Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hoá phát triển đất nước là yêu cầu cấp thiết

Chủ nhật, 15:01 27/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – “Dân số phải được lồng ghép vào kế hoạch hóa phát triển. Ðây là yêu cầu, cũng là giải pháp quan trọng khi chuyển trọng tâm chính sách dân số sang Dân số và Phát triển”, GS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội nhấn mạnh.

Sau 25 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII và các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế sớm 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết đề ra và tiếp tục duy trì cho đến nay, hạn chế tăng thêm hàng chục triệu người. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực. Dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng.

Lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hoá phát triển đất nước là yêu cầu cấp thiết - Ảnh 1.

Việc lồng nghép biến dân số vào kế hoạch hóa phát triển đất nước là yêu cầu cấp thiết. Ảnh: Chí Cường


Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện.

Tuy nhiên, công tác dân số nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể. Mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng. Chưa có giải pháp đồng bộ phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số. Chỉ số phát triển con người (HDI) còn thấp. Tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp so với nhiều nước. Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn phổ biến ở một số dân tộc ít người.

Ðể hóa giải những khó khăn trên và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 25/10/2017 về Công tác dân số trong tình hình mới, GS.TS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội cho biết, chúng ta cần nhắc lại những bài học kinh nghiệm 25 năm thực hiện thành công Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII.

Ðó là quyết tâm chính trị rất cao, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy, chính quyền các cấp; là việc cụ thể hóa chính sách thông qua các chiến lược, chương trình, dự án thích hợp từng giai đoạn; là kiện toàn tổ chức bộ máy, từ Trung ương đến cơ sở phù hợp mục tiêu của chính sách, có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số cùng huy động cả hệ thống chính trị, xã hội và đầu tư kinh phí thỏa đáng.

Mặt khác, theo GS Nguyễn Đình Cử, để dân số được "đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội", thì các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường không thể không tính đến yếu tố dân số. Thông tin, số liệu và dự báo dân số phải được cung cấp đầy đủ cho mọi kế hoạch phát triển và phải là một trong những cơ sở đáng tin cậy của các kế hoạch này.

"Dân số phải được lồng ghép vào kế hoạch hóa phát triển. Ðây là yêu cầu, cũng là giải pháp quan trọng khi chuyển trọng tâm chính sách dân số sang Dân số và Phát triển", GS Nguyễn Đình Cử nhấn mạnh.

Cũng theo GS Nguyễn Đình Cử, kế hoạch hóa phát triển đất nước có lồng ghép biến dân số không phải là một quá trình mới, không phải là phương pháp kế hoạch mới mà nó là một quá trình kế hoạch bình thường như vẫn làm nhưng có tính đến yếu tố dân số. Theo đó, khi phân tích thực trạng phát triển, việc lồng ghép Dân số và Phát triển yêu cầu phải gắn kết quá trình phát triển vào từng nhóm đối tượng dân số cụ thể.

Đề cập đến việc lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hóa phát triển đất nước ở nước ta hiện nay, PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Trên thực tế, chúng ta đã tính tới các biến dân số (quy mô, cơ cấu, phân bố, biến động dân số) vào trong các Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, phải nói việc lồng ghép này còn thiếu đồng bộ, bài bản và thiếu tính hệ thống từ Trung ương xuống tới địa phương.

"Việc lồng ghép chưa đi vào bản chất, đó là phải tính toán các biến dân số như những yếu tố nguồn lực đầu vào cơ bản, đồng thời cũng là những yếu tố đầu ra của quá trình phát triển", PGS.TS Lưu Bích Ngọc cho hay.

Theo PGS.TS Lưu Bích Ngọc, thời gian tới, việc đẩy mạnh lồng ghép các biến dân số vào kế hoạch hoá phát triển là yêu cầu cấp thiết. Sự chỉ đạo mạnh mẽ của lãnh đạo cấp cao về vấn đề này đã thể hiện trong Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Công tác dân số trong tình hình mới.

Giải pháp cần chú trọng cho thực hiện lồng ghép các biến dân số và kế hoạch hoá phát triển lúc này là: Tăng cường tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức để thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức và quyết tâm của các cấp lãnh đạo các ban ngành đoàn thể về thực hiện lồng ghép.

Tăng cường nâng cao năng lực cán bộ bằng các khoá tập huấn bồi dưỡng về lồng ghép các biến dân số vào kế hoạch hoá phát triển cho các công chức, cán bộ các cấp (từ Trung ương đến địa phương, cơ sở).

Cùng với đó, phát triển các module về lồng ghép các biến dân số vào kế hoạch hoá phát triển trong các chương trình đào tạo bậc cử nhân, các chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước (chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, lãnh đạo cấp phòng/ban, lãnh đạo cấp vụ/cục, cán bộ chiến lược, trung cấp và cao cấp lý luận chính trị...).

Đẩy mạnh việc kiểm tra giám sát thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW và duy trì chỉ đạo cấp cao đối với việc thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về nội dung lồng ghép các biến dân số và kế hoạch hoá phát triển ở các cấp.

Mục tiêu: Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội:

100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất, dùng chung trên quy mô toàn quốc;

100% ngành, lĩnh vực và địa phương sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

(Trích Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030)

Mai Thùy

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Top