Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông

Thứ ba, 20:30 19/03/2024 | Xã hội

GĐXH - Nghi thức rước nước tại lễ hội đền Tranh mang nét văn hóa riêng biệt, gắn liền với thánh tích của đền. Người đi rước nước xuống phà để lấy nước ở ngã ba sông Tranh rồi rước vào trong Cung cấm là những người được lựa chọn cẩn thận...

Sáng nay (19/3), tại xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang (Hải Dương) diễn ra khai mạc Lễ hội đền Tranh-Xuân Giáp Thìn 2024 và công bố Quyết định của UBND tỉnh Hải Dương công nhận Di tích lịch sử quốc gia đền Tranh là điểm du lịch. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn người dân địa phương cùng du khách về dự.

Video: Nghi thức lấy nước thiêng tại Lễ hội đền Tranh (xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương)

Theo ghi nhận của PV, mặc dù trời mưa to nhưng ngay từ sáng sớm có rất đông du khách ở khắp mọi nơi đã đổ về đền Tranh dự lễ hội. Không chỉ đến chiêm lễ, nhiều du khách còn hòa vào dòng người đi lấy nước thiêng tại ngã ba sông Tranh để cầu may. Đây được xem là nghi lễ quan trọng trong lễ hội đền Tranh và mang nhiều nét độc đáo ít người biết đến.

Bà Nguyễn Thị Xuân (trú tại quận Lê Chân, TP. Hải Phòng) tâm sự: "Bản thân tôi biết đến đền Tranh đã lâu, thường xuyên đi lễ hội này. Dù bận đến mấy, cứ đến ngày lễ hội, gia đình gắng thu xếp để về dự, chung vui. Đặc biệt, năm vào về hội, tôi cùng người thân đều tham gia đoàn rước nước bởi đây là nghi lễ linh thiêng và quan trọng".

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 1.

Lễ hội đền Tranh (xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) năm 2024.

Cũng vào đêm muộn tối qua, ông Trần Văn Tuấn cùng vợ đi xe từ Hà Nội về đền Tranh dự hội. Năm nay, lễ hội diễn ra vào ngày trong tuần nên các con của ông không về được. Ông Tuấn nói: "Nhiều năm nay, gia đình tôi đều về đây dự hội và cùng đi với đoàn lấy nước thiêng. Bản thân tôi đã tham gia rước nước ở một số lễ hội nhưng nghi lễ lấy nước thiêng ở ngã ba sông tại lễ hội đền Tranh luôn làm tôi thấy ý nghĩa …".

Trao đổi với phóng viên Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống), ông Nguyễn Thành Vạn-Phó chủ tịch UBND huyện Ninh Giang, Trưởng Ban tổ chức lễ hội cho hay, vấn đề rước nước trong lễ hội thì nhiều nơi có, tuy nhiên nghi lễ rước nước tại lễ hội đền Tranh có gắn liền với công lao của Quan lớn Tuần Tranh. Theo lịch sử ghi lại, Ngài là con Vua thủy xuất hiện ở khúc sông Tranh gắn liền với tích hai ông bà ở đền Lạc Dục (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) vứt đôi rắn xuống khúc sông Tranh tạo nên sóng xoáy và người dân đã lập miếu thờ Quan lớn Tuần Tranh ven sông từ thủa hồng hoang…

Chính ngã ba sông đó là nơi linh thiêng nên khi lễ hội đền Tranh diễn ra vào tháng 2 âm lịch (gọi là lễ hội ngày sinh của Quan lớn), người dân làm lễ để xin nước thiêng, rước nước thiêng về thờ trong Cung cấm. Ngay trong đêm hội, nước lấy về được làm lễ và tiếp đó là nghi thức Mục dục.

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 2.

Nghi thức lấy nước thiêng tại ngã ba sông Tranh.

"Nghi thức rước nước tại lễ hội đền Tranh rất đặc biệt và luôn gắn liền với thánh tích của đền. Người đi rước nước xuống phà để lấy nước ở ngã ba sông Tranh và rước vào trong Cung cấm là những người được lựa chọn cẩn thận. Còn người được bao sái tượng Quan thì phải có đầy đủ tiêu chuẩn, cơ thể khỏe mạnh, tư cách đạo đức tốt, không ốm đau bệnh tật...", Trưởng ban tổ chức lễ hội cho biết.

