Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ký ức của những người làm nên trận chiến “chấn động địa cầu”

Thứ sáu, 08:00 05/05/2017 | Xã hội

GiadinhNet - 63 năm qua đi từ sau chiến dịch Điện Biên Phủ huyền thoại, giờ đây những người lính già từ khắp mọi miền đất nước lại hành hương về thăm chiến trường xưa. Nhiều người trong số họ đã bật khóc như một đứa trẻ khi nghĩ về những ngày tháng gian khổ nhưng đầy hào hùng…

Các cựu chiến binh tham quan Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: T.G
Các cựu chiến binh tham quan Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: T.G

Hồi ức của cận vệ Đại tướng

Con đường huyền thoại kéo pháo với những vòng quanh ôm núi rồi vắt ngang lưng trời đưa chúng tôi về mảnh đất Điện Biên. Dọc đường, hương hoa ban dịu ngọt lan tỏa, những tượng đài anh hùng tựa lưng vào núi khiến mỗi người đều có cảm nhận rất riêng về địa danh huyền thoại.

Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử này, triệu triệu trái tim từ mọi miền Tổ quốc đang hướng về với mảnh đất Điện Biên. Nơi từng con phố đến bờ tre, gốc lúa đâu cũng có mồ hôi, máu và nước mắt của bao lớp người. Về với Điện Biên không chỉ để tìm về với mảnh đất huyền thoại mà còn tìm lại dư âm của tiếng “hò dô” kéo pháo vào trận địa; trong bát ngát khói hương bay giữa chiều Tây Bắc đại ngàn.

Về thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ, dường như ai cũng rơi nước mắt khi nghĩ về một thời đã rất xa, bằng cả một đời người - ấy là thời khắc của hơn 6 thập niên trước khi họ còn là những chàng thanh niên căng tràn sức trẻ lên đường tham gia đánh trận Tổ quốc giải phóng.

Ông Hoàng Viết Cương (85 tuổi) cận vệ thân cận của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp suốt thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ bùi ngùi kể: Từ cuối năm 1953 ông đã cùng Đại tướng di chuyển từ căn cứ Phú Đình, huyện Định Hóa lên Mường Phăng và ở cho đến khi chiến dịch toàn thắng. Với ông những ngày được làm việc với Đại tướng là những ngày không thể nào quên trong ký ức. Trong mắt ông, Đại tướng vừa là người chỉ huy, nhưng cũng là người bạn, người đồng chí hết sức bình dị, mẫu mực.

Chung dòng cảm xúc, cựu chiến binh Nguyễn Hữu Chấp (tổ 20 phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ) bồi hồi chia sẻ: “Chúng tôi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ lúc mới tròn đôi mươi, anh em hừng hực khí thế ra trận tiêu diệt quân thù. Ngày tham gia trận đánh Him Lam, mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ¸ thực dân Pháp hùng hồn tuyên bố: “Nếu các bạn dám đánh vào Him Lam thì các bạn sẽ không bao giờ còn cơ hội để sống sót trở về quê hương”. Thế nhưng chúng tôi không hề nao núng. Kết quả là trận đánh mở màn ở Him Lam, quân ta đã đánh tan tư tưởng hiếu chiến của quân địch và giành chiến thắng, từ đó tiến tới tiêu diệt quân địch trong toàn chiến dịch”.

Tâm sự của người bắt sống tướng Đờ - Cát

Còn Đại tá Hoàng Đăng Vinh, người bắt sống tướng Đờ - Cát trong chiến dịch Điện Biên Phủ kể, đầu tháng 3 năm 1954, ông tham gia trận đánh đầu tiên, cách cứ điểm Him Lam chừng 10 cây số. Đây là trận đánh nhằm ngăn chặn địch san lấp giao thông hào của ta. Trong trận đánh ấy, ông đã sử dụng đến viên đạn cuối cùng và phải dùng lưỡi lê đánh giáp lá cà với địch.

Nhớ lại trận đánh ấy, ông cười lớn: “Bên cạnh tôi là các đồng đội bị thương, đạn dược, lựu đạn của họ vẫn còn nhiều, ấy thế mà mình không biết tận dụng để tiêu diệt địch. Chỉ đến khi phó tiểu đội trưởng “mách nước” mình mới nghĩ ra. “Lính mới” mà!”. Sau đó, được sự tiếp viện của lực lượng do Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật chỉ huy, quân địch buộc phải tháo chạy.

