Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lời trăng trối nghẹn lòng của vị bác sĩ chống dịch và nỗi nhớ nhà da diết của nữ điều dưỡng tận tâm khiến triệu trái tim rơi lệ

GiadinhNet - Nỗi đau mất đi một người thân, một người đồng nghiệp vì COVID-19 là điều rất xót xa, không bù đắp được. Dù vậy, những người làm nhiệm vụ trong ngành y luôn động viên nhau phải luôn vững tin, biến đau thương thành hành động để cùng chung sức sớm chiến thắng “giặc COVID-19”, mang lại cuộc sống bình yên cho mọi người.

Lời trăng trối nghẹn lòng của vị bác sĩ chống dịch và nỗi nhớ nhà da diết của nữ điều dưỡng tận tâm khiến triệu trái tim rơi lệ - Ảnh 1.

Ngày 5/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký 2 quyết định về việc truy tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho 2 cán bộ y tế chống dịch COVID-19 tại TP HCM đã nhiễm bệnh, tử vong.

Theo đó, Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Trịnh Hữu Nhẫn, bác sĩ hạng III, nguyên Trưởng Trạm y tế xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè và bà Trần Thị Phương Hằng, nguyên điều dưỡng hạng IV, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhân dân Gia Định.

2 cán bộ y tế trên đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP HCM, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Có thể nói, nhiều tháng nay, các y bác sĩ, sinh viên ngành y tham gia chống dịch ở tất cả vị trí, từ chăm sóc, điều trị bệnh nhân, đi lấy mẫu, xét nghiệm, truy vết đến tiêm chủng cho người dân.

Có cơ hội đồng hành với các đoàn y bác sĩ tuyến đầu, PGS.TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam tâm sự, một số bác sĩ phải trải qua áp lực rất lớn khi đối mặt với sự ra đi nhanh chóng của bệnh nhân. "Nhiều cán bộ đã khóc, stress nặng khi không cứu được bệnh nhân. Rồi họ cũng phải nhìn chính những đồng nghiệp của mình hy sinh. Đó là nỗi đau, trăn trở rất lớn với y bác sĩ", PGS Bình chia sẻ.

Vị bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân ngay trên giường bệnh

Lời trăng trối nghẹn lòng của vị bác sĩ chống dịch và nỗi nhớ nhà da diết của nữ điều dưỡng tận tâm khiến triệu trái tim rơi lệ - Ảnh 3.

Bác sĩ Trịnh Hữu Nhẫn - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Phước Lộc (Nhà Bè) - khi còn sống, luôn quan tâm thăm khám và giải thích cặn kẽ cho bà con về các bệnh lý gặp phải. Ảnh: gia đình cung cấp

Những ngày cuối tháng 5, huyện Nhà Bè bắt đầu xuất hiện những ca mắc COVID-19 đầu tiên. Bác sĩ Trịnh Hữu Nhẫn, lúc ấy là trưởng Trạm y tế xã Phước Lộc, cùng với 4 nhân viên của mình bắt đầu lao vào "cuộc chiến" chống dịch.

Trên báo Tuổi trẻ, bà Thân Ngọc Hương, vợ bác sĩ Nhẫn nói khi chồng tham gia công tác chống dịch, gia đình đã rất lo lắng bởi tuổi đã cao, sức cũng yếu, ông lại mang trong mình căn bệnh cao huyết áp kinh niên. Nhưng là Trạm trưởng Trạm y tế, bác sĩ Nhẫn đã không đứng ngoài, dù chỉ còn 4 tháng nữa là về hưu. 

Lao vào chống dịch, bác sĩ Nhẫn dù rất nhớ con cháu nhưng ông hiểu rằng mình không thể về nhà, có chăng chỉ có thể đứng trước cổng vẫy tay chào đứa cháu mới tròn 10 tháng tuổi.

Trong đợt lấy mẫu giữa tháng 7, ông Nhẫn được phát hiện mắc COVID-19. Và chỉ sau 2 tuần điều trị hồi sức tích cực, đến ngày 4/8 bác sĩ Nhẫn đã ra đi...