Tương truyền rằng, Quan lớn Tuần Tranh xuất hiện ở ngã ba sông Tranh (con Vua thủy) nên lấy nước ở đúng nơi phát tích. Sau khi lấy nước về sẽ đưa vào trong Cung cấm để ban đêm làm lễ Mục dục và dùng chính nước này để bao sái tượng quan trong Khám (Hậu cung). Một phần nước còn lại khi được lấy về sẽ thờ Quan lớn Tuần Tranh cho đến lễ hội năm sau.

Trong lễ rước nước thông thường chỉ có người dân địa phương nơi tổ chức lễ hội tham gia. Tuy nhiên nghi lễ rước nước ở lễ hội đền Tranh có đoàn lân sư rồng cùng người dân của phường Vĩnh Trại (TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn-nơi có đền Kỳ Cùng cũng thờ Quan lớn Tuần Tranh) tham gia. Theo tương truyền, đền Tranh (xã Đồng Tâm) là nơi sinh của quan, còn đền Kỳ Cùng (phường Vĩnh Trại) là nơi hóa của Ngài. Chính điều này đã tạo nên sự giao thoa văn hóa vùng miền giữa mảnh đất của 2 địa phương với nhau.

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 3.

Đoàn rước xuất phát từ đền Tranh, sau đó đi qua các con phố chính của thị trấn Ninh Giang và lấy nước tại ngã ba sông Tranh.

Đoàn rước xuất phát từ đền Tranh (xã Đồng Tâm) đi qua các tuyến phố chính của thị trấn Ninh Giang. Sau đó thực hành nghi thức rước nước từ giữa ngã ba sông Tranh (Sông Luộc) về làm lễ Mục dục và thờ quan lớn trong năm. Tương truyền, khi đoàn rước đi tới đâu, người dân hai bên đường kính lễ thì mọi việc trong năm đều được hanh thông. Vì vậy, càng ở cuối chặng đường rước thì lượng người tham gia càng đông…

Chia sẻ về ngôi đền thiêng, đại diện UBND xã Đồng Tâm cho biết: Theo truyền thuyết, đền Tranh ban đầu là một ngôi miếu nhỏ nằm sát ngã ba sông Tranh. Do sông đổi dòng nên ngôi miếu được chuyển vào phía trong và năm 1822 đã có nhiều người công đức để tôn tạo.

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 4.

Ông Triệu Thế Hùng-Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương (bên trái) trao Quyết định công nhận Di tích lịch sử quốc gia đền Tranh là điểm du lịch.

Khi thực dân Pháp chiếm tỉnh Hải Dương, nhân dân chuyển đền về dựng tại phía Bắc đền cũ (khu doanh trại Lữ đoàn 513-Quân khu 3 hiện nay). Năm 1935 đền Tranh được xây dựng lại với khuôn viên rộng tới 4 mẫu Bắc bộ và trước nhu cầu mở rộng doanh trại quân đội nên ngôi đền này được chuyển về vị trí hiện nay (thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm) từ năm 1966.

Đền Tranh được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia từ năm 2009. Đến năm 2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định Lễ hội truyền thống Lễ hội đền Tranh (xã Đồng Tâm) được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Đền Tranh thờ vị Thủy thần Quan lớn Tuần Tranh (con trai thứ 5 của Vua Cha Bát Hải Động Đình) và được sắc phong Công hầu. Theo chính quyền địa phương, mỗi năm đền Tranh có 2 lễ hội. Ngoài lễ hội truyền thống vào tháng 2 âm lịch, ngôi đền này còn có lễ hội ngày 25/5 âm lịch (ngày Tiệc quan).

Lễ hội đền Tranh bắt nguồn từ khi Quan lớn Tuần Tranh được điều lên trấn ải ở khu biên giới phía Bắc (nay thuộc phường vĩnh Trại, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) và ngày 25/5 âm lịch, quan mở tiệc mời tất cả dân làng đến chung vui.

Hình ảnh về Lễ hội đền Tranh được PV ghi nhận sáng nay (19/3):

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 5.

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 6.

Hàng nghìn người dân đội mưa tham gia nghi thức rước nước ở Lễ hội đền Tranh.

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 7.

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 8.

Kiệu Quan lớn Tuần Tranh trên đường đi rước nước.

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 9.

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 10.

Sau khi lên phà ra giữa ngã ba sông Tranh, đoàn rước làm lễ trước khi xin nước.

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 11.

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 12.

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 13.

Nước được lấy đầy 2 chĩnh mang về làm lễ trong Cung cấm của đền.

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 14.

Đoàn rước trở về đền Tranh sau khi hoàn thành việc lấy nước thiêng ở ngã ba sông Tranh.

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 15.

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 16.

