Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lời kể của người từng "hành xác" và bí mật đâm sắt nhọn xuyên má không đau

Thứ bảy, 07:00 27/04/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Trong tiếng trống xập xình, hương khói nghi ngút, ông Bé cầm những thanh xiên quai nhọn hoắt đâm xuyên từ má bên này sang bên kia.

 
Lời kể của người từng "hành xác" và bí mật đâm sắt nhọn xuyên má không đau 1

Ông Lê Văn Bé diễn lại tục rạch lưỡi lấy máu.

 
Đâm xong thanh này ông lại tiếp tục với một thanh khác từ chiều ngược lại. Xong, ông lại lè lưỡi ra dùng thanh kiếm sắc nhọn rạch để lấy máu, phết vào lá bùa màu vàng có viết những ký hiệu huyền bí...Đó là một trong những hành động vô cùng rùng rợn mà ông Bé từng thực hiện khi tục "hành xác" trong lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm, kéo dài từ ngày 13 đến 16 tháng Giêng âm lịch.
 
Khả năng kỳ lạ của những "xác căn"

Theo như quan niệm của người dân nơi đây, lễ hội được liệt vào dạng bí ẩn nhất An Giang này có mục đích là cầu may, ban phước lành, xua tà ma, trừ hậu họa. Xưa kia lễ tiến hành đầy đủ nghi thức ở ngoài đường, "xác căn" được rước trên kiệu, thân ngồi trên ngai có gắn bàn đinh (nếu "xác căn" là đàn ông) hoặc cắm những hàng dao bén (nếu "xác căn" là đàn bà). Đi đến đâu trống khèn đều vang trời, người dân hai bên đường bày hương án chực chờ để xin bùa. "Đó là những lá bùa được phết bằng máu lấy ra từ lưỡi của "xác căn", theo quan niệm khi có máu của "Ông trên" rồi thì người dân tin rằng năm đó sẽ làm ăn may mắn, con cháu khỏe mạnh, giải trừ được vận họa không may có thể xảy đến", ông Hai Nhung nói.

Cuộc thâm nhập am thất thờ chư vị Đường Công tại đường Nguyễn Công Nhàn (P. Long Thị B, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) do cụ ông Nguyễn Văn Hai (còn gọi là Hai Nhung) làm chủ để tìm hiểu phong tục "hành xác" thuộc dạng kỳ bí, đặc dị nhất miền Tây, đã đưa chúng tôi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Ngôi am thất cổ kính qua nhiều đời của dòng họ Nguyễn Văn là nơi lưu giữ phong tục mà không phải ai cũng biết. Bên trong am, những dụng cụ vô cùng rùng rợn và kỳ lạ vẫn còn nguyên vẹn. Đó là một hệ thống gồm: dao, kiếm, xuyên quai, hai quả "đấm" đinh (dạng chùy), ghế đinh, trống, khèn, vòng khuyên… tất cả đều phục vụ cho lễ "hành xác".

Ông Hai Nhung bảo, lễ hội này lớn và có vị trí tinh thần quan trọng đến nỗi người dân tổ chức long trọng còn hơn cả Tết nguyên đán, khách thập phương cũng đến xem rất nhiều. Điểm thu hút nhất của lễ hội này là phần thực hiện những nghi thức vô cùng rùng rợn, đến mức như ông Hai Nhung khẳng định: "Nếu ai yếu tim sẽ xỉu". Để chuẩn bị cho lễ hội, từ ngày mùng 4 Tết cổ truyền, ban tế tự thực hiện một nghi lễ gọi là lễ "thỉnh Ông". Sau khi bày hương án, 4 vị chức sắc cao cấp nhất trong ban tế tự làm chủ tế đồng loạt đốt hương khấn thỉnh rồi "xin keo" (hình thức xin quẻ). Keo là 2 miếng gỗ hình móng ngựa tượng trưng cho lưỡng nghi âm dương, những người chủ tế sẽ ném keo xuống nền gạch. Nếu cả 2 miếng keo cùng nằm sấp hoặc cùng nằm ngửa tức "Ông trên" chưa về, ngược lại nếu một miếng ngửa có nghĩa "Ông trên" đã đồng ý về. Trong không khí đó, trống kèn nổi lên dồn dập để "nghinh Ông" ngự giá.

Khi mọi thứ đều chuẩn bị xong xuôi, đến ngày 13 tháng Giêng thì tiến hành lễ "đạp đường". Bày hương án xong, những vị chủ tế quỳ hầu "xin keo" chờ "Ông" khai lễ. Mở đầu, vị chủ tế vung dùi đánh 3 hồi trống liên tục lệnh khai hội. Tiếng trống vừa dứt, một trong số những người dự lễ sẽ được "Ông trên" nhập, người này hoàn toàn rơi vào trạng thái vô thức ngay sau đó gọi là "xác căn". Tiếp đó, "xác căn" phải bước qua một bãi than cháy rực để vào miếu chầu "5 Ông" gồm: Đường Công, Bửu Công, Lãng Công, Chí Công và Hóa Công, những nghi lễ hành xác bắt đầu. "Xác căn" vừa xưng danh vừa đấm vào người thùm thụp hoặc liên tục đâm đầu vào cột miếu đến chảy máu, có người lại dùng đại đao nặng hàng chục ký múa những đường sắc ngọt. Rùng rợn nhất là trò tắm dầu sôi và dùng quả "đấm" gắn đinh tự vụt thùm thụp vào người như thể đập vào bồ lúa.