Bà Hương chia sẻ quãng thời gian khi còn nằm điều trị hồi sức, ông vẫn luôn tận tâm với bệnh nhân ngay cả khi sức khỏe của mình đang nằm giữa lằn ranh sự sống và cái chết. Ông vẫn hằng ngày gọi điện hỏi thăm tình hình dịch bệnh ở xã; sức khỏe của người dân ở xã. "Có người dân trong xã không biết ổng nằm viện, họ gọi điện nhờ tư vấn bệnh. Chân tay ông ấy sưng phù nhưng vẫn cố gắng tư vấn cặn kẽ", bà Hương nhớ lại.

Nhiều ngày sau khi chồng mất, bà Hương nói vẫn còn văng vẳng lời ông trấn an gia đình khi lên đường chống dịch: "Nếu tôi nghỉ trong trạm nhân lực chỉ còn lại 4 người, lương tâm tôi không cho phép, công việc nặng nề sao mà nỡ thấy anh em gánh hết được".

Bác sĩ Nhẫn đã ra đi và nguyện vọng duy nhất mà ông gửi gắm lại cho 2 đứa con, cho 2 đứa cháu ngoại và cho cả người vợ đồng hành cùng mình suốt 40 năm qua đó là mong ước thành phố mau chóng vượt qua dịch bệnh, mọi người đều bình an. "Để sự hy sinh của anh không vô nghĩa...", bà Hương kể lại lời trăng trối của chồng.

Nữ điều dưỡng xa gia đình đến ngày qua đời

Lời trăng trối nghẹn lòng của vị bác sĩ chống dịch và nỗi nhớ nhà da diết của nữ điều dưỡng tận tâm khiến triệu trái tim rơi lệ - Ảnh 4.

Tuyến đầu chống dịch luôn đối mặt với nguy cơ lây nhiễm COVID-19

Chị Trần Thị Phương Hằng là điều dưỡng hạng IV tại bệnh viện đến nay 18 năm. Khi dịch COVID-19 bùng phát ở TP HCM, chị đã không ngại khó khăn tình nguyện nhận nhiệm vụ chăm sóc F0 tại Khoa Hồi sức tích cực khi khoa này chuyển đổi công năng điều trị COVID-19. Quá trình chăm sóc người bệnh, chị Hằng đã mắc COVID-19 và ngày 1/8 được chuyển đến điều trị tại một bệnh viện.

Tại đây, chị Hằng được chăm sóc điều trị tận tình và khỏe lại với kết quả xét nghiệm đủ điều kiện xuất viện. Ngày 13/8 khi xe cấp cứu Bệnh viện Gia Định đưa chị về quê mẹ ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai cách ly theo nguyện vọng của chị. Tuy nhiên, tại đây chị Hằng đột ngột khó thở, có đưa đến trung tâm y tế nhưng không qua khỏi.

Bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết nữ điều dưỡng Trần Thị Phương Hằng công tác tại khoa hồi sức tích cực của bệnh viện từ tháng 1/2003. Từ ngày 27/7/2021 khi Bệnh viện Nhân dân Gia Định chuyển đổi công năng khoa hồi sức tích cực chống độc thành khoa hồi sức COVID-19 cũng là lúc chị Hằng phải xa gia đình, xa hai con nhỏ đang học lớp 9 và lớp 5, lưu trú tại khách sạn sau giờ làm việc căng thẳng.

"Khi có xét nghiệm đủ điều kiện xuất viện, chị có nguyện vọng về nhà mẹ ruột tại huyện Xuân Lộc, Đồng Nai tiếp tục cách ly. Bệnh viện đã cử xe cứu thương cùng nhân viên điều dưỡng đưa chị về, nhưng vừa về đến nhà chị đột ngột trở nặng khó thở, được chuyển ngay đến Trung tâm Y tế Xuân Lộc và mất tại đây", bác sĩ Dũng chia sẻ.

K.N (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top