Đại biểu và đông đảo du khách, nhân dân có mặt tại Khai mạc Lễ hội đền Tranh-Xuân Nhâm Thìn.

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 17.

Ông Phạm Văn Khảnh-Bí thư Huyện ủy Ninh Giang đánh trống khai hội đền Tranh năm 2024.

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 18.

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 19.

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 20.

Mọi người nghiêm trang, thành kính khi Nghệ nhân ưu tú Lưu Đức Anh Tuấn đọc Chúc văn tại buổi khai mạc Lễ hội đền Tranh.

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 21.

Lễ hội đền Tranh và những điều chưa biết về nghi lễ rước nước thiêng đặc biệt ở ngã ba sông- Ảnh 22.

Lễ hội đền Tranh (xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang) năm 2024 diễn ra ngày 19/3/2024 và ngày 23, 24/3 (tức ngày mùng 10 tháng 2 và ngày 14, 15 tháng 2 năm Giáp Thìn.

Bài, ảnh, clip: Đức Tùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ô tô khách chở 40 công nhân lật ngang khi tránh xe máy ở Long An

Ô tô khách chở 40 công nhân lật ngang khi tránh xe máy ở Long An

Xã hội - 4 giờ trước

Nam thanh niên lái xe máy đột ngột băng ngang qua quốc lộ 1. Cùng lúc, xe khách chở 40 công nhân chạy đến né tránh khiến phương tiện này mất lái, lật ngang.

2 người thương vong sau vụ nổ ở khu công nghiệp

2 người thương vong sau vụ nổ ở khu công nghiệp

Xã hội - 5 giờ trước

Cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ vụ nổ xảy ra tại khu công nghiệp Cẩm Khê (Phú Thọ) khiến 1 người tử vong.

Nam Định: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm đặc quánh, bốc mùi

Nam Định: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm đặc quánh, bốc mùi

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Suốt thời gian qua tại làng nghề đúc nhôm tại thôn Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đang “bức tử” hầu hết các sông ngòi, kênh mương, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân sinh sống nơi đây và các vùng lân cận.

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P1): Người khách trọ

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P1): Người khách trọ

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Một ngày cuối tháng 1/2024, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) nhận được tin báo về vụ mất trộm xe máy tại phường Thượng Đình. Khi tiến hành điều tra, phải mất rất nhiều công sức các anh mới tìm ra đối tượng. Tuy nhiên, vào thời điểm đầu tiên, chính các điều tra viên cũng không ngờ rằng, tên trộm xe máy ấy đang che giấu một hành vi tội ác ghê rợn.

24 người chết vì TNGT trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5

24 người chết vì TNGT trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5

Xã hội - 6 giờ trước

Tai nạn giảm trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và bị thương) so với ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5 năm ngoái.

Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội: Bố mẹ nạn nhân đã đến nhận con

Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội: Bố mẹ nạn nhân đã đến nhận con

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội đã trở thành tâm điểm mạng xã hội trong 2 ngày gần đây. Diễn biến vụ việc đang được cập nhật.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 27/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tài xế ô tô ở TPHCM chờ kẹt xe đến cạn xăng trong ngày đi chơi lễ

Tài xế ô tô ở TPHCM chờ kẹt xe đến cạn xăng trong ngày đi chơi lễ

Xã hội - 9 giờ trước

Lượng xe trên đường Võ Nguyên Giáp, Mai Chí Thọ (hướng vào cao tốc) tăng cao, nhiều đoạn xảy ra ùn tắc. Một số phương tiện chờ lên cao tốc quá lâu dẫn đến cạn xăng, chủ xe mệt mỏi quay về.

Đoàn xe sang rước dâu dừng, đỗ giữa đường ở Hải Dương chụp ảnh

Đoàn xe sang rước dâu dừng, đỗ giữa đường ở Hải Dương chụp ảnh

Xã hội - 9 giờ trước

Một đoàn xe sang rước dâu ở Hải Dương đã dừng giữa đường để quay phim, chụp ảnh, gây mất an toàn cho nhiều phương tiện đi đường.

Thông tin mới nhất vụ lật thuyền trên sông Chanh làm 4 người mất tích

Thông tin mới nhất vụ lật thuyền trên sông Chanh làm 4 người mất tích

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Vào sáng nay, thi thể nạn nhân thứ 4 là chị Nguyễn Thị H (SN 1982) được lực lượng cứu hộ, cứu nạn tìm thấy tại khu vực cửa sông Bạch Đằng, gần cầu sông Chanh 2, cách vị trí lật thuyền khoảng 400m.

Top