Theo như ông Hai Nhung lý giải thì họ tạm bị "Ông trên" mượn xác để nhập vào và thực hiện những nghi lễ vô cùng ghê rợn trong suốt quá trình buổi lễ diễn ra. Đó là những người lao động bình thường, có thể là cô bán vé số, bác xe ôm và cũng có thể là vị tiểu thương nào đó, họ vốn không liên quan đến pháp sư huyền thuật. Khi kết thúc lễ những người này sẽ trở lại trạng thái bình thường và không hề nhớ chuyện gì xảy ra. Điều đáng nói là những người được "Ông trên" nhập có những khả năng vô cùng kỳ lạ, trong tích tắc thân thể biến thành mình đồng da sắt, chịu đựng nỗi đau xác thịt một cách phi thường.
 
Lời kể của người từng "hành xác" và bí mật đâm sắt nhọn xuyên má không đau 2

Ông Bé và đồng đạo diễn lại tục đâm xuyên quai hàm bằng thanh sắt sắc nhọn.

Nhân chứng hiếm hoi tiết lộ bí mật hành xác

Nguyên bản của lễ hội mang đầy bí thuật này có những phần "trình diễn" rất đa dạng. Tuy nhiên, những năm gần đây thì chuyện rạch lưỡi, đâm sắt xuyên quai hàm, tắm dầu sôi, đi qua than hồng bằng chân đất… đã bị bãi bỏ, không gian tổ chức dần thu hẹp lại vì lý do quá rùng rợn. Hiện nay, nghi lễ này được tổ chức mang tính tượng trưng nhiều hơn, nên ngoài việc một số am thất ở vùng thượng nguồn sông Tiền còn lưu truyền thì nay rất khó tìm ra. Sau nhiều ngày lần tìm manh mối, chúng tôi may mắn gặp ông Lê Văn Bé (66 tuổi, TX. Tân Châu), một nhân chứng sống từng nhiều lần làm "xác căn". Ông Bé làm nghề bán vé số, sống bình thường như bao người dân khác trong thôn ấp. Mặc dù "sùng đạo" như thế, nhưng bản thân ông và dòng họ chỉ biết tổ chức tục "hành xác" theo những gì đời cha ông truyền lại chứ không hề biết nó có nguồn gốc từ bao giờ và nguyên nhân do đâu.

Ông Bé kể, mùa lễ tháng Giêng hằng năm không hiểu sao "Ông trên" laị cứ chọn mình để nhập xác (việc nhập rất tình cờ), khi được "gửi gắm sứ mạng" thì ông phải tuân thủ làm theo. "Lúc tôi làm "xác căn", bản thân hoàn toàn rơi vào trạng thái vô thức, lúc tỉnh dậy không còn nhớ điều gì xảy ra nữa", ông Bé nói. Nếu nói việc đi trên than hồng, đâm sắt từ má bên này qua vòm miệng xuyên thẳng má bên kia hay rạch lưỡi là điều chỉ có diễn viên xiếc, hay nhà ảo thuật mới có thể làm được thì đối với ông Bé lại là chuyện bình thường, chỉ có điều ông làm những việc "phi phàm" đó trong trạng thái hoàn toàn vô thức mà thôi. Hai bên má của ông đã vô số lần thanh xuyên quai đâm ngang qua, rồi đầu lưỡi bao vết dao rạch nay vẫn còn để lại sẹo, đó là di chứng để lại sau những mùa lễ hội.

Để cho chúng tôi dễ hình dung, ông Bé tiến đến ban thờ am khấn vái một hồi xin "thần", sau đó ông lấy thanh xuyên quai nhọn hoắt và lưỡi kiếm sáng lóa biểu diễn cho chúng tôi xem. Một điều vô cùng kỳ bí mà ngay cả người trong cuộc vẫn không hiểu là, sau khi biểu diễn những nghi lễ "hành xác" ấy họ không hề cảm thấy đau đớn, nếu có vết thương thì rất chóng lành chứ không gây nhiễm trùng hoại tử, mặc dù vết thương là không nhỏ. Ví như nghi lễ đâm xuyên quai bằng thanh sắt (đâm thâu qua má và ngược lại), sau khi rút ra, những người trong bang hội sẽ sử dụng một tấm lá bùa màu vàng có viết ký tự lạ dán ngay vào vết thương, máu ngừng chảy ngay. Chỉ một thời gian ngắn sau, vết thương sẽ liền da, đặc biệt không để lại sẹo lớn. Ông Bé chỉ nhớ và kể lại những điều trung thực những gì mình đã trải qua nhưng không biết các vị chủ lễ làm cách thức gì để khiến ông mất hết cảm giác và vết thương lành nhanh như vậy.

