sinh giỏi trong nhà trường. Tuy nhiên hệ lụy của nó cũng không ít.

Đó là việc thầy cô giáo được phân công dạy và không được dạy lớp chọn đã tạo ra sự phân biệt không đáng có, gây mất đoàn kết, thiếu công bằng giữa học sinh giữa các thầy cô với nhau trong nhà trường do vậy nhiều thầy cô đề nghị bốc thăm lớp dạy, lớp chủ nhiệm là vậy. Rồi thầy cô được dạy, chủ nhiệm lớp chọn thì vui vẻ bởi toàn là học sinh có học lực giỏi, hạnh kiểm khá tốt trở lên, thành tích thi đua cuối năm khỏi phải lo lắng, tự nhiên mặc định là giáo viên giỏi, được nhà trường tín nhiệm, học sinh phụ huynh cũng theo đó tôn trọng kính nể. Ngược lại thầy cô dạy, chủ nhiệm lớp thường, tập trung những học sinh còn lại “tấm dưới sàn” thì vất vả vô cùng, lớp không có nhân tố điển hình (học sinh giỏi) để kích thích bạn bè thi đua học tập, khi tham gia phong trào cũng không có hạt nhân để tập hợp các bạn, thi đua cuối năm luôn ở vị trí thấp là đương nhiên.

 Lớp chọn: Cấm nhưng sao vẫn tồn tại? - Ảnh 2.

Học sinh cần tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa để phát triển toàn diện. Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch


Thầy cô được nhà trường phân công dạy lớp thường đều có chung nhận xét: “Ở các lớp này không có tinh thần, động cơ thi đua học tập vì em nào cũng như em nấy, học yếu như nhau nên rất cực nhọc trong việc giảng dạy do phải đầu tư thời gian, công sức … rất nhiều nhưng các em tiếp thu chậm vì năng lực hạn chế. Đã vậy còn phải chịu tiếng là dạy dở mặc cảm với đồng nghiệp, học sinh phụ huynh. Sự thiếu công bằng này là tiền đề cho việc mất đoàn kết trong nội bộ thầy cô, sự phân biệt trong học sinh từ lớp chọn mà ra như phân tích ở trển.

Vậy có cần thiết phải lập lớp chọn không ? Giữa lợi ích và hệ lụy hiệu trưởng nên cân nhắc. Còn việc các trường lập lớp chọn cấp quản lý là phòng, sở Giáo dục có biết không? Câu trả lời là có, nhưng không có cơ sở để xử lý bởi khi kiểm tra nhiều hiệu trưởng tìm cách đối phó, lập luận: Đó không phải là lớp chọn vì vẫn dạy theo chương trình chung, thầy cô giảng dạy, chủ nhiệm được thay thế luôn phiên hàng năm, không có tồn đọng gì trên hồ sơ là lớp chọn.

Công văn số 2449 ngày 27/5/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: “Nghiêm cấm việc tổ chức các trường chuyên, lớp chọn ở cấp học mầm non, tiểu học và THCS dưới bất kỳ hình thức nào". Thế nhưng thực tế lớp chọn vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức từ tiểu học đến THCS. Đa số thầy cô rất mong hiệu trưởng các trường xem xét toàn diện lợi ích và hệ lụy của việc lập lớp chọn ở cấp tiểu học, THCS. Đừng vì chất lượng mũi nhọn, thành tích mà quên đi chất lượng đại trà. Đặc biệt giáo dục phải tạo ra sự công bằng, không có sự phân biệt giữa học sinh với học sinh và thầy cô với thầy cô  trong cùng một trường học. Điều này cũng là việc thực hiện nền nếp, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, tinh thần thượng tôn pháp luật của mọi công dân.

Theo Thanh Niên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Bước đầu cơ quan chức năng nhận định B. V. G. đã phóng hỏa đốt nhà khiến người mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Sau khi hoàn thiện cầu vượt sông Đáy nối Nam Định và Ninh Bình có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng sẽ rút ngắn thời gian cũng như quãng đường di chuyển từ khu vực phía Nam 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đi Hải Phòng, giúp phát triển kinh tế địa phương.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Giáo dục - 5 giờ trước

GĐXH - Hà Nội quy định rõ danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục. Vậy các khoản thu và mức thu được quy định thế nào?

Hà Nội sẽ có cả 'rừng trúc' xung quanh hồ Trúc Bạch

Hà Nội sẽ có cả 'rừng trúc' xung quanh hồ Trúc Bạch

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Vườn hoa Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội) sẽ được trồng thêm nhiều rặng trúc, kết hợp chỉnh trang đô thị, mở rộng không gian đi bộ, phục vụ các hoạt động quảng bá văn hóa, giới thiệu ẩm thực.

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao sẽ gây mưa ra một đợt mưa dông diện rộng ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Thời tiết nhiều nơi mát mẻ.

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Giáo dục - 8 giờ trước

Sau khi nhặt được đồ, 5 học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) thông báo cho cơ quan chức năng để trả lại người đánh rơi.

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Đời sống - 8 giờ trước

Những ngày này, các tuyến đường phố, địa điểm công cộng, quảng trường... ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) được trang hoàng rực rỡ với biểu ngữ, cờ, hoa... trước thềm Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Giáo dục - 8 giờ trước

GĐXH – Tính đến đầu tháng 5/2024, đã có khoảng 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2024. Dưới đây là danh sách chi tiết và mới nhất.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 6/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp lớn ngay sau khi tốt nghiệp là mục tiêu mà hầu hết sinh viên đều mong muốn.

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Thời sự

GĐXH - Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower; trên thực tế, nhà rạp, nhà phát hành lấy khoảng 60% doanh thu bộ phim chiếu rạp. Và với bảy phần phim Lật Mặt, Lý Hải thực nhận khoảng 240 tỷ đồng, chưa kể đến thuế TNCN, chi phí tài chính và lãi vay... (nếu có).

Top