Kể về trận đánh lịch sử ngày 7/5/1954, người lính năm xưa bồi hồi nhớ lại: “Đầu buổi chiều hôm ấy, tôi cùng đồng đội có mặt trước cây cầu sắt dẫn vào trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đại liên của địch từ đầu cầu bên kia vẫn “khạc” đạn như mưa. Đơn vị phải dừng lại để củng cố đội hình và tập trung hỏa lực dập tắt ổ đại liên. Phát triển tiến công qua cầu sắt, các chiến sĩ Vinh, Nhỏ, Hiếu thấy xa xa có một ụ đất nhô lên khá cao, 4 chiếc xe tăng địch thì đang quần xung quanh. Quả thật chúng tôi đâu có ngờ đó là hầm của Đờ - Cát. May sao ngay lúc đó ta bắt được một lính địch. Sau khi tra hỏi, hắn khai đó là hầm của tướng Đờ Cát. Mấy anh em chúng tôi mừng quýnh”.

Theo lệnh của Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật, các chiến sĩ Vinh, Nhỏ theo Đại đội trưởng xuống hầm bắt Đờ - Cát; hai đồng chí bịt cửa hầm đối diện; toàn bộ lực lượng còn lại có nhiệm vụ bao vây quanh hầm. Sau tiếng hô yêu cầu đầu hàng của Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật, tất cả ban chỉ huy của địch đều giơ tay hàng, duy chỉ có Đờ - Cát vẫn ngồi im lặng, không giơ tay. Chỉ chờ đến câu “hô-lê-manh” (giơ tay lên) đanh gọn và cú thúc súng của ông Hoàng Đăng Vinh vào bụng Đờ -Cát, vị bại tướng mới run rẩy, lắp bắp: “Xin các ông đừng bắn, chúng tôi đầu hàng”.

Sống cùng lịch sử

Giờ đây, về thăm lại chiến trường xưa, Đại tá Hoàng Đăng Vinh, ông Hoàng Viết Cương hay rất nhiều cựu chiến binh Điện Biên khác dù tuổi đã ngoài 80 nhưng vẫn nhớ như in những ký ức hào hùng. Những câu chuyện ấy đã tạo nên một cuộc gặp gỡ nhiều cảm xúc, khiến nhiều cựu chiến binh không thể cầm nỗi nước mắt khi nhớ về những đồng đội, về những năm tháng chiến tranh, gian khổ mà vẻ vang.

Cựu chiến binh Đinh Văn Hòa, người từng trực tiếp tham gia 56 ngày đêm chiến đấu ác liệt trên chiến trường Điện Biên Phủ trầm ngâm khi đứng trước cứ điểm Hồng Cúm, nơi đơn vị ông - Trung đoàn 57, Đại đoàn 304 (nay là Sư đoàn 304, Quân đoàn 2) đã giành giật với địch từng mét đất... Theo lời ông, một trong những nhiệm vụ chính của đơn vị khi ấy là chiếm đoạt dù, lấy vũ khí địch trang bị cho ta. “Do bị vây chặt, địch chỉ còn cách dùng máy bay để thả lương thực và vũ khí xuống nhằm cứu viện. Thế nhưng, nằm giữa đồng không mông quạnh giơ lưng chịu đạn, mỗi khi địch dùng máy bay thả đạn dược và lương thực xuống là anh em xông ra lấy ngay. Địch cũng xông ra lấy, hai bên giằng co nhau. Nó lao ra thì mình bắn. Ai gan thì được. Thế là lấy được đạn dược của nó, lấy của nó mà bắn nó”, người cựu chiến binh già hào sảng kể lại những ngày tháng chiến đấu.

Từ thung lũng Mường Phăng nơi đặt Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến đồi A1 – nơi diễn ra trận chiến lịch sử kéo dà i 39 ngày đêm, rồi hầm tướng Đờ - Cát... Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử lúc nào cũng “ăm ắp” những gương mặt, dấu chân của người lính cựu chiến binh trở về thăm chiến trường xưa. Với họ khi trở lại thăm chiến trường Điện Biên năm xưa như trở về “nhà”, về với năm tháng hào hùng của một thời sục sôi chiến đấu không thể nào quên trong cuộc đời.