Ông Hai Nhung cũng cho biết, khi "Ông trên" chọn ai đó làm "xác căn", một cụ già 90 tuổi cũng có thể bước nhanh thoăn thoắt, múa đại đao, tự đánh bình bịch vào thân mình, hay một người tật nguyền sẽ không còn khiếm khuyết khi hành lễ. Trong quá trình tìm hiểu về lệ tục kỳ bí này, chúng tôi luôn băn khoăn rằng, vì sao một người bình thường khi được "Ông trên" nhập biến thành "xác căn" lại có sức mạnh kỳ lạ đến như thế. Về điều này, ông Hai Nhung người có thâm niên hằng chục năm tổ chức lễ hội cũng lắc đầu không thể giải thích nổi.

Ngoài những điều đã kể trên, tục lệ mang tính huyền bí này ở An Giang còn rất nhiều điều bí ẩn đối với những ai ưa tò mò khám phá. Có những điều chỉ có chứng kiến để cảm nhận chứ khó có thể giải thích. Cho đến nay qua hàng trăm năm, nhiều am thất ở An Giang vẫn bền bỉ truyền lại cho các thế hệ sau tục lệ này. Với họ, việc "hành xác" thành công đồng nghĩa với việc cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn trong năm đó.
 
Lời kể của người từng "hành xác" và bí mật đâm sắt nhọn xuyên má không đau 3
Những dụng cụ hành xác được người dân bảo vệ như những
vật linh.

Ngọc Bình

thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nổ lò hơi làm 6 người chết, nhiều người bị thương nặng ở Đồng Nai

Nổ lò hơi làm 6 người chết, nhiều người bị thương nặng ở Đồng Nai

Xã hội - 18 phút trước

TPO - Vụ nổ lò hơi đã làm 6 người tử vong tại hiện trường, nhiều người bị thương đang được cấp cứu

Người dân Cô Tô (Quảng Ninh) chôn cất xác cá voi 10 tấn trôi dạt trên biển

Người dân Cô Tô (Quảng Ninh) chôn cất xác cá voi 10 tấn trôi dạt trên biển

Đời sống - 1 giờ trước

Xác cá voi nặng khoảng 10 tấn trôi dạt vào vùng biển ven đảo Cô Tô (Quảng Ninh) và được chính quyền, người dân tổ chức chôn cất theo phong tục địa phương.

3 loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7 tới, hàng triệu người mừng thầm khi được hưởng chính sách mới

3 loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7 tới, hàng triệu người mừng thầm khi được hưởng chính sách mới

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương mới, từ ngày 1/7/2024, ba loại tiền lương quan trọng gồm lương công chức, lương hưu, lương tối thiểu sẽ tăng.

Tin không khí lạnh: Gió mùa Đông Bắc tràn về sau đợt nắng nóng đỉnh điểm

Tin không khí lạnh: Gió mùa Đông Bắc tràn về sau đợt nắng nóng đỉnh điểm

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Gần sáng nay (1/5), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa - Nghệ An, gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3.

Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Xã hội - 3 giờ trước

Ngày 30-4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người, tất cả đều là tai nạn giao thông đường bộ, theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Đời sống - 3 giờ trước

Trong lúc đi tập thể dục buổi tối tại công viên trong khu đô thị The Manor Central Park, người dân phát hiện con rắn hổ mang nặng 3kg.

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Xã hội - 3 giờ trước

Bị CSGT xử phạt do không có giấy phép lái xe, sử dụng xe độ chế,... thiếu niên 17 tuổi ở Phú Yên nói "phải đi vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng".

Tin sáng 1/5: Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024, Công an lên tiếng về thông tin 'Đà Lạt xảy ra biến lớn'

Tin sáng 1/5: Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024, Công an lên tiếng về thông tin 'Đà Lạt xảy ra biến lớn'

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Nhiều chính sách liên quan kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2024. Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh các trường hợp lan truyền, phát tán thông tin sai sự thật và sẽ xử lý nghiêm.

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Xã hội - 12 giờ trước

Nhiều tuyến ở đường trung tâm TPHCM ùn tắc kéo dài vì người dân đổ về khu vực bờ sông Sài Gòn (quận 1) xem pháo hoa chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tránh nóng, người dân đổ xô đến các Trung tâm Thương mại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Tránh nóng, người dân đổ xô đến các Trung tâm Thương mại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tại Hà Nội, do nắng nóng oi bức, nhiều người dân đã đổ xô đến các trung tâm thương mại, siêu thị... thay vì đến các điểm vui chơi, giải trí ngoài trời.

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Pháp luật

GĐXH - Theo chuyên gia, pháp luật hiện nay có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Việc không phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của di chúc giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế, đặc biệt là khi di chúc có thể không được lập một cách công bằng và minh bạch.

Top