Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỹ thuật tiên tiến giúp bệnh nhân đột quỵ não đến viện muộn có thêm cơ hội sống

Thứ sáu, 20:47 20/04/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhờ phối hợp giữa tiêu sợi huyết và phương pháp này, những bệnh nhân đến viện muộn không còn ở giờ “vàng” để dùng tiêu sợi huyết sẽ có thêm cơ hội sống. Phương pháp này cho phép mở rộng thêm thời gian để cứu bệnh nhân đột quỵ não.

Đây là chia sẻ của GS.TS Phạm Minh Thông, Chủ tịch Hội điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam tại Hội nghị Điện quang can thiệp Toàn quốc lần thứ 6 được Bệnh viện Bạch Mai tổ chức trong 2 ngày 20-21/4.


GS.TS Phạm Minh Thông

GS.TS Phạm Minh Thông

Khẳng định kỹ thuật điện quang can thiệp rất mới trên thế giới nhưng đã áp dụng thành công tại Việt Nam. GS.TS Phạm Minh Thông cho biết, mặc dù lĩnh vực Điện quang can thiệp còn khá non trẻ, tuy nhiên thành tựu kỹ thuật đạt được rất đáng tự hào sánh ngang tầm khu vực như các nước Singapore và Thái Lan.

Một số kỹ thuật đạt trình độ thế giới như: Các kỹ thuật điều trị phình động mạch não bằng đặt stent đổi hướng dòng chảy; Lấy huyết khối động mạch trong nhồi máu não cấp…

Trong đó, năm 2017, Việt Nam đã ứng dụng các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và can thiệp điều trị một số bệnh mạch máu não, đặc biệt kỹ thuật lấy huyết khối trong điều trị nhồi máu não tối cấp do tắc động mạch lớn với khoảng 900 ca. Con số này tăng khoảng 100% so với năm 2016. Điều này giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi cảnh tàn tật.

GS.TS Phạm Minh Thông cho biết, trên thế giới, phác đồ điều trị đột quỵ não là sử dụng thuốc tiêu sợi huyết. Tuy nhiên, tiêu sợi huyết chỉ thông được các mạch nhỏ, không tiêu được các mạch lớn. Trong khi đó, nếu không can thiệp tắc mạch sẽ ngày càng trầm trọng. Việc loại bỏ huyết khối bằng ứng dụng điện quang giúp người bệnh có cơ hội hồi phục thêm 50 – 60%.

Vì vậy, với các trường hợp đột quỵ não đến viện trong thời gian vàng (6 tiếng kể từ thời điểm đột quỵ), thuốc tiêu sợi huyết được lựa chọn. Nhưng với những trường hợp huyết mạch lớn không tiêu được, bác sĩ sẽ chỉ định lấy huyết khối bằng can thiệp. Tại Bệnh viện Bạch Mai, trung bình mỗi năm tại đây có khoảng 150 bệnh nhân được can thiệp lấy huyết khối thành công.

Đáng nói, nhờ phối hợp giữa tiêu sợi huyết và phương pháp này, những bệnh nhân đến viện muộn không còn ở giờ “vàng” để dùng tiêu sợi huyết sẽ có thêm cơ hội sống. Phương pháp này cho phép mở rộng thêm thời gian để cứu bệnh nhân đột quỵ não.

Hiện nay, trên toàn quốc đã có khoảng 30 bệnh viện thực hiện được các kỹ thuật Điện quang can thiệp, trong đó có khoảng gần 20 đơn vị có thể thực hiện được các kỹ thuật Điện quang can thiệp thần kinh. GS.TS Phạm Minh Thông cho biết, thời gian tới sẽ mở rộng điều trị điện quang can thiệp với nhiều bệnh lý khác (bệnh lý thần kinh, ung thư gan…).

“Chúng tôi sẽ mời các chuyên gia, giáo sư nổi tiếng nhất thế giới về lĩnh vực này đến giảng bài, thực hiện trực tiếp trên mô hình để mở rộng kiến thức cho các bác sĩ tại các tỉnh, giúp tăng cường hiệu quả điều trị, giảm thời gian nằm viện của người bệnh", GS.TS Phạm Minh Thông nói.

Hội nghị Điện quang can thiệp Toàn quốc lần thứ 6 có sự tham dự khoảng 250 các Giáo sư, Bác sĩ, các đồng nghiệp trên cả nước. Hội nghị có 12 khách mời quốc tế là các Giảng viên trong lĩnh vực Điện quang can thiệp Thần kinh, ngoại biên, can thiệp các tạng có uy tín trên thế giới đến từ Pháp, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan, Indonesia và Phillipin.

Đây là Hội nghị được tổ chức thường niên vào tháng 4, chủ đề tập trung các lĩnh vực can thiệp trong và ngoài mạch máu dưới hướng dẫn các phương tiện hình ảnh gồm: Chụp mạch số hóa xóa nền, siêu âm, cắt lớp vi tính. Chủ đề Hội nghị năm nay là “Điện quang can thiệp Việt Nam trong kỷ nguyên giá trị”, trong đó, hơn tất cả là “Giá trị” mà người bệnh được hưởng khi được ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến Điện quang can thiệp.

V.Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 4 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 5 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 22 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

Top