Hà Nội
23°C / 22-25°C

Loại gia vị có sẵn trong bếp của người Việt, là thuốc quý từng đắt đỏ tới mức bán 1 con cừu chỉ mua được 0,45 kg

Chủ nhật, 14:16 02/04/2023 | Sống khỏe

Gừng là loại gia vị được người Việt sử dụng nhiều. Ngoài ra, gừng còn là vị thuốc trong y học cổ truyền.

Gừng có nguồn gốc ở Ấn độ và Malaysia, nhưng cho tới nay, gừng được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Ấn Độ, Nhật Bản, Úc là những nước trồng nhiều gừng để xuất khẩu.

Theo ghi chép cổ có trong Luận ngữ, Khổng Tử viết: "Bất triệt khương thực, bất đa thực" được dịch là "chẳng bỏ ăn gừng, chẳng ăn nhiều" để nói nên vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh của gừng, tuy nhiên cũng không phải vì tốt mà lạm dụng ăn nhiều.

Gừng tươi cũng như gừng đã bảo quản được nhập khẩu vào châu Âu trong thời kỳ Trung Cổ. Tại Anh thế kỷ 14 thì 1 pound (0,453 kg) gừng có giá ngang với giá một con cừu.

Ở nước ta, gừng được trồng khắp mọi nơi, chủ yếu có nhiều ở Hải Phòng (Cát Bi), Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Sơn La, Lào Cai…

Theo Nhà khoa học, lương y Bùi Sắc Sáng, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, gừng được sử dụng làm gia vị trong ăn uống và phòng bệnh. Từ thời đại các Vua Hùng đã dùng gừng ăn với thịt chim, cá, ba ba cho đỡ lạnh, dễ tiêu. Từ xa xưa, người dân cũng đã sử dụng gừng, hành, tỏi, ớt, tía tô làm gia vị ăn hàng ngày để phòng bệnh.

Gia vị là thuốc quý có trong nhà bếp, từng đắt đỏ tới mức 0,45kg có giá ngang một con cừu - Ảnh 1.

Gừng là gia vị và là thuốc quý trong y học cỏ truyền, ảnh nguồn: Internet.

Trong y học cổ truyền, lá và củ gừng là 2 bộ phận được dùng làm thuốc nhiều hơn cả. Trong đó, đặc biệt là củ gừng có chứa nhiều hoạt chất dược lý. Củ gừng có chứa: tinh dầu 2-3%; nhựa dầu 5%; tinh bột; chất cay (Zingeron, Zingerol, Sogal).

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết riêng với củ gừng thì gừng sống, gừng khô hay gừng nướng cháy lại có những tác dụng phòng và chữa nhiều bệnh khác nhau. Do vậy, khi biết tính vị của từng loại gừng sẽ giúp cho việc làm thuốc đạt được tối đa mục đích.

Ví dụ, sinh khương (gừng sống) có vị cay, tính hơi ấm; quy kinh : Phế, Tỳ, Vị. Tác dụng của gừng sống dùng trong trường hợp chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn, lợi tiêu hoá.

Thán khương (gừng nướng cháy) có vị cay, tính ấm; quy kinh : Phế, Tỳ, Vị. Gừng nướng thường được dùng trong trường hợp lạnh bụng đi ngoài.

Can khương (gừng khô) có vị cay, tính nóng; quy kinh : Phế, Tỳ, Vị. Gừng khô dùng tán phong hàn chủ trị cảm lạnh, thổ tả.

Không chỉ củ gừng mà vỏ gừng cũng được dùng làm thuốc. Do vậy, khi sử dụng gừng nên rửa sạch và dùng cả vỏ. Vỏ gừng (hương bì) có vị cay, tính hơi ấm, quy kinh: Phế, Tỳ, Vị. Vỏ gừng được dùng trong các trường hợp tiêu phù thũng.

Bài thuốc hay từ gừng

Dưới đây, lương y Bùi Đắc Sáng đưa ra một số bài thuốc hay dễ áp dụng có sử dụng gừng như sau:

- Gừng chữa cảm mạo: gừng tươi 7 lát, củ hành 7 củ, nước 1 bát. Sắc, uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.

- Cảm, ho nhiều đàm, khó thở: gừng tươi 7 lát, trà tàu thìa, chanh tươi 1 quả, rượu 1 thìa, mật ong 1 thìa. Gừng tươi và trà tàu nấu sôi kỹ để nguội vắt nước chanh vào, thêm rượu và mật ong uống.

- Sốt rét, ho có đờm: gừng nướng kỹ, gọt sạch vỏ cháy, thái miếng, ngậm.

- Có đàm trong họng: gừng tươi thái miếng, nhai ngậm và nuốt nước.

- Ho có đàm: Gừng tươi giã dập, chưng với mật ong ngậm.

- Ho do đờm nóng: nước gừng tươi, nước trà tàu lượng vừa đủ pha uống.

- Trẻ em ho lâu ngày không khỏi: gừng tươi 200g nấu nước tắm.

- Đau bụng bị lạnh làm co rút gân: gừng tươi 100g, rượu 1 bát nấu sôi uống nóng. Ngoài ra, giã gừng chườm nơi bụng đau.

- Đau bụng, đầy bụng: gừng tươi 40g, nước 7 bát sắc còn 2, chia uống làm 2-3 lần.

- Chữa tỳ thấp thũng trướng (tay chân phù): gừng sống 150g, mật ong 50ml. Gừng rửa sạch, thái lát mỏng, sao khô giòn. Cho vào bát, tưới mật ong vào, trộn đều, đậy kín để một lúc, ăn hết trong ngày.

"Ngoài ra, gừng còn giúp đề phòng gió độc khi đi ra ngoài sớm. Trước khi ra ngoài nên dùng 1 miếng gừng, nhai ngậm nuốt dần", lương y Bùi Đắc Sáng nói.

Cũng theo lương y, dù gừng là gia vị lành tính dễ dùng tuy nhiên cũng cần có lưu ý: Người có tạng nóng, hay lở miệng, táo bón; Người nhiều mồ hôi hoặc đang ra mồ hôi không nên dùng gừng. Không nên ăn nhiều gừng, dùng thời gian lâu có thể sinh toét mắt, chảy nước mắt sống.

4 thực phẩm đừng ăn khi đói nếu không muốn tàn phá dạ dày4 thực phẩm đừng ăn khi đói nếu không muốn tàn phá dạ dày

GĐXH - Nếu bạn thường xuyên ăn uống những thực phẩm này khi bụng đói, chúng sẽ tàn phá dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mình.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 4 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Sống khỏe - 17 giờ trước

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày đã trở thành một khuyến nghị phổ biến được sử dụng để thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, cần làm gì để thực hiện đủ mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày?

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 18 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Top