Điện Biên những ngày này không chỉ rực rỡ bởi sắc tím của bằng lăng, sắc đỏ của phượng vĩ, của lá cờ Tổ quốc “nhuộm máu trong tim”, mà còn bởi sắc xanh của màu áo lính từ khắp mọi miền Tổ quốc. Con đường đẹp nhất TP Điện Biên Phủ dài 7 km đã gắn tên Võ Nguyên Giáp. Cả thành phố đã sẵn sàng hòa cùng quân, dân cả nước “sống cùng lịch sử”.

Cả nghĩa trang chỉ có 4 ngôi mộ có danh

Được mệnh danh là “nhân chứng sống” của lịch sử hào hùng về tinh thần chiến đấu quật cường của các liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên năm xưa, Nghĩa trang liệt sỹ A1 (nằm tại trung tâm thành phố Điện Biên) là điểm đến của bất cứ ai khi “trở về nguồn”. Nơi đây, chỉ có 4 ngôi mộ của những anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can được ghi danh, còn lại 640 ngôi mộ là những cán bộ, chiến sĩ quân đội đã hy sinh anh dũng trong chiến dịch Điện Biên Phủ lẫy lừng đều... vô danh. Đó là chưa nói đến những chiến sỹ còn đang nằm trong hầm hào, và những chiến sỹ nằm rải rác trên cánh đồng Mường Thanh... hay ở đâu đó trên chiến trường này. Máu của những người lính trẻ đã quện vào bùn non, xác thịt đã vùi cùng đất mẹ. Chúng tôi, cũng như bao nhiêu người con khác xin thắp nén hương tri ân lên mộ các anh - những người đã quên mình, ngã xuống vì Tổ quốc.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

Đời sống - 27 phút trước

GĐXH - Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ bắt buộc người tham gia giao thông phải có khi tham gia giao thông. Do đó, nhiều trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe người dân cần biết và thực hiện.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Giáo dục - 30 phút trước

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết định số 17203/QĐ-SHTT ngày 21/02/2024.

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Giáo dục - 30 phút trước

GĐXH - Nếu biết tận dụng lợi thế của thế giới kỹ thuật số, công nghệ, xu hướng với các chiến lược Digital Marketing hoàn hảo thì bạn có thể dễ dàng kiếm từ 50 - 100 triệu đồng mỗi tháng.

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tuy nhiên, có 3 trường hợp được hoàn trả tiền BHXH tự nguyện mà ai cũng phải biết.

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Thời sự - 2 giờ trước

Cảnh sát PCCC&CNCH Phú Thọ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phá cửa cuốn, đưa người đàn ông đang bất tỉnh trong ngồi nhà bị cháy ra ngoài cấp cứu.

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Pháp luật - 3 giờ trước

Công an Hà Nội tìm bị hại đã nộp tiền để được tham gia thi và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International.

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Pháp luật - 3 giờ trước

Đến nhà đòi nợ và xảy ra xô xát với anh N., Tiến đã dùng súng ngắn dạng súng Colt bắn lên trời 3 phát để thị uy.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Cả nước đón kiểu thời tiết đặc biệt nhất trong 10 năm qua

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Cả nước đón kiểu thời tiết đặc biệt nhất trong 10 năm qua

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia dự báo thời tiết, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay là kỳ nghỉ lễ có thời tiết đặc biệt. 10 năm qua, chưa năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Tin sáng 26/4: Phát hiện tiệm vàng bán sản phẩm vàng giả nhãn hiệu Gucci, Dior, Louis Vuitton; nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng chưa từng có

Tin sáng 26/4: Phát hiện tiệm vàng bán sản phẩm vàng giả nhãn hiệu Gucci, Dior, Louis Vuitton; nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng chưa từng có

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Đoàn kiểm tra phát hiện doanh nghiệp đang bày bán 13 sản phẩm là trang sức kim loại màu vàng có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng; 10 năm qua, chưa có năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024

Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024

Giáo dục - 4 giờ trước

Tuyên dương 200 “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V nhằm biểu dương, tôn vinh và nhân rộng các điển hình thiếu nhi tiêu biểu trong các phong trào của Đội.

Top